Kế toán khấu hao TSCĐ HH.

Một phần của tài liệu Luận văn Kế toán Tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

1/ Khái niệm và phương pháp tính khấu hao TSCĐ HH.

Khấu hao TSCĐ HH là phần giá trị của TSCĐ được tính chuyển vào chi phí SXKD nên một mặt nó làm tăng giá trị hao mòn, mặt khác làm tăng chi phí SXKD. Theo chuẩn mực kế toán mới của bộ tài chính, có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ HH, gồm:

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng.

2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. 3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

1.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm của TSCĐ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS.

Mức khấu hao phải = Giá trị cần tính x Tỷ lệ khấu hao trích bình quân năm khấu hao bình quân năm Giá trị cần tính = Nguyên giá - Giá trị thanh lý khấu hao TSCĐ ước tính của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao = 1

bình quân năm Thời gian sử dụng TSCĐ

Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH, cần cân nhắc các yếu tố sau:

- Sản lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà DN dự tính thu được từ việc sử dụng TS.

- Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng TSCĐ HH. - Kinh nghiệm của DN trong việc sử dụng TS cùng loại.

1.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS và được tính theo công thức:

MKi = Gdi x TKN

Trong đó: - MKi: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i.

- Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i.

- TKN: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ.

- i: Thứ tự các năm sử dụng (i = 1, 2, 3, ... n).

Tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm của TSCĐ trong phương pháp này được xác định bằng công thức:

TKH = TK x HS

Trong đó: - TK : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính.

- HS: Hệ số điều chỉnh.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần sẽ giúp DN có khả năng thu hồi vốn nhanh trong những năm TSCĐ đi vào hoạt động.

1.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm:

Phương pháp này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi DN phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.

Công thức tính như sau:

Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x sản lượng thực tế trong kỳ phải trích của kỳ Sản lượng ước tính cả đời của TSCĐ

2. Tài khoản kế toán sử dụng:

Để hạch toán hao mòn TSCĐ HH, kế toán sử dụng TK 214 "Hao mòn TSCĐ", TK 627, 641, 642... Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 009 "Nguồn vốn khấu hao cơ bản" dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản ở DN.

Kết cấu của TK 214 như sau:

- Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do thanh lý, điều chuyển ...

- Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và do các nguyên nhân khác.

- Dư có: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có. Kết cấu của TK 009:

Bên nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do trích khấu hao hoặc thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã chuyển cho đơn vị khác.

Bên có: Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm do đầu tư đổi mới, hiện đại hoá TSCĐ, trả nợ vay đầu tư TSCĐ, điều chuyển vốn khấu hao cơ bản cho đơn vị khác.

Dư nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có tại DN.

Sơ đồ hạch toán khấu hao và hao mòn TSCĐ được phản ánh ở sơ đồ 22

Sơ đồ 22

Sơ đồ kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ

TK 334, 338, 152 ... TK 627, 641, 642

Một phần của tài liệu Luận văn Kế toán Tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)