Loại bỏ thâm hụt có thể cần thiết cho sự bảo đảm dài hạn của nền kinh tế và chính phủ, nhưng nó chắc chắn làm tổn thương nền kinh tế trong nửa cuối của thập kỷ 90.
- Thực tế, rõ ràng rằng loại bỏ lạm phát cùng lúc với nền kinh tế vừa thoát ra khỏi suy thoái 1991-1992 là một trải nghiệm khó khăn (kinh nghiệm thương đau). - Nếu chúng ta xem xét Hình 9, chúng ta có thể thấy hoạt động của nhân tố tự động ổn định đã xảy ra trong khủng hoảng 1982-1984 và khủng hoảng 1990-1992. - Khi nền kinh tế đi vào khủng hoảng, thu thuế giảm và chi phí cho phúc lợi và bảo hiểm thất nghiệp tăng lên, tạo ra chương trình thâm hụt được chỉ ra trong cả hai tình huống.
- Chương trình thâm hụt này có xu hướng thúc đẩy tổng cầu, và tự động vận hành chống lại khủng hoảng.
- Tuy nhiên chú ý rằng chương trình thâm hụt trong khủng hoảng năm 1990 rất nhỏ, và hầu như được can thiệp ngay lập tức bởi một chương trình thặng dư lớn, khi chính phủ của Đảng tự do cố gắng để cân bằng ngân sách.
- Chương trình lớn này được tạo ra bằng cách tăng thuế và cắt giảm các khoản chi phí chuyển đổi và chi tiêu của chính phủ ở mọi cấp độ.
- Như chúng ta đã biết từ phân tích trước đó, hoạt động này sẽ gây ra áp lực giảm xuống đối với tổng cầu, làm giảm sự phục hồi của nền kinh tế từ khủng hoảng.
- Nếu chúng ta cố gắng thực hiện chính sách ngược chu kỳ để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, chúng ta sẽ tăng tổng cầu bằng chính sách tài chính mở rộng.
- Tuy nhiên, chính sách chống lại thâm hụt của chính phủ liên bang và cấp tỉnh có một tác động phụ không mong muốn là việc tạo ra một chính sách tài chính thắt chặt, điều này chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế duy trì sự tăng trưởng chậm hơn rất
nhiều so với bình thường.
- Chắc chắn rằng nền kinh tế Canada thoát ra khỏi khủng hoảng 1990-1991 chậm hơn rất nhiều so với khủng hoảng năm 1982.
Tuy nhiên, nền kinh tế hiện tại tăng trưởng rất tốt, ngân sách được cân bằng, chi tiêu của chính phủ tăng lên và thuế được giảm xuống - mọi thứ đều diễn ra rất tốt, chừng nào nền kinh tế Hoa Kỳ không có biến cố.
6) Kết luận
Mô hình IS-LM đầy đủ cho phép chúng ta phân tích hoạt động của chính sách tài chính và tiền tệ trong nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ mở rộng
Chúng ta đã thấy rằng chính sách tiền tệ mở rộng được bắt đầu bằng việc ngân hàng trung ương giảm Lãi suất Chiết khấu Ngân hàng, lãi suất mà ngân hàng trung ương đặt ra khi cho các ngân hàng tư nhân vay tiền.
- Lãi suất chiết khấu giảm xuống dẫn đến các ngân hàng tư nhân quyết định giữ mức dự trữ thấp hơn, và tăng việc cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay tiền, với mức lãi suất cơ bản thấp hơn.
- Sự thay đổi này của ngân hàng tư nhân dẫn đến tăng các khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến tăng cung ứng tiền.
- Điều này được thể hiện bằng sự dịch chuỷen xuống đường LM.
- Lãi suất thấp hơn làm cho việc vay tiền rẻ hơn, dẫn đến tăng cầu đầu tư, thể hiện bởi sự dịch chuyển xuống dọc theo đường IS.
- Bây giờ tổng cầu đối với hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế cao hơn, thể hiện bởi sự dịch chuyển sang phải của đường AD.
- Tổng cầu cao hơn tạo ra một áp lực tăng lên đối với mức giá.
- Mức giá cao hơn làm giảm cung ứng tiền thực tế, và giả định rằng chúng ta trong hoàn cảnh mà sự thất nghiệp xảy ra trước hết, điều này tác động một phần chính
sách tiền tệ ban đầu, và dịch chuyển đường LM sang trái.
- Kết quả cuối cùng của chính sách mở rộng là mức lãi suất thấp đi, một mức GDP thực tế cao hơn, và mức giá cao hơn.
Hãy chắc chắn rằng bạn cũng có thể tìm ra một chính sách thắt chặt cho hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế như thế nào.
- Ngày nay có nhiều nhà kinh tế học lo lắng rằng Canada đang ở trong hoặc vượt quá tình trạng việc làm đầy đủ, và có thể phải chịu những vấn đề lạm phát trong tương lai.
Ví dụ, Các số liệu thống kê ở Canada dự đoán rằng chúng ta đang hoạt động gần với sử dụng toàn bộ năng lực các nhà máy.