Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu BỘ đề thi pháp luật (Trang 27)

Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một nghành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.

* Đối tượng điều chỉnh.

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam là quan hệ giữa Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự , người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm:

- Các quan hệ giữa tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện của đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người liên quan

- Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với nhau

- Các quan hệ giữa đương sự với người liên quan

* Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự

Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự cũng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Dựa trên cơ sở này Luật tố tụng dân sự sử dụng những phương pháp điều chỉnh sau:

- Phương pháp mệnh lệnh - Phương pháp định đoạt

B,các giai đoạn tố tụng

* Khởi kiện vụ án dân sự: Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc chủ thể

khác nộp đơn yêu cầu TA có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác

* Hoà giải vụ án dân sự: Là giai đoạn TA giúp đỡ các bên đương sự thỏa

thuận với nhau về việc giải quyết vụ kiện dân sự.

Thành phần phiên tòa gồm Thẩm phán, Thư ký ghi biên bản hòa giải và các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ

Trong phiên tòa hòa giải nếu các bên thỏa thuận được với nhau một giải pháp giải quyết vụ án thì thư ký phiên tòa ghi lại biên bản hòa giải. Sau 7 ngày nếu ko có sự thay đổi ý kiến của các bên thì vụ án kết thúc tại đây. Còn nếu có sự thay đổi thì chuyển sang giai đoạn xét xử sơ thẩm

*Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự: Là phiên tòa xét xử lần đầu vụ án dân sự. Tòa

án tiến hành xét xử và lập quyết định đối với vụ kiện dân sự. Nếu trong thời hạn quy đinh mà ko có kháng cáo kháng nghị thì bản án có hiệu lực và chuyển sang giai đoạn thi hành án DS. Nếu có kháng cáo kháng nghị thì chuyển sang giai đoạn xét xử phúc thẩm

* Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự: Là việc tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà

TA cấp dưới đã xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực nhưng có kháng cáo kháng nghị

Thời gian kháng cáo: 15 ngày kể từ ngày tuyên án

Thời gian kháng nghị: 15 ngày với VKS cùng cấp và 30 ngày với VKS cấp trên trực tiếp kể từ ngày tuyên án

*Thi hành án dân sự: Phối hợp các cơ quan có trách nhiệm thực hiện quyết

định của TA dân sự đã có hiệu lực

* Thủ tục xét lại bản án, quyết định có hiệu lực của TA

- Thủ tục giám đốc thẩm: Là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực PL của TA bị kháng cáo kháng nghị do phát hiện sai lầm, vi phạm trong việc giải quyết vụ án

Thầm quyền: Chánh án TA nhân dân và Viện trưởng VKS nhân dân cấp trên có quyền kháng nghị các bản án của TA cấp dưới

- Thủ tục tái thẩm: Là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực Pl của TA bị kháng nghị do phát hiện thêm những tình tiết quan trọng mà các bên đương sự không biết được khi TA giải quyết vụ án

Câu 18: Quan hệ PL hôn nhân và gia đình là gì? Trình bày các điều kiện kết hôn hợp pháp và việc hủy hôn trái PL?

A,phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thể chế hoá nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân – gia đình về nhân thân và tài sản.

- Đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình

+ Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân

Đó là những quan hệ như: quan hệ giữa vợ và chồng về sự yêu thương chăm sóc giúp đỡ nhau, về việc xác định chỗ ở chung, quan hệ giữa cha mẹ - các con về việc xác lập chế độ pháp lý nhân thân của con chưa thành niên.

+ Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích tài sản

Đó là những quan hệ như: quan hệ cấp dưỡng lẫn nhau giữa vợ - chồng, giữa cha, mẹ và con cái, giữa các thành viên khác trong gia đình, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng

- Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó

+ Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của các chủ thể.

+ Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình

+ Các chủ thể không được phép bằng sự thoả thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định

+ Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán

Một phần của tài liệu BỘ đề thi pháp luật (Trang 27)