Tham khảoTạp chí: Kinh tề & Dự báo số 9 năm 199 Tác giả Đổ Văn Hả

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam" doc (Trang 25 - 29)

III. Những giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

8Tham khảoTạp chí: Kinh tề & Dự báo số 9 năm 199 Tác giả Đổ Văn Hả

Chi cục khu vực Phòng tại Tỉnh-tp ( Thuộc sở kh & đt) hiệp hồi các dnv&n (tổ chức hỗ trợ dnv&n 1.2 Chính sách tài chính tín dụng

Khó khăn phổ biến đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước là thiếu vốn đầu tư ban đầu.Vì vậy để khuyến khích tích tụ vốn nhanh ,cần

phải áp dụng chính sách giảm thuế với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc ưu đãi, có thể tiến hành trong 5 năm đối với các sắc thuế. Ngoài ra nếu doanh

nghiệp chi phí cho nghiên cứu và triển khai thử nghiệm sản phẩm mới .

Đào tạo nghiệp vụ và tay nghề thì được khấu trừ trước khi tính thuế cả năm. Nên có chính sách thuế ưu đãi theo quy mô doanh nghiệp và theo một

số nghành mà nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát

triển đồng thời cần phải thống nhất các ưu đãi về thuế, không phân biệt

loại hình doanh nghiệp.

Hiện nay tỷ lệ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ

lệ rất thấp, vì vậy nên có quy định về việc các ngân hàng phải tăng tỷ lệ cho

các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay trong tổng dư tín dụng. Thông thường

các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng thế chấp để vay vốn, do đó cần thành lập một quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quỹ này sẽ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phần vốn

vay còn thiếu thế chấp tại các ngân hàng. Nguồn của quỹ này có thể lấy từ

nguồn đóng góp của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và hiệp hội. Các quỹ này này bảo lãnh không chỉ phục vụ lợi ích của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn tạo điều kiện để các ngân hàng, các tổ

chức tín dụng hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực cung cấp tài chính vì họ được chia sẽ rủi ro. Sự tồn tại của hệ thống tài chính phi chính thức làm cho chi phí giao dịch tín dụng và rủi ro cao. Vì vậy hệ thống ngân hàng và các

tổ chức tài chính trung gian cần được phát triển mạnh hơn để các doanh

nghiệp vừa và nhỏ dựa vào đó phát triển thay vì phải dựa vào khu vực tài chính phi chính thức như hiện nay.

1.3 Chính sách thị trường và cạnh tranh

Nhà nước cần có những biện pháp thị trường cho doanh nghiệp vừa

và nhỏ thông qua một chính sách chung dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phân biệt thành phần kinh tế. Chính sách này trước hết phải bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, không có hiện tượng độc quyền, hỗ trợ các

doanh nghiệp vừa và nhỏ trước doanh nghiệp lớn. Trong vấn đề thị trường

và cạnh tranh, sự hỗ trợ của Nhà nước có thể tiến hành thông qua một số

biện pháp sau:

-Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia

vào dự án xây dựng cở sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách trong khi

trung ương thường là chủ đầu tư trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cở

lớn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ít có khả năng tham gia thực hiện thì các dự án quy mô nhỏ hơn thường do chính quyền các cấp ở điạ phương

làm chủ đầu tư lại có thể thích hợp với năng lực tài chính, kinh tế và quản

lý của một hoặc một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tập hợp lại. Việc giao

thầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhiệm những công trình công cộng là chính sách hỗ trợ rất lớn của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay cả trong các lĩnh vực chi tiêu công cộng khác của chính quyền

các cấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể đóng vai trò cung ứng quan

trọng.

-Cần có chính sách khuyến khích mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn

với doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, gia công chi tiết, bộ phận, phân phối sản phẩm. Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ vừ có tác dụng bảo đảm thị trường, công ăn việc lầm ổn định cho cả

chủ doanh nghiệp và người lao động, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển

giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang doang nghiệp

vừa và nhỏ.

-Chống buôn lậu, chống hàng giả, trốn thuế, gian lận thương mại

cũng đang là vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực kinh tế thấp sản phẩm hành hoá sản xuất ra thường có sức

cạnh tranh kém trên thị trường. Điều này cho thấy Chính Phủ và các cơ

quan ban ngành có liên quan phải tổ chức phối hợp thật tốt để giẩi quyết

các vấn đề nêu trên.

1. 4 Chính sách xuất nhập khẩu

Các hàng rào đang tồn tại trong lĩnh vực xuất khẩu, thủ tục cấp phép,

yêu cầu về vốn lưu động, sự hạn chế việc đa dạng hoá các hoạt động xuất

khẩu cần được tháo gỡ, vì nó làm cho người sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu

không tiếp cận trực tiếp được với khách hàng, mà thường phải qua trung gian. Do đó, người sản xuất trong nước thiếu thông tin, khó nắm bắt thị

hiếu của người nước ngoài để cải tiến và kịp thời nâng cao chất lượng sản

phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ

xuất khẩu khác như cấp tín dụng làm hàng xuất khẩu, mở rộng việc bảo

lãnh và các dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu, cho phép các hiệp hội xuất khẩu

hoạt động...cần được áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.5 Chính sách về đầu tư & công nghệ

Để khuyến khích đầu tư, Nhà nước cần phải xây dựng cơ sở hậ tầng: đường điện, hệ thống cấp thoát nước, khuyến khích những ngành nghề cần

phát triển thông qua giá thuê đất, trợ cấp, trợ giá... Đặc biệt đối với nước ta Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thuỷ sản, những doanh

Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và đổi mới thị trường. Nhà nước phải có một số chính sách rõ ràng như: Cho phép khấu

hao nhanh, thậm chí phải khuyến khích khấu hao nhanh; Tăng thời gia được xét miễn, giảm thuế cho các dự án đổi mới công nghệ; mở rộng các

hình thức kinh doanh tài chính mới như thuê mua, vay mua nhằm giải

quyết việc thiếu vốn tín dụng trung, dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ.

1.6 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế về

chuyên môn kỹ thuật và quản lý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bỏ chi phí để đào tạo nguồn nhân lực cho mình, nhưng nhiều người sau khi được đào tạo lại bỏ sang nơi khác làm gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể là đào tạo tay nghề cho người lao động,

khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau

như thành lập các trung tâm dạy nghề nhằm đào tạo nguồn lao động cung

cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ , đồng thời xúc tiến các hình thức đào tạo như giáo dục từ xa, tại chức nhằm bồi dưỡng kiến thức cho các chủ

doanh nghiệp.

Trên đây là những giải pháp cuả Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, nhưng để các doanh nghiệp này phát triển một cách có hiệụ quả thì công tác tổ chức điều hành trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam" doc (Trang 25 - 29)