7. Cấu trúc khóa luận
2.1.2. Chim hình ảnh biểu trưng cho cô gái
Biểu tượng chim còn là biểu tượng cho “cô gái” trong tình yêu . Người con gái trong xã hô ̣i phong kiến rất ít khi bà y tỏ tình cảm , tâm sự, nỗi niềm của mình mà họ thường hay giấu kín trong lòng . Họ biến ca dao trở thành nơi trút tỏ nỗi niềm, bày tỏ tình cảm một cách chân thành và ý vị . Người con gái hóa thân thành những biểu tượng , trong đó ho ̣ thường hóa thân thành chú chim để giãi bày tâm sự , thể hiê ̣n mô ̣t cách kín đáo tình yêu của mình . Ta có thể dễ dàng bắt gă ̣p điều này thông qua mô ̣t số câu ca dao:
Chim khôn chết mê ̣t vì mồi
Nó kêu xao xác gọi người tình nhân Tình nhân bắt gặp tình cờ
Trước nhờ phúc đức sau nhờ duyên anh. [4,436]
Hình ảnh “chim khôn” còn xuất hiện nhiều lần , nó đại diện cho người con gái trong chuyê ̣n tình duyên:
Con chim khôn thỏ thẻ, nghe êm ái trên nhành
Lời khôn em năn nỉ, anh chẳng đành dứt đi. [4,343]
“Cô gái” trong ca dao cũng mang đầy đủ mo ̣i cung bâ ̣c , sắc thái khi yêu, họ luôn dành toàn tâm, toàn ý cho đối phương.
Đó có thể là sự mong nhớ vô cùng, da diết đến người mình yêu:
Chim quyên lăng líu cành dâu
Đêm nằm thăm thẳm canh thâu nhớ chàng. [4,624] Hay:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Chân đi thất thểu như chim tha mồi. [4,1660]
Nỗi nhớ của cô gái có cả bề rô ̣ng và bề sâu , được biểu tượng hóa bằng hình ảnh của “chim tha mồi” , của “chim quyên lăng líu cành dâu” . Chúng ta thấy được rằng cô gái trong tình yêu cũng thâ ̣t mãnh liê ̣t và sâu sắc.
Đó là sự chờ đợi mòn mỏi tình yêu:
Chim chiều về núi bơ vơ
Anh ơi chầm châ ̣m mà chờ duyên em. [4,611] Hay:
Nhạn còn nao nức hứng sương
Đây tui còn chực tiết, náu nương chờ mình. [4,1636] Đó cũng có thể là nỗi sầu mô ̣t mình:
Phụng hoàng lẻ bạn sầu tư
Em đây lẻ ba ̣n cũng như phượng hoàng.[4,1735] Hay:
Phượng hoàng từ giã truông Mây
Ra về sầu nhớ, ở đây lậu tình. [4,1735]
Tình yêu có đầy đủ cung bậc cảm xúc , yêu thương có , mong nhớ có , chờ đợi có và cũng không thể thiếu được nỗi buồn , nỗi sầu. Người con gái đã hóa thân thành con chim phượng hoàng để bay đi truyền tải tâm tư của mình . Đó là nỗi buồn chia li, nỗi sầu lẻ ba ̣n.
Hình ảnh chim còn thể hiện khao khát được kết duyên , mong muốn hạnh phúc của “cô gái” trong tình yêu:
Con chim nho nhỏ, đầu đỏ mỏ vàng
Đứng cây cổ thụ kêu, ớ chàng mô tới Em không phải người lòng đổi da ̣ dời
Muốn kết duyên với ba ̣n sợ lời thi ̣ phi. [4,437]
Xã hội cũ luôn tồn tại quan niê ̣m “cha me ̣ đă ̣t đâu con ngồi đấy” , chàng trai, cô gái không thể tự mình quyết đi ̣nh chuyê ̣n trăm năm . Mong ước được kết duyên với người mình yêu thương lu ôn có sẵn trong lòng cô gái , nó trở thành niềm khao khát, nó giống như ngọn lửa không lú c nào tắt trong lòng cô gái.
Biểu tượng chim lo an phượng là biểu tượng nên duyên chồng vợ , là ước mong của cô gái:
Rồi ta nên nghĩa tao khang
Như loan lấy phượng tỏ tường trúc mai. [4,1637] Hay:
Ở nhà em mới ra đây
Mối duyên kì ngô ̣ hôm nay gă ̣p chàng Duyên loan sánh với ngãi vàng
Đe ̣p đôi loan phượng, tiê ̣n đường vãng lai. [4,1709]
Mong ước của cô gái sẽ như chim loan phượng , mong ước được làm con mô ̣t nhà với người mà mình yêu thương , đây là mô ̣t ước mong đe ̣p đẽ và lớn lao nhất của cô gái trong chuyê ̣n tình duyên. Hình ảnh chim loan, phượng luôn đi liền với nhau , hai loài chim này đa ̣i diê ̣n cho ha ̣nh phúc lứa đôi của trai gái thời xưa.
Người con gái trong ca dao còn mượn hình ảnh chim để thể hiê ̣n sự thủy chung, tâm hồn đe ̣p đ ẽ của mình . Đó là “ tình thương” của cô gái dành chàng trai dẫu chàng trai đó có “áo cô ̣c vá vai hai lần” hoă ̣c “ ốm o gầy gò”.
Con chim xanh đứng bóng thở dài
Thương anh áo cô ̣c vá vai hai lần. [4,441] Hay:
Chim chuyền nhành ớt líu lo
Lòng thương quân tử ốm o gầy gò. [4,612]
Hơn thế, cô gái khi hóa thân vào những cánh chim còn thể hiê ̣n mình không ăn ở hai lòng, mô ̣t khi đã yêu thương ai thì luôn dành hết tình cảm cho người mình yêu:
Con chim nho nhỏ
Cái mỏ nó vàng Nó đậu cành bàng
Nó kêu, bớ Tiết Đinh Sơn! Bớ chàng Đinh Sĩ!
Em có chồng rồi, em không thể nghĩ đến anh. [4,438] Hay:
Chim huỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
Chàng không phụ thiếp, thiếp lẽ đâu phu ̣ chàng. [4,613]
Biểu tượng chim là hiê ̣n thân của “cô gái” luôn giữ tấm lòng son sắt , thủy chung, luôn giữ tro ̣n ve ̣n đa ̣o nghĩa.
Có thể nói “chàng trai”, “cô gái” trong ca dao hiê ̣n lên thâ ̣t đe ̣p và ý vi ̣ thông qua hình ảnh các loài chim. Cánh chim đã giúp các chàng trai, cô gái bô ̣c lô ̣, giãi bày tâm tư, tình cảm của mình trong chuyện tình duyên , nó giống như mô ̣t sợi dây gắn kết tình cảm đôi lứa , đồng thời nó đã khắc ho ̣a mô ̣t cách sinh đô ̣ng, chân thực tâm hồn của ho ̣. Với viê ̣c hóa thân thành những chú chim đồng nô ̣i, vừa gần gũi, quen thuô ̣c, chúng ta thấy được rằng chàng trai , cô gái xưa vừa có duyên, vừa có tình, tâm hồn của ho ̣ thâ ̣t phong phú và đe ̣p đẽ.
2.2. Chim – hình ảnh biểu trƣng cho ngƣời phụ nữ trong quan hệ hôn nhân
Trong ca dao, hình ảnh của những người phụ nữ xưa luôn gắn liền với khổ đau, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có thể nói, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc diễn tả những nỗi lòng của người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, luôn khổ đau, bất công nhưng không vì thế mà bản chất tốt đe ̣p của ho ̣ bi ̣ vùi lấp, ngược la ̣i, nó luôn tỏa rạng dưới ánh sáng mặt trời.
Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Quan niê ̣m bất công , vô lí này đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và
đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội, khiến ho ̣ phải chi ̣u bao đau thương , cùng cực. Họ không biết thổ lộ cùng ai , họ cũng không thể phản kháng mà chỉ biết n hẫn nhi ̣n, thứ tha. Và ca dao là phương tiê ̣n để những người phu ̣ nữ bô ̣c ba ̣ch nỗi lòng của mình.
Chim là biểu tượng cho những người phu ̣ nữ chi ̣u nhiều những ác nghiê ̣t, khắt khe từ cuô ̣c sống:
Cuốc kêu khắc khoải mùa hè
Làm thân con gái phải nghe lời chồng Sách có chữ rằng: phu xướng, phụ tòng Làm thân con gái lấy chồng xuất gia. [4,432]
Người phu ̣ nữ sinh ra đã chịu rất nhiều thiệt thòi . Họ không được tự quyết đi ̣nh số phâ ̣n của mình, số phận của ho ̣ được đă ̣t trong tay những người đàn ông, hạnh phúc của họ là do những người chồng nắm giữ . Nếu may mắn họ còn có thể được hưởng hạnh phúc , còn không thì cả cuộc đời của họ sẽ sống trong kìm ke ̣p , trong vất vả. Trong ca dao, chúng ta thấy được cuộc đời của những người phụ nữ thật nhiều khổ đau , ngang trái , họ chịu nhiều bất công trong xã hô ̣i , đă ̣c biê ̣t trong cuô ̣c sống hôn nhân . Thông qua biểu tượng chim, người phu ̣ nữ trong xã hô ̣i xư a hiê ̣n lên rõ nét . Họ giống như thân con cò lặn lội bờ sông:
Con cò lă ̣n lô ̣i bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng. [4,336]
Con cò đã gầy gò, yếu ớt mà còn phải làm những công việc nặng nhọc , cơ cực. Thân cò phải sớm khuya vất vả để “ gánh ga ̣o nuôi chồng” , để “nuôi cái cùng con” . Cò phải gồng gánh trên đôi vai nhỏ bé của mình cả gia đình . Nỗi vất vả, đắng cay đã khiến cò bâ ̣t lên “tiếng khóc nỉ non”. Tiếng khóc giải
tỏa nỗi buồn, tiếng khóc của sự hi sinh quên bản thân mình, tiếng khóc của sự thứ tha.
Người phu ̣ nữ xưa phải chi ̣u nhiều hi sinh , mất mát, họ giống như thân cò lặn lội tần tảo sớ m khuya “thầm lă ̣ng chi ̣u thương chi ̣u khó nuôi chồng , nuôi con”, những tưởng ho ̣ sẽ được chồng yêu thương , che chở, nhưng than ôi:
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai. [4,331]
Người phu ̣ nữ phải nhâ ̣n nhiều đau đớ n, xót xa về phía mình , không những phải làm lụng vất vả mà họ bị chồng hành hạ , đối xử tê ̣ ba ̣c , đánh đâ ̣p thâ ̣m tê ̣. Người phu ̣ nữ không những không được hưởng ha ̣nh phúc mà còn nhâ ̣n về mình những trái đắng , đó là nhữ ng hành ha ̣ cả về thể chất lẫn tinh thần từ chính người chồng của mình. Những tưởng người chồng là người thân yêu nhất, là niềm động viên an ủi lớn nhất của những người phụ nữ nhưng sự thâ ̣t la ̣i hoàn toàn ngược la ̣i . Họ không thể ngờ rằng chính người đầu ấp tay gối la ̣i là người mang đến nhiều khổ đau nhất đối với mình.
Hơn thế nữa, họ còn chịu nhiều đắng cay từ phía mẹ chồng . Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu, mối quan hê ̣ giữa me ̣ chồng , nàng dâu trong xã hội cũ vốn không mấy tốt đe ̣p, thân phâ ̣n của nàng dâu rất nhỏ bé , đáng thương, đôi khi ho ̣ phải hứng chi ̣u nhiều đô ̣c ác, cay nghiê ̣t từ phía me ̣ chồng:
Cái cuốc là cái cuốc đen Đôi vợ chồng trẻ đốt đèn ăn đêm
Chồng giâ ̣n chồng đánh ba dùi Mẹ chồng chẳng chữa lại xui đánh què
Đánh cho què quă ̣t chân tay
Khi về nhà chồng , họ không có bất c ứ một chỗ dựa nào , người phu ̣ nữ không những chi ̣u bao vất vả, gian nan trong viê ̣c “chăm chồng, nuôi con” mà còn chịu nhi ều bất hạnh . Họ giống như “con cuốc đen” thân phâ ̣n mỏng manh, bị chồng và cả mẹ chồng hành hạ . Họ như đ ang sống giữa đi ̣a ngu ̣c trần gian không có lối thoát . Và họ không biết kêu cùng ai , chia sẻ với ai nỗi lòng của mình và nếu có chia sẻ , giãi bày thì không có một ai có thể hiểu được tình cảnh mà ho ̣ đã , đang và sẽ phải trải qua. Xã hội phong kiến giống như hàng ngàn, hàng triệu sợi dây vô hình buộc chặt lấy người phụ nữ , khiến cho cuô ̣c sống của ho ̣ trở nên vô cùng ngô ̣t nga ̣t, bí bách.
Bên ca ̣nh đó, họ luôn luôn phải chịu cảnh bị đối xử b ất công, tàn nhẫn, họ giống như một món hàng ít giá trị có thể bị trao tay, đổi trả bất cứ lúc nào:
Con chim là con chim ngói
Tao ăn cơm đói trước cửa nhà đền Lấy chồng chưa được nửa niên
Chả may vô duyên chồng đưa chồng trả. [4,436]
Đau khổ, bế tắc không lối thoát , họ gửi tâm tình của mình qua những câu ca dao , họ hóa thân thành những con chim để than thân , để giãi bày những nỗi khổ đau trong cuô ̣c đời:
Em như con hạc giữa đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay. [2,245]
Người phu ̣ nữ trong xã hô ̣i xưa chi ̣u nhiều bất công , gánh nặng đặt lên vai ho ̣ quá lớn , họ luôn sống trong khuôn phép , lễ giáo phong kiến , họ giống như con chim ha ̣c có đôi cánh muốn bay cao trên bầu tr ời nhưng không thể vì họ đã bị buộc chặt ở “đình”, sợi dây bất công của xã hô ̣i thối nát, tàn nhẫn thắt chă ̣t lấy ho ̣, khiến cho cuô ̣c sống của những người phu ̣ nữ không có lối thoát . Cả cuộc đời của người phụ nữ luôn số ng trong cảnh “chim lồng cá châ ̣u” , và dù có kêu than, có uất ức cũng chỉ tự làm tổn ha ̣i tới mình mà thôi:
Em như con cuốc giữa hè
Dầu kêu ra máu biết người nào nghe. [4,618]
Xã hội phong kiến đã mặc định cho số phận của người phu ̣ nữ là số phâ ̣n nhiều cay đắng , chịu nhiều khổ đau, bất ha ̣nh. Cuô ̣c đời của ho ̣ thâ ̣t bèo bọt, và có thể còn bị chà đa ̣p bất cứ lúc nào , bất cứ ở đâu . Họ chỉ giống như con chim cuốc đen đúa , thấp cổ bé ho ̣ng, dù có kêu than, oán trách thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ vô ích mà thôi . Cả xã hội quay lưng lại với người phụ nữ, con cuốc dù có “ kêu ra máu” thì cũng không có ai biết cả , và nếu có biết thì cũng chỉ thờ ơ , mă ̣c kê ̣. Sống khổ đau , chết cũng trong khổ đau . Họ chỉ biết đưa ra những lời oán trách số phâ ̣n nghiê ̣t ngã:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Trách cha, trách mẹ, trách chồng
Cầm vàng mà chẳng biết vàng hay thau. [4,515]
Thân phâ ̣n của người phu ̣ nữ trong xã hô ̣i xưa thâ ̣t rẻ rúng , nhỏ bé. Họ giống như mô ̣t con rối trong tay xã hô ̣i phong kiến , gia đình phong kiến. Dẫu biết rằng ho ̣ là “vàng mười” thế nhưng xã hô ̣i phong kiến chỉ đi ̣ nh giá ho ̣ là “thau”- mô ̣t thứ ít giá tri ̣. Oán trách đấy , than thân đấy nhưng người phu ̣ nữ trong xã hô ̣i xưa không có cách nào thoát ra khỏi cái vòng kim tỏa mà mình đang đô ̣i trên đầu . Họ chính là những chú chim được nuôi n hốt trong những cái lồng chật hẹp , chịu đựng sự chăm sóc tồi tệ mà phải luôn cố gắng hót để làm vui cho đời.
Biểu tượng chim đã khắc ho ̣a mô ̣t cách rõ nét số phâ ̣n cơ cực , bi đát của người phụ nữ trong xã hội, đă ̣c biê ̣t là trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Người phu ̣ nữ trong xã hô ̣i xưa luôn luôn phải sống trong bất công , khổ cực và ngang trái . Họ bị đày đọa cả về mặt thể chất cũng như tâm hồn . Đặc biệt, họ ít khi được hưởng hạnh phúc trong hôn nhân. Hôn nhân đối với người phu ̣
nữ xưa giống như mô ̣t ác mô ̣ng vì ho ̣ không có quyền tự quyết ha ̣nh phúc cho bản thân . Hôn nhân của người phu ̣ nữ là trao , bán, gả, mua. Và phần nhiều trong số ho ̣ rơi vào khổ đau , cơ cực. Biểu tượng chim đã giúp chúng ta hiểu được không những hiểu được số phâ ̣n của người phu ̣ nữ trong cuô ̣c sống hôn nhân đầy khổ đau.
2.3. Chim – hình ảnh biểu trƣng cho ngƣời lao động
Đã từ lâu , người lao đô ̣ng bình dân đã gửi gắm niềm vui , nỗi buồn, sự cơ cực, vất vả trong ca dao. Và họ đã hóa thân thành những cánh chim để giãi bày tâm tư , tình cảm của mình . Trong ca dao của người Viê ̣t , người dân lao đô ̣ng bình dân thường lấy hình ảnh con cò làm hình ảnh biểu trưng cho cuộc sống đầy khổ cực , vất vả chuân chuyên của mình . Cánh cò xuất hiện mang theo nỗi lòng chất chứa của người dân lao đô ̣ng . Cánh cò nặng trĩu , cánh cò gồng gánh giữa đời . Những con cò, cánh cò như in bóng trong suốt chiều dài ca dao. Con cò là hiê ̣n thân của những người lao đô ̣ng vất vả, nhọc nhằn:
Con cò bay bổng bay la
Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng