Nghiên cứu tác dụng dược lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vi học thành phần hóa học và tác dụng sinh học của phương đan chi tiêu dao tán (Trang 49)

3.5.1. Độc tính cấp

Tiến hành: Cho chuột uống bằng kim cong đầu tù, khuấy trộn cao mỗi khi

cho chuột uống. Tiến hành thí nghiệm trên 4 lô chuột: Lô 1: Uống cao ĐCTDT vói liều 20g/kg.

Lô 2: Uống cao ĐCTDT vói liều 40g/kg. Lô 3: Uống cao ĐCTDT với liều 60g/kg.

Lô 4: Uống cao ĐCTDT với liều 80g/kg (liều tối đa có thể cho chuột uống).

Theo dõi chuột trong 72 giờ, không có chuột chết và sau 7 ngày chuột trong các lô vẫn hoạt động bình tìiường. Mổ đại điể ứiấy không có tổn ứiương nội tạng.

Nhận xét:

Cho chuột uống chế phẩm thử đến liều cao nhất có thể (nồng độ và thể tích cho phép) là 80g/kg nhưng không có biểu hiện ngộ độc và không có chuột nào chết trong 72 giờ. Như vậy thuốc chưa thể hiện tác dụng độc túih cấp trên chuột nhắt trắng qua đường uống với liều 80g/kg (liều cao nhất có thể cho chuột uống),

do đó chưa xác định được LD50.

3.5.2. Tác dụng lợi mật

Tiến hành: Qiuột thực nghiệm được chia thành 3 lô, mỗi lô 7 con.

- Lô 1 (lô chứng): uống nước muối sinh lý liều 0,2ml/10g chuột.

- Lô 2 (lô đối chiếu): uống dung dịch chophytol liều 320mg/kg (0,2ml/10g chuột).

- Lô 3 (lô thử 1): uống cao ĐCTDT liều 3,2 g/kg (0,2ml/10g chuột). Kết quả được thể hiện trên bảng 3.21.

Bảng 3.2ỉ. Ảnh hưởng của ĐCTDT đến trọng lượng túi mật (mg).

Chứng (n = 7) Đối chiếu (n = 7) Lô thử ( n = 7)

Tổng 57,2 83,6 81,8

X ± SE 8,171± 0,762 11,943 ±1,484 11,686 ±1,174

p 0,0431 0,0273

So với a= 0.05 <0,05 <0.05

Nhận xét:

Thuốc đôi chiêu là chophyton có tác dụng Id mật vói độ lọi mật là 37,96 (P < 0,05). Phương ĐCTDT với liều 3,2 g/kg thể hiện tác dụng lọi mật với độ lợi mật là 30,07, sự tăng này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Vậy phương ĐCTDT có tác dụng lợi mật.

3.5.3. Thăm dò tác dụng bảo vệ gan:

Tác dụng bảo vệ gan của thuốc được đánh giá qua hoạt độ transaminase huyết thanh. Từ thực nghiệm ta có kết quả ghi ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thuốc lên hoạt độ Transaminase huyết

thanh chuột cống trắng bị nhiễm độc bởi CCI4.

'■"--....„.^^^Transaminase Thuốc

vàliều lượng

Số lượng

chuọt AST (UỤlit) ALT (Ul/lit)

l.NaCl 0,9% 6 132,00 ± 7,77 48,17 ±1,30 2. NaCl 0,9 % +CCL4/olive (l,4ml/kg) 6 216,83 ± 16,65 (P2., <0,05) 82,00 ± 2,72 (P2 . 1 <0,001) 3. ĐCTDT lOg/kg +CCL4/olive (l,4ml/kg) 6 193,33 ±31.03 (P3.2>0,05) 64,83 ±1.20 (P3.2< 0,001) Nhận xét:

Thông qua bảng ta thấy hoạt độ ALT ở lô chuột uống nước muối sinh lý và tiêm màng bụng CCỤdầu Olive tăng so với chuột ở lô chứng trắng (P2_1 < 0,001). Phương ĐCTDT có tác dụng làm giảm sự tăng ALT huyết thanh

chuột cống vói P3.2 < 0,001, sự giảm này có ý nghĩa thống kê.

AST của lô chứng bệnh lý cũng tăng hơn so vói lô chứng trắng (P < 0,05). Phương ĐCTDT có xu hướng làm giảm sự tăng AST (P > 0,05), sự giảm này không có ý nghĩa thống kê.

3.6. Bàn iuận

Hiện nay việc xác định các thành phần trong một phương thuốc dùng dạng bột là một vấn đề đang rất được quan tâm, cần có một cách làm hiệu quả và đơn giản, Qua việc tiến hành soi bột các vị thuốc và phương thuốc, nhận thấy rằng có thể dựa vào đặc điểm vi học nổi bật của từng vị thuốc để nhận biết sơ bộ sự có mặt của vị thuốc đó trong phương thuốc. Việc xác định này đơn giản, nhanh và có thể mang lại kết quả khá chính xác. Như vậy chúng ta có thể xây dựng tiêu chuẩn để kiểm nghiệm phương thuốc bằng phương pháp hiển vi.

Các bệnh về gan thường là mạn tính và phải điều trị trong một thời gian dài, do vậy thuốc điều trị ngoài tính hiệu quả còn cần phải an toàn. Khi tiến hành thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng vói liều 80g/kg (liều cao nhất có thể cho chuột uống) vẫn chưa thấy gây độc, như vậy tại liều thử phưofng thuốc không thể hiện độc tính cấp.

Với định hướng góp phần giải thích kinh nghiệm sử dụng của nhân dân dùng phương thuốc chữa bệnh gan mật, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng lợi mật, tác dụng bảo vệ gan. Kết quả cho thấy phương thuốc đã thể hiện tác dụng lợi mật trên chuột nhắt trắng vói liều 3,84g/kg, độ lợi mật là 30,07 (P < 0,05), về tác dụng bảo vệ gan phương thuốc có tác dụng làm giảm sự tăng ALT trên chuột cống trắng (P < 0,001). Như vậy phương ĐCTDT thể hiện tác dụng bảo vệ gan. Tuy nhiên hoạt độ AST cũng có xu hướng giảm nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), điều này có thể là do mô hình nghiên cứu còn nhỏ, số lượng chuột còn ít và chưa thực hiện được nhiều lần và cũng có thể do kỹ thuật lấy máu chưa được tốt gây vỡ hồng cầu làm ảnh hưởng đến kết quả. Để có thể kết luận một cách đầy đủ hơn về tác dụng này ta có thể tiến hành nghiên cứu trên mô hình lớn hơn, và tiến hành xác định thêm một số các chỉ số khác như: cholesterol toàn phần, protein toàn phần.

Như vậy phương ĐCTDT đã được sử dụng trong dân gian với tác dụng nhuận gan, lợi mật, qua nghiên cứu có thể khẳng định kinh nghiệm sử dụng thuốc trong dân gian là có cơ sở khoa học, Điều này làm sáng tỏ thêm kinh nghiệm sử dụng thuốc trong dân gian.

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

4.1. Kết luận

Qua thòi gian thực nghiệm, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây: > Đã tiến hành soi bột các vị thuốc và phương ĐCTDT, đưa ra các đặc

điểm vi học để xây dựng tiêu chuẩn hoá phưofng thuốc phục vụ cho kiểm nghiệm.

> Đã tiến hành nghiên cứu thành phần hoá học các vị thuốc và phương ĐCTDT.

4 Đ ịnh tính xác định được :

Saponin có trong Đan bì, Chi tử, Cam thảo bắc, Sài hồ bắc và phương ĐCTDT; Tinh dầu có trong Đương quy, Bạch truật, phương ĐCTDT;

Flavonoid có trong Đan bì, Chi tử, Đương quy, Bạch tmật, Sài hồ bắc, Cam thảo bắc, phương ĐCTDT;

Coumarin có trong Chi tử, Đương quy, Sài hồ bắc, Bạch truật, Cam thảo bắc, phương ĐCTDT.

Polysaccarid, acid hữu cơ có trong các vị thuốc và phương ĐCTDT. Chất béo có trong Đương quy, Bạch truật, Qii tử.

Caroten có trong Chi tử và phương ĐCTDT.

Tanin và alcaloid có trong Đan bì, Chi tử và phương ĐCTDT.

Đưòfng khử có trong các vị thuốc và phương ĐCTDT ( trừ Sài hồ bắc và Bạch truật).

# Tinh dầu:

Sắc ký đồ tinh dầu Đương quy cho 6 vết, Bạch truật cho 8 vết, ĐCTDT cho 10 vết trong đó có 8 vết trùng với Bạch tmật và 5 vết trùng vói Đưofng quy.

Hàm lượng tinh dầu trong Bạch truật là 0,25 ± 0,03% tính theo dược liệu khô tuyệt đối.

Hàm lượng tinh dầu trong Đương quy là 0,19 ± 0,01% tính theo dược liệu khô tuyệt đối.

Hàm lượng tinh dầu trong phương ĐCTDT là 0,05 ±0,01% tính theo dược liệu khô tuyệt đối.

4 Flavonoid:

Tại bước sóng 254nm sắc ký đồ Đan bì có 7vết, Bạch truật có 5 vết, Đương quy có 7 vết, Cam thảo có 5 vết, Sài hồ có 3 vết, Chi tử có 2 vết, Phương ĐCTDT có 3 vết đều trùng với các vết trong các vị thuốc.

Hàm lượng cắn flavonoid toàn phần tính theo dược liệu khô tuyệt đối:

- Trong Đan bì là 2,31 ± 0,11 (%) •

- Trong Chi tử là 2,79 ± 0,12 (%)• - Trong Sài hồ là 0,77 ± 0,05 (%). - Trong Bạch truật là 0,98 ± 0,05 (%). - Trong Đương quy là 1,28 ± 0,13 (%). - Trong Cam thảo bắc là 6,96 ± 0,74 (%). - Trong phương ĐCTDT là 3,11 ± 0,23 (%).

# Saponin:

Khi phun hiện màu, sắc ký đồ Cam thảo bắc cho 12 vết, Đan bì cho 10 vết, Sài hồ bắc cho 7 vết, Qii tử cho 10 vết. Phưoíng ĐCTDT cho 10 vết đều trùng với các vết trong các vị thuốc.

Hàm lượng saponin toàn phần trong phương ĐCTDT là 2,01 ± 0,32

(% ) tính theo dược liệu k hô tuyệt đối.

# Coumarin

Tại bước sóng 365nm, sắc ký đồ Bạch truật cho 4 vết, Đương quy cho 4 vết, Sài hồ bắc cho 6 vết, Cam thảo bắc cho 4 vết, Chi tử cho 2 vết. Phương ĐCTDT cho 4 vết đều trùng với các vết trong các vị thuốc.

> Đã nghiên cứu tác dụng sinh học của phương ĐCTDT

- Về độc tính cấp: Phương thuốc không thể hiện độc tính cấp trên chuột nhắt trắng qua đường uống với liều 80g/kg (liều cao nhất có thể cho chuột

- v ề tác dụng lợi mật: Phương ĐCTDT có tác dụng lợi mật trên chuột nhắt trắng ở liều 3,84g/kg với độ lợi mật là 30,07 (P < 0,05).

- Về tác dụng bảo vệ gan: Phương thuốc có tác dụng làm giảm sự tăng ALT trên chuột cống trắng (P < 0,001) và hoạt độ AST cũng có xu hướng giảm nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

4.2. Đề xuất

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chỉ mới nghiên cứu được bước đầu, vì

vậy chúng tôi đề n g h ị :

- Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hoá học của phương ĐCTDT. - Tiếp tục nghiên cứu về tác dụng dược lý của phương ĐCTDT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Kỹ thuật chế biến và bào chế thuốc cổ truyền, NXB Y học, trang 47-52

2. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Thực hành chế biến và bào chế thuốc cổ truyền, NXB Y học, trang 16-41.

3. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Dược học cổ truyền, NXB Y học, trang 187-188, 285-289, 312-313, 318, 333, 452, 457.

4. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Bài giảng dược liệu, tập I, II, trang 126-149(1), 259-289(1), 324-339(1), 362-370(1), 12(n), 188-196(n).

5. Bộ môn Dược liệu,Trường Đại học Dược Hà Nội, (2004), Thực tập dược liệu (phần hoá học), trang 7-8, 11-13, 19-20, 22-23.

6. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Thực tập dược liệu (phần vi học), trang 56-57.

7. Bộ môn Hoá sinh - Vi sinh, Trường Đại học Dược Hà Nội (2002), Hoá sinh II, trang 250 - 256.

8. Bộ môn Y học cổ truyền dân tộc, Trường Đại học Y Hà Nội (1994), Y học cổ truyền, NXB Y học, trang 283-284.

9. Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, NXB Y học, trang 318-319, 328- 329, 365-366, 452-453, 441-442.

10. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, trang 63-65, 174-175, 354-355, 501-502, 733,901-902.

12.Nguyên Thị Kim Chung (2005), Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc “Long đởm tả can thang”, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 2001-2005.

13. Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh (1999), Từ điển bách khoa dược học, NXB Từ điển bách khoa, trang 60-61, 96-97, 227, 491, 544.

14.Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc,

NXB Y học, trang 13 - 19, 88 - 97.

15. Nguyễn Văn Đàn, Nguyên Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc, NXB Y học, trang 284-292.

16. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam trồng hái, chế biến, trị bệnh ban đầu, NXB nông nghiệp, trang 426, 151 990-993, 999-101, 1038-1041,

1048-1050.

17. Trình Như Hải, Lý Gia Canh (2002), Trung Quốc danh phương toàn tập,

NXB Y học, trang 132-134.

18. Phạm Thị Hạnh Nguyên (2005), Nghiên cứu thành phần hoá học chính và một số tác dụng sình học của phương Bình vị tán gia giảm, Khoá luận tốt nghiệp thạc sĩ dược học khoá 2003- 2005.

19. Đặng Thị Thanh Hoan (2001), Góp phần nghiên cứu bài thuốc Đương qui bổ huyết thang gia giảm, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1996- 2001.

20. Bùi Thế Hùng (2006), Nghiên cứu đặc điểm vi học và thành phần hoá học của phương thuốc tiêu dao tán gia giảm. Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 2001-2006.

21. Trần Mạnh Hùng, Ngô Kiến Đức, “Phương pháp gây tăng sản tế bào gan bằng carbon tetrachlorid và diethylnitrosamin”, Tạp chí dược học, số 350 - 2005, trang 26 - 28.

22. Phùng Liên Hương(2002), lồước đầu nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh gan mật. Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1997-2002.

23. Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Chung Võ, Nguyễn Mạnh Pha, Lê Thuý Hạnh, (1996),

Những cây tinh dầu Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, trang, 158, 162. 24. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ

thuật, trang 55-58, 65-66, 222-223, 391-392, 633-634, 863-867

25. Đào Đình Lục (2002), Góp phần nghiên cứu chế biến vị thuốc Mẫu đơn bì Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1997-2002.

26.Hoàng Duy Tân, Nguyễn Văn Nhủ (1995), Tuyển tập phương thang đông y, NXB Đồng Nai, trang 1662.

27.Nguyên Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, NXB Hà Nội

28. Xuân Thuỷ ( 2002), “Đương quy”, Tạp chí đông y, số 342, trang 19. 29. Nguyễn Viết Trinh (2003), Nghiên cứu đặc điểm thực vật và sơ bộ xác

định thành phần hóa học của cây Sài hồ nam, khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1998-2003.

30.Đào Thị Vui, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Thượng Dong, Vũ Thị Ngọc Thanh, “Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưỏng của rễ củ Sâm báo (Radix Hibiscisagitliíolii) đối vói thể trạng và hệ thống máu động vật thực nghiệm”, Tạp chí dược học, số 360 - 2006, trang 36 - 39.

31. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II, NXB Khoa học kỹ thuật, trang 158-161(1), 326-331(1), 833-837(1), 526-530(n), 660-666(11).

32. Vũ Thị Hải Yến (2004), Thăm dò một số tác dụng dược lý của bài thuốc chữa bệnh gan mật Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1999-2004.

33. Mai Thị Hải Yến (2001), Nghiên cứu thành phần hoá học, tác dụng sinh học của lá và quả dành dành. Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá

1996-2001

Tài liệu bằng tiếng Anh:

34.Kee Chang Huang (2000), The Pharmacology of Chinese Herbs, Second Edition, page 156, 187-189, 257, 315 - 316, 364.

35. The state Pharmacopeia Commision of the People’s Republic of China (2000), Pharmacopoeia of the People’s Republic o f China, Vol. I, English edition, Chemical industry press, Beijing, China, page 149, 158, 163-164, 174-176, 81-182, 221.

36.World Health Organization (1999), Who Monographs On Selected Medicinal Plants, Geneva, Volume 1, page 67-74,183-190,195-199.

37. World Health Organization (2002), Who Monographs On Selected Medicinal Plants, Geneva, Volume 2, page 25-34.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vi học thành phần hóa học và tác dụng sinh học của phương đan chi tiêu dao tán (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)