- Cho con bú:
+ Cho con bú sớm ngay trong 3 giờ đầu sau khi sinh để tận dụng giá trị dinh dưỡng và sức miễn dịch cao của sữa non.
+ Cho con bú đều, bú thoải mái, không theo những giờ giấc qui định quá nghiêm ngặt và cứng nhắc. + Tránh cai sữa sớm và đột ngột, ít nhất phải cho bú 1 năm, có điều kiện kéo dài tới 2 năm càng tốt. - Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm chủng Văc-xin gây miễn dịch 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là: lao, bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà và uốn ván.
- 6 tháng đầu khi nuôi con bằng sữa, người mẹ cần ăn các chất tạo xương cho trẻ như vitamin D tăng gấp 4 lần. Canxi gấp 2 lần so với bình thường. Nếu thiếu 2 thứ đó sẽ làm cho trẻ còi xương. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, gan, trứng... Canxi có nhiều trong cua, cá, tôm, sữa...
Để tránh viêm phổi, viêm phế quản và cảm vặt thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, bà mẹ cần hết sức lưu ý: - Không để trẻ bị nóng lạnh đột ngột: khi con đang toát mồ hôi không tắm ngay, không quạt mạnh tránh gây nhiễm lạnh.
- Không khí và ánh sáng rất cần cho trẻ. Đừng để cho trẻ bị thiếu không khí trong lành và ánh sáng ban mai.
Nuôi dạy con là một vấn đề rất công phu và nhiều mặt phải đề cập.
Sinh lý vợ chồng và thụ thai sinh đẻ là hai khái niệm không thể nhập nhằng và phải tách ra một cách riêng rẽ.
Sinh đẻ kế hoạch trở thành phong trào rộng rãi và tự giác. Kế hoạch đó phải là một chương trình dài hạn có mục tiêu của từng cặp vợ chồng trẻ, của nhiều cặp vợ chồng, của từng đơn vị, xã phường, quận, huyện, thành phố, đặc khu, tỉnh và của cả nước.
Mỗi cặp vợ chồng cần đặt kế hoạch cụ thể về kế hoạch hoá gia đình. Bởi vì kế hoạch sinh đẻ không chỉ là kế hoạch về số lượng mà còn là kế hoạch chất lượng và chỉ tiêu chất lượng phải nêu lên hàng đầu.
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG TRỨNG, TINH TRÙNG VÀ THAI NHI