0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Rèn kĩ năng kểchuyện cho HS

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DẠY HỌC KIỂU BÀI NGHE KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 4 (Trang 42 -42 )

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3. Rèn kĩ năng kểchuyện cho HS

Khả năng nói, thuyết trình hay kể chuyện của HS vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều e vẫn rụt rè, nhút nhát trước đám đông. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyên vừa nghe thầy

cô kể trên lớp ”. Vì vậy, trước khi luyện kĩ năng kể chuyện cho HS thì GV cần

2.3.1. Luyện kĩ năng nói trước đông người

Muốn luyện kĩ năng nói trước đông người đạt hiệu quả, GV cần: - Luyện phát đúng chính âm

- Lựa chọn ngữ điệu: Việc lựa chọn ngữ điệu khi nói là giai đoạn quan trọng. Tùy theo hoàn cảnh và tình cảm, tính cách, tâm trạng của người nói mà GV hướng dẫn HS lựa chọn ngữ điệu phù họp. Đe lựa chọn ngũ' điệu tốt cần đảm bảo: giọng điệu phù hợp với nội dung và giọng điệu hướng tới người nghe.

- Sử dụng động tác, điệu bộ, cử chỉ phù hợp với nội dung và hướng tới người nghe.

- Chú ý kết cấu của bài nói: + Biết giới thiệu truyện kể + Diễn biến của truyện kể

Phần mở đầu: cần xác định nói cho ai, nói về cái gì?

Ví dụ: Thưa các bạn, sau đây tôi xin kể câu chuyện về những con người đã anh dũng, kiên cường đấu tranh vì sự hòa bình của đất nước.

Phần diễn biến: kể câu chuyện

Phần kết thúc: chốt lại ý chính của câu chuyện, cần có sự giao tiếp với người nghe.

Ví dụ: Câu chuyện tôi kể trên đây là hết rồi. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

2.3.2. Luyện k ĩ năng kế chuyện

2.3.2.1. Xác định nhiệm vụ của từng tiết kế chuyện

Trước khi yêu cầu HS kể, GV phải quán triệt về việc xác định nhiệm vụ của từng tiết kể chuyện.

- Câu chuyện này kể cho ta về điều gì? - Việc đó diễn ra ở đâu, khi nào?

- Việc đó diễn ra như thế nào?

- Việc đó kết thúc ra sao? Bài học được rút ra? - Sự việc này do ai kể?

Ví dụ truyện “Một phát minh nho nhỏ ” (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 167) - Câu chuyện kể cho ta về cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tụ’ nhiên.

- Việc đó diễn ra ở nhà của Ma-ri-a, khi Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

- Việc đó liên quan đến: Ma-ri-a, anh trai và bố của Ma-ri-a, gia nhân. Nhân vật chính là Ma-ri-a.

- Diễn biến của sự việc:

+ Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

+ Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma- ri-a xuất hiện và trêu em.

+ Ma-ri-a và a trai tranh luận về điều mà cô bé phát hiện ra.

- Việc này kết thúc khi người cha ôn tồn giải thích cho hai con. Bài học được rút ra là: nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.

- Sự việc này do ngôi thứ ba kể.

2.3.2.2. Luyện k ĩ năng kê đoạn

a) Luyện kể đoạn

- Yêu cầu: HS nắm vững nội dung của đoạn - Biện pháp thực hiện:

+ Xác định được chức năng của đoạn mà chọn giọng kể thích họp. Cụ thể: Đoạn mở đầu: có chức năng giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh diễn ra sự việc. Đoạn diễn biến: có chức năng kể, dẫn dắt các sự kiện.

Đoạn kết thúc: có chức năng kết thúc câu chuyện bằng cách nêu bài học, lời khuyên.

Ví dụ truyện “Sự tích hồ Ba B e ”(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 8) ở đoạn 1 HS

cần kể với giọng kể thong thả, rõ ràng. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả và hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin. Nội dung của đoạn là: trong ngày hội cúng Phật ở xã Nam Mầu thuộc tỉnh Bắc Kan, khi mà mọi người nô nức đi xem hội thì có một bà cụ ăn xin thân thể gầy còm, lở loét không biết từ đâu đến. Bà giơ rá ra bốn phía cầu xin nhưng kết quả bà đi đến đâu cũng bị xua đuổi.

+ Thuyết minh tranh bằng một hoặc hai câu. Có 3 cách thuyết minh tranh là:

Thuyết minh dựa vào nhân vật chính. Thuyết minh dựa vào sự việc được kể. Thuyết minh dựa vào ý nghĩa của bức tranh.

Ví dụ truyện “Bác đảnh cả và gã hung thần ” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 8) HS có thể thuyết minh theo tranh như sau:

Tranh 1: Bác đánh cá trong một ngày xui xẻo.

Tranh 2: Một bất ngờ lớn đến với bác. Bác kéo được một cái bình

Tranh 3: Bác mở bình và điều gì đã diễn ra? Thật kinh khủng khi bác thấy một gã hung thần nhảy vọt ra.

Tranh 4: Đối thoại giữa bác đánh cá và gã hung thần.

Tranh 5: Nhờ trí thông minh, bác đánh cá đã nhốt lại được gã hung thần. Việc thuyết minh theo bức tranh không chỉ giúp HS tăng khả năng sáng tạo mà còn phát huy khả năng nói.

b)Luyện kể nhóm - Yêu cầu:

+ Nhiều HS được tham gia kể chuyện

+ HS nghe nhau kể trong nhóm để đỡ áp lực, có thể học được bạn và tự điều chỉnh cách kể của mình.

+ Cho HS luyện kể trước đông người trong phạm vi nhỏ, giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp. Đây là yếu tố đảm bảo thành công khi nơi trước tập thể đông người.

- Biện pháp thực hiện:

+ GV nêu yêu cầu: tùy từng tiết kể chuyện mà yêu cầu HS kể theo phân vai hay nối tiếp nhau kể.

+ GV hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện (kể bằng lời kết họp với thuyết minh tranh)

+ Cho HS kể trong nhóm + HS nhận xét trong nhóm về:

Nội dung (có đảm bảo nội dung câu chuyện hay không?) Ngôn từ (có chính xác không?)

Cử chỉ, điệu bộ (có biết kết hợp các yếu tố phi lời trong khi kể chuyện không?)

Giao tiếp với người nghe (có đúng giọng kể không hay là giọng đọc?)

2.3.2.3. Luyện kế trước ỉớp - Mục đích:

+ Tạo khí thế học tập môn học sôi nổi, nền nếp. + Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kế chuyện có nghệ thuật.

- Yêu cầu: Động viên được đông đảo HS trong lớp tham gia kể chuyện, đặc biệt là những em nhút nhát, rụt rè.

- Biện pháp thực hiện:

+ Đại diện từng nhóm lên kể nối tiếp theo đoạn (kể chuyện phân vai). + Thi giữa các nhóm kể toàn bộ câu chuyện.

Ví dụ truyện “Con vịt xấu x í ” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 37) - GV gọi đại diện 4 nhóm lên kể nối tiếp theo 4 bức tranh. - HS nhận xét sau đó GV tổng kết.

- GV tổ chức thi giữa các nhóm kể toàn bộ câu chuyện.

- Yêu cầu HS theo dõi, lắng nghe và hỏi lại bạn những câu hỏi về nội dung truyện.

+ Vì sao đàn vịt con đối xử với thiên nga như vậy? + Bạn thấy thiên nga có tính cách gì đáng quý? + Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?

- GV gọi HS nhận xét đại diện các nhóm kể và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, khen ngợi HS kể chuyện và HS tham gia trả lời câu hỏi.

2.3.3. Lưu ý

- Khi HS đang kể chuyện, GV cần lun ý:

+ Yêu cầu cả lớp lắng nghe, theo dõi bạn mình kể để nhận xét.

+ Neu trong quá trình kế, HS có quên chi tiết hoặc nội dung câu chuyện thì GV phải nhắc nhở nhẹ nhàng để em đó có thế nhớ lại nội dung câu chuyện.

+ Động viên, khuyến khích các em để các em tự tin, mạnh dạn kể câu chuyện.

- Khi HS đã kể xong câu chuyện, GV yêu cầu cả lớp nhận xét nhanh những nội dung sau:

+ v ề nội dung: Ke có đủ ý, đúng trình tự nội dung câu chuyện không? + v ề diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù họp không? Đã biết kể bằng lời của mình hay chưa?

+ v ề cách thế hiện: Giọng kế có thích họp, có tụ’ nhiên không? Đã biết phối họp giữa lời kể với các hành động phi ngôn ngữ chưa?

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, tôi đã đưa ra những biện pháp cụ thể để dạy học kiểu

bài “Nghe - kê lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kế trên lớp” cho học sinh lớp

4 trường Tiểu học c ổ Loa - Đông Anh - Hà Nội. Các biện pháp đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Ke chuyện nói chung và đặc biệt là dạy học kiểu bài “Nghe - kê lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kê trên lớp” cho học sinh

Chưong 3

THẺ NGHIỆM SU PHẠM 3.1. Mục đích thễ nghiệm

Đề tài đã tập trung, nghiên cứu chỉ ra các cơ sở lí luận cũng như thực tiễn của đề tài, từ đó đưa ra một số biện pháp với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện nói chung cũng như trong việc dạy học kiểu bài “Nghe - kê lại câu chuyện vùa nghe thầy cô kế trên lóp” cho HS lớp 4 nói riêng. Từ những nội dung lí thuyết và thực trạng dạy học kể chuyện cùng một số biện pháp dạy học được đưa ra ở chương 1 và chương 2, chúng tôi đi vào thiết kế giáo án thể nghiệm có sử dụng một số biện pháp tích cực vào quá trình dạy học kể chuyện phân môn Ke chuyện nhằm kiểm tra và chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Chúng tôi lấy các số liệu về tính húng thú, sự yêu thích cũng như khả năng kể chuyện của các em HS trước và sau khi áp dụng giáo án thể nghiệm vào trong giờ dạy học kể chuyện. Neu các biện pháp đề xuất trong giáo án mang lại kết quả cao hon tức là HS hứng thú hơn, yêu thích và khả năng kể chuyện của các em được nâng cao thì như vậy có nghĩa là các biện pháp đề xuất trong đề tài mang tính khả thi, khẳng định sự đóng góp của đề tài vào việc rèn kĩ năng kể chuyện cho HS.

3.2. Đối tượng thể nghiệm

Chúng tôi lựa chọn 60 HS khối lớp 4, trong đó lớp 4A có 30 HS và lớp 4B có 30 HS của trường Tiểu học c ổ Loa - Đông Anh - Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu.

3.3. Thòi gian và địa bàn thế nghiệm

- Thời gian thể nghiệm: Chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên đối tượng học sinh lóp 4 trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.

- Địa bàn thể nghiệm: Chúng tôi tiến hành thể nghiệm tại trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội

3.4. Điều kiện thể nghiệm

Dựa vào trình độ của GV cũng như các đăc điểm tâm sinh lí của HS lớp 4 mà chúng tôi tiến hành thể nghiệm ở những điều kiện sau:

- GV ở lớp thể nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau (Đại học hoặc Cao đẳng).

- Giáo án ở lớp đối chứng là do GV tự soạn. - Giáo án ở lớp thể nghiệm là do tôi soạn.

- HS ở lóp thực nghiệm và đối chứng có độ tuổi tương đương nhau, trình độ nhận thức và tâm lý của HS tương đương nhau.

3.5. Nội dung thế nghiệm và tiêu chí đánh giá thể nghiệm

3.5.1. Nội dung thế nghiệm

Chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn và thiết kế 2 giáo án thể nghiệm về kiêu bài “Nghe - kế lại câu chuyện vừa nghe thây cô kế trên lớp” đê đưa vào

dạy thể nghiệm phân môn Ke chuyện lóp 4. Đó là 2 câu chuyện hấp dẫn, có thể thu hút và tạo cảm hứng cho HS bao gồm:

• Bài Kẻ chuyện: Con vịt xấu ;tí(SGK Tiếng Việt 4, Tập hai, Tuần 22). • Bài Kể chuyện\Khát vọng sơ«g(SGK Tiếng Việt 4, Tập hai, Tuần 32). Trong quá trình thể nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn đối tượng là HS 2 lớp 4A và lớp 4B, trong đó:

• Lóp thể nghiệm là 30 HS lóp 4A: GV dạy tiết kể chuyện theo giáo án của mình, không có sự tác động của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất.

• Lớp đối chứng là 30 HS lớp 4B: GV dạy tiết kể chuyện theo giáo án mà chúng tôi đã soạn, có sử dụng các biện pháp tôi đã đề xuất ở chương 2.

3.5.2. Tiêu chí đánh giá thế nghiệm

Chúng tôi tiến hành thể nghiệm dựa trên các tiêu chí sau:

- Ke lại câu chuyện truyền cảm, biết sử dụng các hành động phi ngôn ngữ như: nét măt, cử chỉ, điệu bộ, ánh m ắt.. .vào kể câu chuyện.

- Ke lại câu chuyện liru loát truyền cảm nhưng chưa biết sử dụng các hành động phi ngôn ngữ vào kế câu chuyện.

-Thuộc câu chuyện.

-Không kể lại được câu chuyện.

3.5.3. Chuẩn bị cho thế nghiệm

Đe cho việc thực hiện thể nghiệm được tốt, chúng tôi đã tiến hành: gặp gỡ GV, thăm lớp, trao đổi với GV và tiếp xúc với HS trước khi tiến hành thể nghiệm.

Dựa trên nhũng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học kể chuyện đế có phương hướng thể nghiệm rõ ràng hơn.

Tiến hành lập kế hoạch dạy học theo biện pháp của tôi.

Cùng với GV chuẩn bị thực hiện các giáo án đã đề xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

3.6. Giáo án thể nghiệm

Chúng tôi đưa ra hai giáo án:

Giáo án thể nghiệm: Kẻ chuyện “Con vịt xấu x í ” (Tiếng Việt lớp 4, tập 2, tuần 22)

Giáo án đối chúng: Ke chuyện “Khát vọng sống” (Tiếng Việt lóp 4, tập 2, tuần 32)

GIÁO ÁN KẺ CHUYỆN LỚP 4 BÀI DẠY: CON VỊT XẤU x í

(TUẦN 22, TIẾNG VIỆT 4, TẬP 2, TRANG 37)

I.MỤC TIÊU

Giúp HS:

/. Rèn k ĩ năng nói:

- Dựa vào lời kể của GV, nhớ cốt truyện để sắp xếp đúng thứ tự các tranh

minh họa.

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa kể lại được tùng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối họp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù họp với nội dung truyện.

2. Rèn k ĩ năng nghe:

- Lắng nghe GV kể mẫu đế có thể hiểu và kể lại được truyện.

- Rèn cho HS có năng lực nghe gắn với hình dung tưởng tượng sao cho mỗi HS như được chứng kiến câu chuyện đang xảy ra.

- Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.

3. Hiêu nội dung truyện:

Câu chuyện khuyên ta phải nhận ra được cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không nên lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.

II. ĐÒ DÙNG DẠY - HỌC

- Giáo viên:

+ Đọc kĩ truyện, tập kể cho sinh động, hấp dẫn.

+ Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiện) + SGK, sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập 2.

- Học sinh:

+ SGK Tiếng Việt 4, tập 2.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Giáo án sử dụng các phương pháp sau: phương pháp đàm thoại, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp trực quan.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÉU

Hoạt động của GV H oạt động của HS

1. Kiêm tra bài cũ

- GV gọi 2 HS lên bảng kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.

- GV gọi HS nhận xét lời bạn kể. - GV nhận xét, đánh giá HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài

- GV hỏi: Em đã từng đọc nhũng câu chuyện nào của nhà văn An-đéc- xen?

- GV giới thiệu bài: Nhà văn An-đéc- xen là người Đan Mạch. Ông nổi tiếng với những chuyện viết cho thiếu nhi. Hôm nay cô và các em sẽ được làm quen với một câu chuyện nữa của nhà văn. Đó là câu chuyện Con vịt xấu xí.

- Cả lóp mở vở ghi bài. GV ghi tên đầu bài lên bảng.

- 2 HS kể chuyện trước lóp.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

- HS tiếp nối nhau trả lời: Cô bé bán diêm, Chú lính chì dũng cảm, Nữ chúa tuyết,...

2.2. GV kể chuyện

- GV yêu cầu HS cùng theo dõi cô kể chuyện.

- GV kể lần 1: Giọng kể vừa đủ nghe,


Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DẠY HỌC KIỂU BÀI NGHE KỂ LẠI CÂU CHUYỆN VỪA NGHE THẦY CÔ KỂ TRÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 4 (Trang 42 -42 )

×