2. Phƣơng pháp lập kế hoạch, chƣơng trình giảng
29 Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn dựa theo bảng hướng dẫn và danh
Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn dựa theo bảng hướng dẫn và danh
mục các thông tin cần thu thập
Phỏng vấn mở: Phỏng vấn với các nội dung và câ hỏi mở, không có trước và theo các phần trong cuộc phỏng vấn
Phiếu điều tra: Sử dụng phiếu điều tra được chuẩn bị, thiết kế sắn như bản tự đánh giá và phát cho học viên/nông dân để họ tự điền thông tin vào
Quan sát: Tiến hành quan sát thực tế công việc, kết quả hoạt động của học viên/nông dân
Phân tích các báo cáo, tài liệu: Có thể thu thập thông tin về nhu cầu tập huấn thông qua phân tích tài liệu liên quan như: Báo cáo đánh giá, báo cáo tổng kết… Tuy nhiên phương pháp này thường không thu thập được nhiều thông tin đặc biệt đối với đối tượng là nông dân.
Xác định mục tiêu chương trình giảng
Mục tiêu chương trình giảng được xác định dựa trên kết quả phân tích xác định nhu cầu đào tạo. Thường bắt đầu bằng: “Sau khi học xong chương trình này hoặc sau khi học xong khóa học này, học viên có thể….”. Tiếp sau đó là một động từ hành động diễn tả hoạt động sao cho cụ thể, đo được, đạt được, hiện thực và có tính đến thời gian (nguyên tắc SMART). Có thể viết mục tiêu riêng cho các phần kiến thức, kỹ năng, thái độ
30
Xác định nội dung và phân bổ thời gian
Dựa vào kết quả xác định nhu cầu, đưa ra danh sách các nội dung cần tập huấn
Phân bổ thời gian cho từng nội dung
Lựa chọn tập huấn viên
Có kinh nghiệm
Có phương pháp và kỹ năng giảng dạy tốt
Có trình độ chuyên môn về nội dung giảng dạy
Có uy tín
31
Xác định địa điểm và thời gian tập huấn Địa điểm
Không nên quá xa đối với việc đi lại của người học
Gắn với hiện trường để quan sát, thực hành
Thuận tiện cho tham quan đánh giá và
tổ chức hội thảo
Tránh các điểm gần chợ hoặc trường học
Thời gian
Nên phù hợp với công việc sản xuất của nông dân
Tránh những khoảng thời gian bận như: lễ hội, ngày mùa, tết…
Lên kế hoạch chương trình giảng
Mẫu chương trình giảng (tập huấn) Tên chương trình giảng:
Đối tượng Địa điểm Thời gian
Nội dung chi tiết
Ngày Nội dung Thời gian Người thực hiện
Ngày1 Ngày 2 Ngày 3
32
3. Phương pháp lập kế hoạch bài giảng
Kế hoạch bài giảng là một công cụ kế hoạch cụ thể để người dạy có thể theo đó tiến hành truyền đạt nội dung bài giảng hiệu quả. Kế hoạch bài giảng là sự tiếp nối logic của kế hoạch tổng thể một khóa tập huấn, trong đó có nêu đầy đủ các yếu tố liên quan tới diễn biến tập huấn: Mục tiêu, các nội dung, thời gian…Kế hoạch bài giảng sẽ mô tả tỉ mỉ chuỗi hoạt động điều hành lớp học mà THV phải thực hiện tương ứng với nội dung dự kiến ban đầu. Nó cũng liệt kê đầy đủ tất cả những công cụ, vật liệu, phương tiện sẽ sử dụng”
Xây dựng kế hoạch bài giảng như thế nào?
Câu hỏi cần trả lời khi xây dựng kế hoạch bài giảng
Những hoạt động nào giúp học viên tiếp thu tốt nhất những nội dung của bài học?
Cách thức tổ chức các hoạt động đó (thực hành, thảo luận, tình huống, tranh ảnh minh họa…)
Cần bao nhiêu thời gian đề thực hiện các hoạt động đó?
Phân công nhiệm vụ: ai sẽ làm gì?
Những câu hỏi nào sẽ được đặt ra?
Sẽ cho học viên làm bài tập nào và như thế nào?
Sẽ tổng hợp và khái quát hóa như thế nào?
Xác định mục tiêu học tập
Mục tiêu học tập là yếu tố chủ chốt do giảng viên xây dựng. Mục tiêu học tập chính xác hơn nhiều và đi vào chi tiết hơn nhiều so với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu học tập là những gì học viên cần đạt được sau khóa học. Đó chính là kiến thức, kỹ năng, và khả năng nhận thức. Những mục tiêu đề ra như vậy chính là yêu cầu về chất lượng, kết quả chương trình bài giảng chứ không đơn thuần là quá trình xây dựng chương trình bài giảng
33
Tại sao phải xây dựng mục tiêu học tập?
Mục tiêu học tập là nền tảng cho việc lập kế hoạch chương trình bài giảng. Nếu mục tiêu không được xác định rõ ràng thì không có một cơ sở rõ ràng để lựa chọn hay xây dựng một chương trình bài giảng tốt về nội dung và phương pháp. Cũng như bạn không biết mình đang đi đâu thì làm sao bạn có thể đi tới đích? Do vậy, đưa ra được mục tiêu học tập giúp bạn có thể quyết định và chỉ ra một cách chính xác những gì bạn mong muốn các học viên đạt được sau chương trình bài giảng.
Có được mục tiêu học tập bạn có thể kiểm tra được kết quả. Lý do thứ hai là chúng ta phải xác định được những mục tiêu rõ ràng cần phải đạt được để xem trên thực tế, những mục tiêu đã được hoàn thành đến đâu. Nếu bạn không biết bạn muốn đi đâu thì làm sao bạn có thể biết bạn đã đi đến được những đâu?
Mục tiêu học tập giúp cho học viên có định hướng học rõ ràng. Mục tiêu học tốt giúp cho học viên biết những gì đang diễn ra. Với mục tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học và không phải đoán xem những gì họ đạt được sau khóa học.
34
Xây dựng mục tiêu học tập như thế nào?
Một mục tiêu học tập hữu ích có thể giải đáp cho cả ba câu hỏi:
Thực hành: Học viên có thể làm gì sau khóa học?
Các điều kiện: Học viên thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện nào?
Tiêu chí: Làm thế nào để đạt được tiêu chí đề ra? Mục tiêu học tập được xây dựng theo mẫu
Sau khi học xong bải giảng/chuyên đề, học viên có thể: ……….. (động từ cụ thể) ……….. (công việc) ……….. (điều kiện) ……….. (tiêu chuẩn) Ví dụ về mục tiêu học tập: Hoạt động
Bài học/tiết giảng
Phần/chuyên đề
35
Sau khi học xong, học viên có thể:
Trình bày (động từ) Các đặc điểm của người lớn khi đi học (công việc)
trước lớp (điều kiện)
và có sự tham gia của HV khác (tiêu chuẩn
Công thức viết mục tiêu học tập
Cụm từ bắt buộc + động từ + công việc + Điều kiện cụ thế + Tiêu chuẩn = Mục tiêu học tập
Xác định nội dung