Thiết lập quan hệ rộng rãi

Một phần của tài liệu PHÁC họa CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ tâm đắc “VUA THÉP” ANDREW CARNEGIE (Trang 25 - 28)

“Tri thc ca các chuyên gia ch chiếm 15% trong thành công ca h, 85% còn li ph thuc vào các mi quan h xã hi” Andrew Carnegie

Mối quan hệ với các nhân vật giàu có và nổi tiếng được ông duy trì không phải do ông muốn lợi dụng hay khoe khoang, mà để ông có thể học hỏi trực tiếp từ họ những hiểu biết và kinh nghiệm độc nhất vô nhị. Tri thức của nhân loại vô cùng phong phú, cách học tập tốt nhất không phải qua sách vở, mà là học từ kinh nghiệm của những người từng trải, những người thành công trong các lĩnh vực khác nhau.

Ông học hỏi từ những nhà diễn thuyết nổi tiếng như Arnold hay nghị sĩ Glastone tài diễn thuyết cuốn hút mà vẫn nhẹ nhàng, tế nhị nhưng cũng không kém phần trang trọng, nghiêm túc. Điều này thực sự hữu ích đối với một nhà lãnh đạo, bởi lẽ, khi đưa ra một thông điệp, trình bày một kế hoạch, dự án, điều quan trọng không chỉ nằm trong mục tiêu của tác giả, mà ở chỗ làm cách nào để tất cả những cộng sự của anh ta thực sự bị thuyết phục về kế hoạch đó, tin tưởng và quyết tâm hoàn thành. Bên cạnh đó, Blaine lại là một người bạn hài hước, dí dỏm, nhà triết học Spencer với sựđiềm tĩnh hiếm thấy đã giúp Carnergie biết cách kìm chế và giải tỏa những cơn nóng giận; ông cũng luôn đề cao tình bằng hữu thân ái, khát vọng hòa bình và đặc biệt có đầu óc biết nhìn xa trông rộng. Đây là một phẩm chất không thể thiếu của một nhà quản trị đầy khát vọng như Carnegie. Trong cả cuộc đời, ông tìm kiếm tri thức và giá trị chứ không chỉ tìm kiếm tiền bạc. Tri thức có được từ việc đọc sách và bạn bè cho thấy một giá trị

thật sự; một cuộc sống tốt là cuộc sống thực sự cởi mở, chỉ tiền bạc thôi thì chỉ là một cuộc đời vô nghĩa.

Kết Lun

Phác họa chân dung một nhà quản trị tài ba không chỉ là nói về những thành công trong sự nghiệp kinh doanh của ông ta. Sâu sắc hơn nữa, là những điều tâm đắc về bản thân con người đó, những đức tính quí giá thể hiện ngay trong những câu chuyện đời thường, trong đối nhân sử thế với gia đình, với bạn bè, đối tác và rộng hơn – với toàn nhân loại. Andrew Carnegie xứng đáng để người đời còn mãi kể cho nhau nghe câu chuyện về cậu bé nghèo Scotland đã trở thành ông “vua thép” của thế giới.

Với sự tinh tế, nhạy bén thiên bẩm, chú bé Andrew đã không ngừng nuôi dưỡng khát vọng, hun đúc ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Thay vì được đến trường, Andrew phải đi làm thuê kiếm tiền từ năm 12 tuổi, cũng chính trong những tháng ngày gian khổđó, cậu đã học hỏi từ thực tế cuộc sống những kinh nghiệm mà khi đã thành danh, ông “vua thép” càng thấm thía giá trị những bài học đó. Cũng chính trong giai đoạn khó khăn này, Carnegie đã phải tận dụng mọi cơ hội, mọi thời giờ để đọc sách, để có sách đọc. Hơn ai hết, ông hiểu rõ giá trị của của việc làm giàu tri thức thông qua sách vở. Đó cũng chính là lí do khiến cho việc xây dựng các học viện, thư viện công cộng trở thành niềm say mê của ông trong những hoạt động xã hội sau này.

Mỗi người trong chúng ta, khi sinh ra, đều có tiềm tàng những khả năng, những phẩm chất tốt đẹp, và ấp ủ những ước mơ. Tuy nhiên, chỉ có một số rất ít trong chúng ta có thể trở thành vĩ nhân. Carnergie khác hầu hết chúng ta ở điểm đó, ông biết hiện thực hóa ước mơ một cách có kế hoạch, biết xác định đúng khát vọng và kiên định đi theo con đường đó. Trên con đường đi tới thành công, ông luôn quan sát thế giới, tạo nên những mối quan hệ khăng khít và thu về từ đó những bài học hữu ích cho mình. Không chỉ hiểu rõ về khả năng và tham vọng của bản thân, điều góp phần làm nên thành công của ông còn là sự thấu hiểu con người. Nhờ vậy, ông tạo ra những động lực mạnh mẽ cho những cộng sự và nhân viên của mình phát huy tối đa tài năng của họ - với tấm lòng chân thành và hết sức yêu mến ông. Đáp lại, Carnegie đối xử với họ một cách nhã nhặn và hết sức công bằng. Ông không chỉ là người tạo ra số lượng triệu phú nhiều hơn bất cứ ai mà còn là người nhớ tên hàng trăm công nhân của mình. Ông

không chỉ làm giàu cho chính mình mà biết chia sẻ với những người cùng ông tham gia hành trình đó, chia sẻ với cả nhân loại. Ông càng không phải là người chỉ biết tạơn cuộc đời bằng tiền bạc mình tạo ra mà còn chia sẻ những hiểu biết của mình thông qua những tác phẩm ông để lại.

Đọc những tác phẩm về Andrew Carnegie, cảm thấy như có một vầng sáng soi rọi trái tim và khối óc. Để rồi, càng thấm thía hơn dòng chữ giản dị khắc ghi trên mộ ông “Nơi đây yên ngh mt con người bình thường, biết tp hp nhng người có tài năng vượt qua bn thân thành mt t chc cp dưới ln mnh”

Tài Liu Tham Kho

Andrew Carnegie, Công Điều & Ninh Giang dịch (2006), Tự Truyện Andrew Carnegie - Từ Cậu Bé Nghèo Khó Trở Thành Nhà Tỷ Phú Thép Giàu Nhất Nước Mỹ, Hà Nội: NXB Tri Thức.

Việt Phương, Quế Quỳnh (2007), Những Bí Quyết Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn, Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.

Bài viết từ các trang web:

Ngọc Huệ - Hạ Vi (2005), Andrew Carnegie - ông vua sắt thép của Mỹ, Chuyện Doanh nhân – www.chuyendoanhnhan.com

Khuyết danh, Andrew Carnegie,

Wikipedia, the free encyclopedia – www.wikipedia.org

Khuyết danh (2004), Andrew Carnegie, vua sắt thép của nền công nghiệp Mỹ,

Thời báo Kinh tế Việt Nam – www.vneconomy.vn

Hiếu Dân tổng hợp (2007), Tài năng của "vua thép" Andrew Carnegie, Tin nhanh Việt Nam ra Thế giới – www.vietbao.vn

Một phần của tài liệu PHÁC họa CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ tâm đắc “VUA THÉP” ANDREW CARNEGIE (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)