7. Cấu trúc khóa luận
3.2.2. Phân loại máy gia tốc hạt
Người ta phân biệt hai loại máy gia tốc
3.2.2.1. Máy gia tốc thẳng
Máy gia tốc thẳng là loại máy gia tốc cổ. Máy gia tốc thẳng cổ nhất là máy gia tốc kiểu Vi–do–ro–e ra đời từ năm 1930: cho chùm hạt mang điện đi qua một dãy nối tiếp các miền trong đó có điện trường. Cuối cùng các hạt mang điện có thể có năng lượng khoảng vài trăm MeV.
Trong ngành vật lí nghiên cứu cấu trúc người ta thường dùng phối hợp máy gia tốc thẳng với máy gia tốc vòng. Một số máy gia tốc thẳng có thể kể đến Law chiếc máy của Pháp, khánh thành năm 1958, và những thí nghiệm đầu tiên được tiến hành vào năm 1959.
3.2.2.2. Máy gia tốc vòng
Máy gia tốc vòng là loại máy gia tốc trong đó các hạt chuyển động theo các đường vòng. Để buộc các hạt chuyển động theo các đường vòng, người ta dùng từ trường của nam châm có dạng thích hợp để uốn cong quỹ đạo của hạt. Còn để tăng tốc các hạt thì người ta dùng điện trường.
Có hai kiểu máy gia tốc vòng:
+ Kiểu cyclotron: trong các cyclotron quỹ đạo của các hạt tích điện là các đường xoắn ốc phẳng.
44
+ Kiểu synchrotron: trong các synchrotron, quỹ đạo của các hạt là đường tròn, muốn quỹ đạo của các hạt là đường tròn ta phải dùng nhiều nam châm có cảm ứng từ khác nhau và bố trí theo thứ tự cảm ứng từ tăng dần. Mỗi khi hạt được tăng tốc thì cảm ứng từ của từ trường phải tăng tương ứng để giữ cho bán kính của quỹ đạo không đổi.
Hình 3.8. Hình dạng bên trong synchrotron