LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý sản xuất Chương 1 pdf (Trang 26 - 31)

Mô hình tổng quát sau đây không áp dụng một cách giống nhau cho mọi doanh nghiệp; các doanh nghiệp gia công nhỏ phụ thuộc vào các đơn hàng thường phải chọn những quyết định có tính chiến thuật ngắn hạn hơn là trung hạn. Vì thế, hãy thử rút ra vài tiêu chuẩn để phân lọai doanh nghiệp và phân biệt các vấn đề có liên quan.

1.5.1 Loại hình theo dòng nguyên liệu

Năm 1965, dựa theo mẫu gồm 92 doanh nghiệp South Essex, Joan Woodward đã đề nghị một kiểu mẫu mà sau này đã trở thành mẫu tham khảo. Tiêu chuẩn đặc trưng của mô hình này chính là sự liên tục hay gián đoạn công nghệ trong quy trình sản xuất

Ta có thể chia loại hình thành ba loại sau:

1. Doanh nghiệp “xử lý” : là doanh nghiệp trong đó quá trình chế biến lý và hóa tính cho phép biến đổi liên tục từ những vật chất ban đầu thành sản phẩm cuối cùng. 2. Doanh nghiệp sản xuất theo “dây chuyền” : là doanh nghiệp trong đó vật chất trở

thành sản phẩm cuối cùng thông qua một chuỗi liên tiếp các thao tác.Nếu ta chỉ xét đến công nghiệp dây chuyền, hai loại hình tổ chức và sản xuất mà ta quan tâm nhất là phân xưởng truyền thống và dây chuyền sản xuất.Ta sẽ khảo sát trong chương 14 những khác biệt lớn tạo của hai loại hình này.

3. Doanh nghiệp hoạt động theo dự án đơn vị (sản xuất đơn chiếc).Ở thời điểm nhất định, các doanh nghiệp này hoạt động theo một hay một vài dự án chuyên biệt. Ví dụ điển hình là các xưởng đóng tàu,doanh nghiệp xây dựng các công trình công cộng (như Eurotunnel,các khuôn đập,…).Nhưng cũng có thể là trường hợp của những nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ (PME), chuyên sản xuất máy móc,đồ nghề chuyên dụng họac các lô nhỏ,các sản phẩm theo yêu cầu (thẻ điện tử), các công ty tư vấn hay phần mềm.Ở đây ta sẽ nhắc lại định nghĩa của V.Giard và chú ý đến,trong loại hình này,các công ty huy động các nguồn lực chủ yếu trong thời gian khá dài để hoàn thành một số lượng giới hạn các dự án sản xuất.

1.5.2 Phương thức đáp ứng cho thị trường

Sau đó, P.M Gallois đã đưa ra một loại hình dựa trên tập hợp gồm bốn tiêu chuẩn. Loại hình gồm nhiều tiêu chuẩn này bổ sung và hoàn thiện các loại hình khác nhau (thường là loại hình chỉ có một tiêu chuẩn) trong đó gồm cả tiêu chuẩn mà loại hình của

Woodward đã trình bày. Tiêu chuẩn quan trọng nhất được gọi là “phương thức đáp ứng cho thị trường” và có bốn giá trị có nghĩa:

1. Doanh nghiệp nghỉ ra và thực hiện các sản phẩm chuyên dụng được yêu cầu bởi khách hàng. Đơn hàng trong trường hợp này thường chi tiết các chỉ tiêu yêu cầu. Ví dụ: Một khách hàng muốn đặt 300kg tôn, độ dày là 2mm với dung sai là 2 micromet, bề rộng 1m, với trạng thái bề mặt và độ cứng cho trước. Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng nghiên cứu sẽ xem xét tính khả thi, nếu câu trả lời là có, họ sẽ lập ra bảng kê giá và kỳ hạn giao hàng. Thông thường có nhiều sự trao đổi giữa phòng nghiên cứu, phòng thương mại và khách hàng trước khi đơn hàng được ký.

2. Các công ty tạo ra sản phẩm theo đơn đặt hàng.Việc nghĩ ra các sản phẩm cũng đã được thực hiện. Điều này tương ứng với ba trường hợp lớn sau:

- Công ty có sẵn một danh mục các sản phẩm mà công ty đã nghĩ ra, khi đó mối quan hệ giữa kỳ hạn hạn sản xuất và kỳ hạn tung ra thị trường cho phép công ty đi vào hoạt động sản xuất theo đặt hàng (đối với các vật có trọng tải lớn).

- Công ty thuộc dạng công ty gia công và chỉ thực hiện những sản phẩm mà khách hàng đã nghĩ ra trước đó.

- Công ty là nhà sản xuất và tạo ra các sản phẩm mà khách hàng đã nghĩ ra trước đó và khách hàng cũng là người cung cấp các nguyên vật liệu và phụ kiện. 3. Sản phẩm được hoàn thành theo đơn đặt hàng dựa trên các linh kiện rời hay các

mođun chuẩn. Sự hoàn thành này hay còn gọi là sự cá biệt hóa tính chất sản phẩm có thể cần đến các giai đoạn phát minh(máy móc – dụng cụ), cung cấp và chế tạo (xe hơi).

4. Công ty có sẵn 1 lượng thành phẩm và cung cấp cho khách hàng, cùng với các dịch vụ nếu cần thiết (vận chuyển,cài đặt,giúp đỡ,huấn luyện). Ta có thể tìm thấy ở đây các sản phẩm thường dùng (lốp xe,đồ điện gia dụng).

1.5.3 Sự lặp lại trong sản xuất

Khái niệm trên vừa có nghĩa là số lượng sản xuất và còn là tần suất.

1. Sản xuất đơn chiếc hay tổng quát hơn là sản xuất tính chất không lặp lại :từ khâu phát minh đến khâu giao nộp sản phẩm, mỗi sản phẩm hay mỗi chuỗi sản xuất là đơn nhất.

2. Sản xuất có tính chất lặp lại: sản phẩm đa dạng, tài nguyên dùng cho nhiều hoạt động khác nhau, và các chu trình sản xuất thường phức tạp. Độ lớn các lô được xác định chủ yếu theo nhu cầu, nhưng lượng sản xuất chạy ở từng giai đoạn khác

nhau của tiến trình thường được định trước nhằm mục đích tối ưu hóa khả năng và lợi ích về giá cả.

3. Sản xuất với số lượng lớn, lập lại hoặc theo nhịp với tiến trình gián đoạn 4. Sản xuất với số lượng lớn, lập lại theo tiến trình liên tục.

1.5.4 Tổ chức sản phẩm/quy trình

Tổ chức hay cấu trúc sản phẩm/quy trình có thể được miêu tả bởi tổ hợp ba thành phần cơ bản sau.

1. Biến đổi phân tán (hình 1.2):

ƒ Dạng ET (phân kỳ theo cách gọi tên) : xuất phát từ vật liệu khởi đầu, ta đi đến sản xuất đồng thời nhiều sản phẩm (ví dụ,quá trình chế tạo sản phẩm khác nhau xuất phát từ một sản phẩm cơ sở:lọc dầu, chế biến sữa)

ƒ Dạng OU (phân kỳ theo thang) : trong tiến trình sản xuất tồn tại nhiều điểm cho phép tạo ra các thành phẩm khác nhau. Đó là trường hợp của ngành luyện kim, ngành sản xuất giấy,…

Hình 1.2 : Biến đổi phân tán nguyên vật liệu thành phẩm sản phẩm trung gian sản phẩm trung gian sản phẩm trung gian thành phẩm thành phẩm thành phẩm

2. Biến đổi tập trung (hình 1.3): các thành phẩm được tạo từ việc kết hợp các phần tử, có thể là bằng lắp rắp (đồ đạc,máy móc), hoặc bằng pha trộn (chế biến nông sản,hóa học).

Hình 1.3 : Biến đổi tập trung Sản phẩm Thành phần Thành phần Thành phần Thành phần Thành phần Thành phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Biến đổi tuyến tính (hay “đơn dòng”): xuất phát từ một phần tử, sẽ tạo ra một sản phẩm đơn nhất (thành phẩm hay bán thành phẩm). Ví dụ : xưởng luyện kim Các dạng cơ bản trên thường biểu diễn hoạt động của xưởng có quy mô nhỏ hay một phần của tiến trình chế biến. Một tiến trình tổng quát là sự kết hợp của cả ba dạng trên. Trong đó phải kể đến

ƒ Dạng cuộn chỉ (diabolo) hay còn gọi là dạng chữ X : thường thấy trong các ngành sản xuất có giai đoạn lắp rắp (xe hơi)

Lắp rắp Hoàn thiện

Sản phẩm trung gian

ƒ Dạng con quay : Nguyên liệu thô Sản phẩm trung gian Thành phẩm ƒ Dạng chữ T : Sản phẩm trung gian Thành phẩm Nguyên liệu thô

1.5.5 Bản chất của giá trị gia tăng

Tiêu chuẩn này được nêu ra nhằm làm rõ những cách biệt tương đối giữa các công ty trong bồi cảnh kinh tế xã hội, do đó nó ít tập trung đến các thao tác sản xuất hơn so với các tiêu chẩn trước đó. P.M.Gallois nêu ra bốn thành phần có nghĩa của giá trị gia tăng :

1. thành phần lao động trực tiếp.

2. Vốn tri thức liên quan đến khả năng đổi mới, sáng tạo. 3. Khả năng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt là tay nghề.

4. Thành phần dịch vụ, nghĩa là mong muốn cung cấp giải pháp và sự trợ giúp thêm vào sản phẩm và tri thức.

Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp được xác định dựa vào bốn thành phần trên, nhưng đối với một doanh nghiệp, ta chỉ quan tâm đến thành phần có nghĩa nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý sản xuất Chương 1 pdf (Trang 26 - 31)