Không gian tôn giáo linh thiêng huyền bí khơi gợi cảm xúc, cảm giác

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hồn bướm mơ tiên (Trang 37)

7. Bố cục khóa luận

2.2.1.Không gian tôn giáo linh thiêng huyền bí khơi gợi cảm xúc, cảm giác

Mỗi một không gian đều tạo cho người đọc một cảm nhận mới, không gian thiên nhiên bên ngoài gợi trước mắt chúng ta một cảm giác thanh đạm, yên bình nhẹ nhàng, chân thực, mộc mạc nhưng cũng không kém phần rực rỡ đầy màu sắc, còn không gian bên trong chùa Long Giáng gợi cho độc giả sự tôn nghiêm, linh thiêng, huyền bí.

Không gian tôn giáo là không gian chùa chiền, là không gian của cõi Phật, tĩnh lặng, thiêng liêng của giới thần linh, thế giới vô trần, mà ở đó là nơi tu hành của những vị cao nhân đắc đạo. Những người xuất gia muốn rũ bỏ lòng trần tục những thói quen xấu xa để đến với con đường bát chính đạo. Tức là đạo Phật chủ trương diệt dục, phản đối lối sống bản năng tự nhiên để vươn tới cõi “Bồng Lai”, “Niết Bàn”.

Không gian tôn giáo trong Hồn bướm mơ tiên gắn với liền với hình ảnh tháp chuông, hình ảnh sư cụ tụng kinh niệm Phật, những câu chuyện kể đầy

gợi lên sự thần thánh . Không gian tôn giáo được Khái Hưng khắc hoạ trước hết bằng hình ảnh ngôi chùa cổ núp dưới tán cây um tùm “bốn góc gác chuông vượt lên trên từng lá xanh um” [5;14] không gian như ẩn như hiện tạo ra sự mộng ảo, huyền bí.

Không gian tôn giáo không chỉ được quan sát từ phía bên ngoài mà còn được gắn liền với không gian của những câu chuyện cổ tích đầy kì thú. Đó là câu chuyện mà sư cụ thuật lại cho Lan nghe: “trước chỉ là một cái am nhỏ lợp gianh, sau có một bà công chúa đến xin nương nhờ cửa Phật, nên nhà vua mới cho sửa sang nguy nga như thế” [5;17]. Như vậy không phải tự dưng chùa lại khang trang, đẹp đẽ như vậy mà đầu tiên nó gắn liền với không gian nhỏ bé sau này khi nhà vua cho xây dựng lại nhưng vẫn không làm mất đi cái cổ kính của ngôi chùa. Rồi câu chuyện thụ pháp của công chúa cũng đầy huyền diệu, đức Thái Tổ nhà Lý khi còn hàn vi đã nhờ đạo Phật rất nhiều nên lúc lên làm vua ngài đã cho tu sửa rất nhiều chùa chiền. Nhưng sang đến đời đức Nhân Tôn vì bận tập trung vào những cuộc chinh chiến chinh phục Chiêm Thành và chống quân xâm lược của phương bắc nên luôn trễ nải đạo Phật. Để giúp đức vua tỉnh ngộ liền cho một nàng tiên giáng thế đầu thai và trở thành công chúa tên Văn Khôi, nàng là người có nhan sắc vô cùng diễm lệ nhưng khi lớn lên, dù đã đến tuổi cập kê nhưng nàng không màng tới việc trần duyên chỉ ngày đêm lo học đạo tu hành. Nhà vua có ý kén phò mã, công chúa lén bỏ trốn đi trong đêm nhờ các thần tiên đưa đường tới nơi này xin thụ pháp đức Cao Huyền hoà thượng , hoàng thượng sau khi được thám tử báo tin đã mấy lần cho người đến chùa đón công chúa về triều nhưng công chúa nhất quyết không tuân theo. Trước sự chống đối quyết liệt của công chúa nhà vua tức giận vô cùng liền truyền quân phóng hoả đốt chùa và trong sự kiện này một cảnh tượng vô cùng kì lạ đã xảy ra, không gian lúc này biến thành kì ảo và đầy sự huyền bí: “ngọn lửa vừa nhóm, bỗng một con rồng vàng hiện lên phun

nước tắt ngay” [5;18]. Trong cảnh tượng lạ lùng ấy chùa từ đó có tên là chùa Long Giáng, nhà vua đã vô cùng sợ hãi biết đó là mệnh trời từ đó ngài dốc lòng tin theo phép màu của đức Thích Ca Mâu Ni, cho sửa sang chùa để công chúa tu hành. Lồng vào câu chuyện giải thích về nguồn gốc của chùa Long Giáng , nó sẽ làm cho không gian tôn giáo càng trở nên huyền ảo. Cũng từ việc khám phá về chùa mà Lan có cơ hội để Ngọc hiểu hơn nơi mình tu hành, và để hai người có dịp trao đổi thêm với nhau, tiếp xúc riêng tư để rồi Ngọc có cảm tình với chú tiểu Lan: “nhưng chú thuật khéo lắm. Lại thêm chú có cái giọng dịu dàng êm ái quá” [5,18]. Tình yêu ấy cứ lớn lên dần trong Ngọc, nó lớn lên theo câu chuyện Lan kể về nàng công chúa ấy, nàng công chúa đã hết lòng mộ đạo.

Nhắc đến chùa chiền thì dấu hiệu mà ta có thể nhận biết rõ nhất đó là tiếng chuông, không gian tôn giáo không chỉ được khắc hoạ thông qua hình ảnh mà còn được thể hiện qua âm thanh: “trong làn không khí yên tĩnh êm đềm, tiếng chuông thong thả, ngân nga… như đem mùi thiền làm tăng vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên. Lá cây rung động, ngọn khói thướt tha, bông lúa sột soạt, như cảm tiếng gọi của Mâu Ni muốn theo về nơi hư không tịch mịch” [5,14]. Không gian yên tĩnh vẳng lên trong đó là tiếng chuông ngân vang như thúc giục mọi vật chuyển động, theo âm thanh vang vọng , cảnh vật dường như có sự dịch chuyển về với cõi hư không. Tiếng chuông ấy như tiếng gọi của Mâu Ni nó có sức hấp dẫn đến kì lạ, không gian tôn giáo như lan rộng vào tất cả các khoảng không vào những vật thể bao quanh nó. Không chỉ cảnh vật bị mê hoặc mà con người dường như cũng bị lây nhiễm bầu không khí ấy, không gian yên lặng tất thảy như đang rơi vào khoảng không vô định, Ngọc liếc nhìn Lan thì thấy Lan vừa đi, miệng vừa lầm rầm cầu nguyện, nét mặt đầy sự trầm tư, trước cảnh vật ấy Ngọc trở nên chán nản: “Ngọc thấy trong

phiền phức ở Hà thành” [5;19]. Không gian tôn giáo làm cho Ngọc biến đổi trạng thái cảm xúc đang từ say mê khi nghe Lan kể câu chuyện về chùa Long Giáng thì giờ đây nó làm nhân vật nhớ lại sự náo nhiệt nơi phôn hoa đô thị. Không gian tôn giáo có sự dịch chuyển càng vào gần thì sự cảm nhận về không gian tôn giáo càng trở huyền bí.

Không gian chùa Long Giáng bề ngoài được xây dựng như giống bao ngôi chùa khác nhưng nó lại có vài nét kiến trúc độc đáo khác hẳn: “Tam quan chùa Long Giáng cũng như nhiều tam quan các chùa vùng Bắc, cánh kiến trúc rất sơ sài, trông giống cái quán, có ba gian hẹp. Trên mái làm dô lên một cái mái nhỏ giống hệt cái miếu con. Tam quan không có cánh cửa mà hình như chỉ là một cái cảnh để bài trí cho đẹp mắt chứ không dùng để ra vào. Vì thế tam quan xây ngay trên sườn đồi rồi đứng thẳng như bức tường không ai leo lên được, còn ra vào thì có cái cổng con” [5;20] cái độc nhất vô nhị của chùa đó là theo lẽ thường người ta xây ra cổng chính để đi nhưng chùa xây ra là để trang trí cho đẹp mắt còn đi ra đi vào phải ra cái cổng con, tam quan thì xây trên sườn đồi cao theo phương thẳng đứng mà không ai có thể trèo lên trên đó được, chính cách bố trí kiến trúc như thế đã một phần tạo nên sự bí hiểm giống như sự kì bí của tôn giáo vậy. Không gian tôn giáo còn được thể hiện ngay trong những bữa ăn hằng ngày: “thưa ông chúng tôi ăn cơm hẩm với dưa ông xơi sao được” [5;21]. Chủ trương của Phật giáo là diệt dục, không sát sinh vì vậy cơm của ở chùa thường là cơm chay, ăn thực vật là chủ yếu nhưng Ngọc lại được tiếp đãi một cách rất trịnh trọng nó thể hiện sự hiếu khách của chùa, sự trân trọng mỗi con người mà như lời Phật dạy phải yêu thương bác ái, sống hoà đồng bình đẳng với mọi người và đồng thời qua những bữa cơm hằng ngày Ngọc và Lan hai con tim đang những sự rung động nhẹ nhàng đặc biệt là sự quan tâm của Lan với Ngọc: “ông quen ăn mặn nay dùng một vài bữa cho biết mùi, chứ ông ăn mãi cơm chay thế nào được”

[5;25]. Không gian tôn giáo ngày càng được biểu hiện rõ hơn qua hình ảnh: “trên chiếc bục gỗ, trải chiếu đậu, sư cụ ngồi tụng kinh, mắt đăm đăm nhìn thẳng vào quyển sách (…) tay phải sư cụ cầm dùi gõ mõ như để chấm câu, cứ đọc bốn chữ lại đánh một tiếng. Tay trái sư cụ đặt lên quyển kinh, thỉnh thoảng lại rời quyển sách nhắc chiếc dùi gõ vào cái chuông con trông hình dáng như cái lon sành” [5;29-30]. Khung cảnh sư cụ ngồi tục kinh gõ mõ là những hình ảnh rất quen thuộc là bất cứ ai khi đặt chân vào chùa cũng sẽ nhìn thấy. Đó là lúc họ bắt đầu niệm theo những lời phật dạy, và tụng kinh với một thái độ trân trọng đầy thành kính, không gian ấy gợi lên sự tôn nghiêm không thứ gì có thể xâm phạm: “sư cụ có vẻ tôn nghiêm lắm. Bao nhiêu tâm trí thu cả vào quyển kinh, không hề thấy cụ liếc mắt ra chỗ khác. Các pho tượng ngồi trên bệ gạch thì như đanh lắng nghe, có vẻ trầm tư mặc tưởng” [5;30]. Chính sự thành kính của sư cụ đối với Phật tổ mà cảnh vật xung quanh cùng các pho tượng đều lắng tai nghe lời cầu nguyện của đệ tử nhà Phật, dường như mọi vật đều rơi vào không gian đầy yên tĩnh và trầm tư, nó gợi lên sự huyền ảo đầy màu nhiệm. Tiếng tụng kinh của sư cụ đối với Ngọc cũng mang lại một sức hấp dẫn kì lạ làm cho tâm hồn Ngọc thay đổi: “tiếng kinh du dương, mùi trầm ngào ngạt, Ngọc tưởng tượng sống trong một thế giới khác, thế giới mộng ảo… thần tiên..” [5;30]. Trong không gian vắng lặng tiếng sư cụ vang lên đều đặn cùng mùi trầm hương toả ra nghi ngút, cả hai kết hợp hoà quyện vào nhau tạo cho con người cảm giác lâng lâng mộng tưởng như đang về cõi cực lạc. Ngọc nghĩ tới là mình đang ở thế giới thần tiên, một thế giới khác hẳn với thế giới trần tục. Hình ảnh tiếng chuông đã được nhắc đến ngay đầu tiên khi Ngọc theo Lan vào chùa và một lần nữa tiếng chuông lại vang lên cắt đứt sự mộng tưởng của Ngọc để quay về hiện tại: “bỗng vẳng nghe một tiếng chuông, chàng giật mình ngoảnh lại. Theo tiếng ngân, chàng lấn tới

cùng, vừa nhô đầu lên, chàng có nghe thấy tiếng “đà phật” lại kế tiếp một tiếng chuông . Ngước mắt nhìn, chàng gặp chú Lan tay cầm chiếc vồ gỗ” [5,30]. Tiếng chuông ngân vang như một lời nhắc nhở Ngọc từ trong những giấc mơ chợt bừng tỉnh và đồng thời thúc đẩy Ngọc lần theo âm thanh đó để tìm được đến nơi người con gái mình thầm thương trộm nhớ mà trên tay đang cầm vồ gỗ để gõ cứ sau mỗi tiếng chuông là một tiếng “đà phật”, không gian ấy đã thôi thúc tình cảm của Ngọc dành cho Lan chàng đã lặng yên ngắm nhìn nàng để rồi khi gặp chàng nàng bẽn lẽn đỏ mặt với cảm xúc ngại ngùng của người con gái với những sự rung động đầu đời.

Không gian tôn giáo không chỉ được biểu hiện qua hình ảnh tụng kinh của sư cụ, những bữa cơm, tiếng chuông, qua mùi hương… mà không gian ấy còn được khắc hoạ thông qua phong tục không thể thiếu của chùa đó là lễ hội đàn chay. Ở lại chùa càng lâu Ngọc càng hiểu hơn về tục lệ của chùa, càng hiểu hơn về Lan và tình cảm dành cho Lan ngày một sâu đậm, những ngày đàn chay là những ngày Ngọc có cơ hội để tiếp xúc với Lan nhiều hơn, cơ hội tìm ra bí mật của Lan dễ dàng hơn. Lễ đàn chay diễn ra trong không khí đầy náo nhiệt từ lúc chuẩn bị cho đến khi làm lễ: “kẻ tới, người lui có vẻ tấp nập dồn dịp. Dưới nhà ngang đối diện với nhà trai, ông Hộ cùng ba bốn người làng đến giúp tiếng kêu chi chát. Chốc chốc lại thấy người đội voi giấy, ngựa giấy cùng những hình nhân đi tới” [5,47]. Mọi thứ đều được chuẩn bị chu đáo và sạch sẽ đặc biệt là tục đốt vàng mã cũng không thể thiếu nó mang đậm tinh thần của thế giới tâm linh đó là tấm lòng thành kính của con người muốn dâng lên với sự chứng giám của Phật tổ. Không khí đàn chay thì vẫn diễn ra vô cùng huyên náo xong tất cả dường như không ảnh hưởng đến Ngọc, chàng đang rơi vào khoảng trầm tư của chính mình, suy nghĩ về việc tại sao Lan phải lén đến chỗ Phật tổ để khấn khứa và trong miệng thì cứ lầm rầm một cái tên khác là Thi. Đặt nhân vật vào không khí tôn giáo khi mọi người đang

chuẩn bị nhộn nhịp như vậy thì càng làm tăng thêm sự yên lặng, nỗi băn khoăn của Ngọc với Lan, dứt cuộc Lan là gái hay là trai, tên Thi ấy là chỉ ai, bí ẩn đó cứ lặp đi lặp lại trong đầu của Ngọc. Công việc sắp xếp đã hoàn tất, lễ đàn chay bước vào giai đoạn đầu tiên, tất cả các nhà sư được giấy mời của sư cụ đều đến tề tựu đầy đủ, trong không gian huyền ảo thần thánh đàn chay được bắt đầu: “ngoài sân chùa, ở giữa bày ba tầng án thư. Nến thấp lung linh, ánh sáng phản chiếu vào những mặt kính tròn trên mũ giấy bày la liệt kín cả mấy án thư trông lấp lánh như những ngôi sao trên trời” [5;54]. Không gian hiện lên đầy huyền diệu của những ánh nến chúng toả sáng lấp lánh đem lại cho con người cảm giác mờ ảo,bí ẩn. dưới ánh sáng ấy các nhà sư thay nhau tụng kinh niệm phật đến hai ba giờ sáng: “cứ xong một lần tụng niệm có trống đánh lớn, trống con,thanh la, não bạt, nghe rất là inh ỏi” [5;54]. Không khí vô cùng rộn ràng, tất cả các âm thanh từ trống to, trống nhỏ, thanh la… như cùng hoà tấu tạo nên bản nhạc để dành tặng đấng bề trên, âm thanh đó lại tạo nên một không gian tôn giáo đầy rực rỡ nhưng cũng không làm mất đi sự tôn nghiêm nơi cửa Phật. Hai ngày đàn chay đầu tiên đã trôi qua đến tối ngày thứ ba đến đàn giải kết, không gian lúc này càng khẩn trương và nghiêm túc: “sư ông ngồi chiếu giữa tụng kinh một lúc lại chạy vòng quanh đàn, nghĩa là đi lượn khắp án thư, theo nhịp nhanh hay chậm của tiếng trống và thanh la. Sau lưng ông gần hai chục người chạy theo, nào tiểu nào vãi, nào thiện nam tín nữ cùng là những người nhà sự chủ” [5;54-55]. Mọi hoạt động sư cụ theo tiết tấu của tiếng kèn tiếng trống càng trở nên nhanh chóng, trong cảnh tượng hàng mấy chục người tay chắp trên ngực, chạy lượn khúc quanh co. Sau lưng sư cụ đi tới đi lui nhịp nhàng chuyển động nó như gợi lên một sự thiêng liêng sự tín nhiệm tuyệt đối của con người với đạo Phật. Đứng trước khung cảnh ấy nó làm tâm hồn Ngọc xao xuyến làm Ngọc nghĩ đến đêm rằm tháng tám, với

Ngọc càng thấy nhiều điều vô cùng lý thú: “chạy xong một tuần sư ông lại vào chiếu giữa múa may quyết ấn trong rất dẻo tay, rồi cầm kéo cắt những đồng tiền giấy thành hình treo lủng lẳng ở ba hàng dây chung quanh bàn” [5;55]. Lễ đàn chay không chỉ hiện ra trước mắt bạn đọc một cảnh tượng khác lạ mà nó làm cho Ngọc cảm thấy tò mò về nhiều thứ và hễ không hiểu điều gì thì cậu sẽ quay ra hỏi Lan. Đây chính là cơ hội để Lan và Ngọc trò chuyện như những đôi trai gái bình thường, cái gì Ngọc cũng thấy lạ tại sao lại có hai người kia chạy đàn: “một người gánh một gánh cỏ, và một một người buộc con ngựa giấy vào mình trông như cưỡi ngựa vậy nhất là tiếng nhạc lại kêu giống hệt lắm” [5;55]. Tất cả những sự thắc mắc của Ngọc đều được Lan giải thích rất dễ hiểu, nó bắt nguồn từ sự tích người giữ ngựa và người cắt cỏ đi theo Hầu thầy Đường Tăng sang Tây Tạng lấy kinh đàn này là ôn lại việc đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng. Khi hai người đang trò chuyện vui vẻ thì có một cô ả nhà quê xen vào cuộc nói chuyện của cả hai. Từ đó Ngọc phát hiện ra rằng Lan đã bịa ra câu chuyện về Thi để chống chế đồng thời cũng

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hồn bướm mơ tiên (Trang 37)