Tỉ trọng cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn, vĩnh long (Trang 61)

Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì là huyện nghèo chưa phát triển mạnh về kinh tế nên trên địa bàn huyện thành phần chủ yếu vẫn là hộ sản xuất. Nhìn vào bảng 4.15 cho thấy chỉ tiêu tỉ trọng cho vay hộ sản xuất luôn ở mức hơn 75% trong tổng DSCV của Ngân hàng. Có nghĩa trong 1 đồng vốn cho vay thì hết 0,75 đồng dùng cho thành phần hộ sản xuất. Điều này chứng tỏ cho vay hộ sản xuất rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, DSCV hộ sản xuất tăng dần qua các năm nói lên được lượng vốn mà chi nhánh đưa vào nền kinh tế ngày càng nhiều hơn cũng như cho thấy số hộ sản xuất trong khu vực tham gia vay vốn ngày một tăng lên phản ánh qui mô cho vay hộ sản xuất đang được mở rộng, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là hộ sản xuất. Thực tế

51

cho thấy điều này, bản thân Agribank đã đưa ra nhiều chiến lược hướng tới khách hàng chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vừa mong muốn hướng tới thực hiện sứ mệnh của mình cũng như theo chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới.

4.4.2 Hệ số thu nợ hộ sản xuất

Hệ số thu nợ hộ sản xuất trong bảng 4.15 có sự giảm dần từ 2011 đến 2013 và tăng vào 6 tháng 2014 do tốc độ tăng trưởng của DSTN tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của DSCV. Tuy nó giảm nhưng vẫn đạt ở mức khá cao thì với chỉ số này ta có thể thấy được bên cạnh việc sử dụng vốn của Ngân hàng trong cho vay hộ sản xuất thì Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản vay gần như được thu hồi trong năm. Một phần là do cán bộ tín dụng đã thực hiện tương đối trong qui trình thẩm định tín dụng. Một phần là do bản thân khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích thoả thuận đem lại hiệu quả sản xuất và cũng là những khách hàng có uy tín, có ý thức cũng như thiện chí trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên hệ số này đang có xu hướng giảm dần, nếu kéo dài sẽ không tốt và ảnh hưởng đến vòng quay vốn của Ngân hàng, gây khó khăn trong luân chuyển vốn do đó Ngân hàng cần phải khắc phục ngay tình trạng này để việc thu nợ ngày một tốt hơn.

4.4.3 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ hộ sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh cụ thể chất lượng tín dụng cũng như đánh giá chính xác thực trạng rủi ro của Ngân hàng. Nó thể hiện trong 100 đồng dư nợ khách hàng thì có bao nhiêu đồng được đánh giá là xấu theo mức độ: dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Qua bảng 4.16 cho thấy nợ xấu/ dư nợ theo thời hạn giảm dần qua các năm. Phần lớn nợ xấu tập trung ở trung – dài hạn, năm 2011 ở mức 5,47%. Tức là trong 100 đồng dư nợ trung – dài hạn thì có 5,47 đồng là nợ xấu.

Nợ xấu/ dư nợ theo ngành kinh tế nhìn chung giảm qua các năm, nợ xấu tập trung ở ngành thương mại dịch vụ với năm 2011 ở mức 6,87%. Tức là trong 100 đồng dư nợ thương mại dịch vụ thì có 6,87 đồng là nợ xấu. Tuy nhiên ngành khác và nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ nên Ngân hàng cần chú ý trong thời gian tới.

Nợ xấu/ dư nợ theo mục đích sử dụng vốn qua các năm có sự sụt giảm. Chiếm phần nhiều hơn là mục đích SX – KD. Tuy nhiên thì tỉ lệ này vẫn ở mức an toàn cho phép.

52

Bảng 4.16 Nợ xấu/ tổng dư nợ theo thời hạn, ngành kinh tế và mục đích sử dụng của Agribank từ 2011 đến tháng 6/2014 ĐVT: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Nợ xấu/ tổng dƣ nợ 1,47 0,68 0,52 0,36 0,26 Theo thời hạn + Ngắn hạn 0,33 0,24 0,16 0,18 0,10 + Trung – dài hạn 5,47 2,93 2,13 1,38 0,96 Theo ngành kinh tế + Nông nghiệp 0,17 0,23 0,20 0,13 0,10 + TM – DV 6,87 2,78 1,94 1,52 1,07 + Ngành khác 0,09 0,15 0,17 0,05 0,04 Theo mục đích sử dụng + Tiêu dùng 0,34 0,32 0,20 0,16 0,10 + SX – KD 2,10 0,88 0,71 0,50 0,33

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Trà Ôn

Qua bảng ta thấy khi nhìn chung thì mức nợ xấu của tín dụng đối với hộ sản xuất vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo qui định. Tuy nhiên khi xem xét sâu hơn theo từng khoản mục thì nợ xấu/ dư nợ trung – dài hạn và ngành thương mại dịch vụ đã vượt ngưỡng an toàn cho phép. Cho thấy việc cấp tín dụng tuy được chú trọng nhưng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng lại chưa cao. Đó là biểu hiện của rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng, cấp tín dụng phải tăng, nhưng phải đúng đối tượng, đúng khách hàng.

4.4.4 Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng , thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm, đồng vốn quay nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động bố trí vốn tín dụng của Ngân hàng.

Qua các năm vòng quay vốn đều lớn hơn 1. Chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn khá tốt, thời gian thu hồi nợ vay tương đối đảm bảo được việc tái đầu tư của nguồn vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại tăng giảm không đều do tỉ lệ tăng của DSTN và dư nợ bình quân không đều nhau. Trong 3 năm gần đây có xu hướng quay vòng vốn này vẫn chậm nếu xử lí không kịp sẽ gây ứ đọng vốn. Vì vậy Ngân hàng cần phải đưa ra biện pháp thích hợp để làm tăng vòng quay

53

vốn tín dụng nhằm tăng khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư và tạo điều kiện làm tăng lợi nhuận.

Tóm lại, từ quá trình phân tích ta thấy mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thủ thách từ phía bản thân Ngân hàng cả về phía khách hàng như chi nhánh phải hoạt động theo qui định, thủ tục pháp lí, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, ý thức của con người,… nhưng tập thể Agribank đã cùng nhau cố gắng và đạt được kết quả khả quan góp phần nâng cao uy tín và vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế huyện. Cụ thể là vốn huy động, DSCV và dư nợ tăng liên tục qua các năm cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh đáp ứng đủ được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời thấy được quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng cho hộ sản xuất đang được phát triển tương đối ổn định, mở rộng cho nhiều đối tượng khách hàng. Điều đó cũng cho thấy Ngân hàng đã thực hiện khá tốt chức năng của mình trong thúc đẩy vốn lưu thông trong nền kinh tế huyện nói riêng. Bên cạnh đó việc thu nợ hộ sản xuất của Ngân hàng có sự tăng giảm do có những khó khăn trong sản xuất của khách hàng vay, tuy nhiên nó vẫn chiếm hơn 75% trong tổng DSTN của Ngân hàng cho thấy ngoài việc sử dụng thì chi nhánh cũng quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn của mình. Mặc khác, tỉ lệ nợ xấu giảm và ngày càng giảm mạnh đây là một bước tiến bộ của Ngân hàng trong công tác xử lí thu hồi khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn còn một số hạn chế tồn tại song song với những gì đạt được. Cụ thể thời gian thu nợ vẫn còn chậm, vòng quay vốn trong năm ít, đồng thời việc xử lí thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn. Các khoản nợ xấu tập trung chủ yếu ở lĩnh vực trung – dài hạn, ngành thương mại dịch vụ. Mặc dù nợ xấu luôn thấp so với dư nợ nhưng Ngân hàng không chủ quan vì nó có thể làm giảm chất lượng tín dụng và làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến độ tin cậy của khách hàng gửi tiền.

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua ta thấy được những mặt tích cực cần phát huy những mặc tiêu cực cần phải có biện pháp để khắc phục. Đồng thời cũng kiến nghị một số vấn đề để tạo một môi trường kinh doanh ít rủi ro, có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững góp phần phát triển Ngân hàng nói riêng và kinh tế - xã hội Trà Ôn nói chung.

54

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho mỗi ngân hàng. Song nó luôn chứa đựng nhiều rủi ro, những biến cố xấu xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng như làm ứ đọng vốn hoặc có thể làm mất vốn. Tín dụng đối với hộ sản xuất cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro như những đối tượng khác, việc mở rộng cho vay và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong cho vay hộ sản xuất là một vấn đề mang tính cấp bách và lâu dài, đòi hỏi các nhà quản lí chi nhánh Agribank Trà Ôn phải có những giải pháp khắc phục. Sau đây là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất.

5.1 TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ HỘ SẢN XUẤT

5.1.1 Cơ sở đề xuất: Qua những phân tích trên ta thấy hoạt động thu nợ của Ngân hàng vẫn gặp một số vướng mắt và đang có xu hướng giảm dần. Nó phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay, vào ý thức trả nợ của họ.

5.1.2 Giải pháp: Để thực hiện tốt công tác thu nợ trungdài hạn, Ngân hàng cần thành lập nhóm để quản lí nợ trung – dài hạn, phân công cụ thể cho một nhóm để họ chuyên về xử lí tài sản đảm bảo, đồng thời tích cực trong phân loại khách hàng, khoản nợ để tập trung chủ yếu vào những khoản đến hạn hay có chiều hướng xấu, gửi giấy báo nợ đến hạn cho khách hàng, gọi điện thoại nhắc nhỡ. Bên cạnh đó việc xử lí tài sản thế chấp vẫn còn gặp khó khăn trong thủ tục pháp lí. Vì vậy gây cản trở công tác thu nợ của Ngân hàng. Đồng thời tăng cường hoàn thiện thủ tục pháp lí để xử lí tài sản đảm bảo của món vay, thường xuyên kiểm tra giá trị tài sản so với thị trường để có hướng giải quyết cụ thể.

5.2 CHỦ ĐỘNG TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

5.2.1 Cơ sở đề xuất: Qua phân tích trên ta thấy khi nhìn theo tỉ trọng cho vay theo mục đích sử dụng tiêu dùng thấp hơn so với mục đích sản xuất kinh doanh trong khi khoản vay này luôn có xu hướng tăng. Do đó, đây là mảng tín dụng mà tương lai sẽ được mở rộng khi đời sống bà con được nâng cao.

5.2.2 Giải pháp: Trong thời gian tới kinh tế dần ổn định về giá cả, đời sống dần được cải thiện và nâng cao, từ đó nhu cầu thể hiện và tiêu dùng sẽ

55

tăng. Vì vậy, đó là thị trường mà Ngân hàng cần hướng đến. Mặc khác, đa phần khách hàng vay tiêu dùng có công việc ổn định, mức lương thưởng hàng tháng tuy không đủ để họ xây nhà, mua xe,… nhưng đó cũng là nguồn thu nhập ổn định mà họ có để trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Vì vậy tăng cho vay đến những hộ này sẽ đem lại lợi ích cho Ngân hàng. Chi nhánh nên tăng cường quảng bá, băng gôn, tổ chức tư vấn trực tiếp, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải thật cẩn thận trong lựa chọn khách hàng, xét duyệt khoản vay này vì đây là những khoản vay có rủi ro do vay là để tiêu xài.

5.3 HẠN CHẾ PHÁT SINH NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.3.1 Cơ sở đề xuất: Từ phân tích trên ta thấy nợ xấu tồn tại cao ở thời hạn trung – dài hạn và ngành thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay, xu hướng kinh tế đang phát triển theo lĩnh vực thương mai dịch vụ, nên hạn chế tối đa nợ xấu trong lĩnh vực này là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động tín dụng.

5.3.2 Giải pháp: Để thực hiện tốt thì trước tiên phải là công tác thẩm định. Chi nhánh cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng mà đặc biệt là chú trọng đến năng lực thẩm định. Có thể thành lập tổ thẩm định và tái thẩm định để hạn chế tối đa rủi ro do thông đồng, thiếu sót hoặc giới hạn về trình độ của cán bộ tín dụng. Đối với những hộ không thanh toán được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn có khả năng sản xuất thì ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ hoặc vay vốn tiếp tục nhằm giúp khôi phục sản xuất.

56

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Là một quốc gia có phần lớn dân số tập trung sống ở nông thôn thì Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định việc sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá có vai trò quan trọng và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung Agribank Trà Ôn đã thu được kết quả tương đối tốt trong thời gian qua. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn đều có xu hướng tăng. Riêng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất có sự biến động tăng giảm theo thời gian, theo ngành kinh tế và theo mục đích sử dụng. Tín dụng hộ sản xuất ngày càng mở rộng về qui mô, đối tượng cho vay cũng như luôn được Ngân hàng chú trọng trong công tác thu hồi nợ, giảm nợ xấu đến mức tối thiểu, song vẫn còn một số khó khăn gây rủi ro cho Ngân hàng. Những kết quả đạt được hôm nay là đã chứng minh được quá trình phấn đấu của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên Agribank trong hoạt động cấp vốn đầu tư cho đối tượng ưu tiên chủ yếu để họ mở rộng sản xuất góp phần lớn trong việc đổi mới bộ mặt nông thôn.

Tuy nhiên hoạt động trong cơ chế thị trường luôn có sự thay đổi và biến động thì khó có thể tránh được hoàn toàn những rủi ro phát sinh hay tiềm ẩn, chính vì thế để hạn chế tối thiểu khó khăn đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ với các ngành, các cấp và chính bản thân Ngân hàng cùng với hộ sản xuất – những người trực tiếp đưa dòng vốn vào sản xuất cũng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quan hệ tín dụng. Làm được điều đó thì việc đầu tư kinh doanh sẽ mở rộng phát triển góp phần đưa kinh tế Huyện phát triển và tạo uy tín chung cho Huyện.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với hộ sản xuất

Hộ sản xuất nên cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ những hộ làm ăn có hiệu quả, tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện, tập huấn của Huyện để học tập và chuyển giao kinh nghiệm về đối tượng mà mình sắp sản xuất kinh doanh.

Phải có ý thức cao trong việc sử dụng vốn cho đúng mục đích và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong hoàn trả nợ cho Ngân hàng.

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Thương Mại. Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, 2010. Tiền tệ Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

4. Ngô Lan Phương, 2011. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn, vĩnh long (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)