Các ứng dụng khác:

Một phần của tài liệu ACID LACTIC SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN TỪ MẬT RỈ ĐƯỜNG (Trang 43)

• Sản xuất chất dẻo trong tương lai: người ta đang nghiên cứu sản xuất chất dẻo mới thay thế chất dẻo cũ khó bị phân hủy. Chất dẻo mới này là một loại polymer gọi là poly acid lactic( PLA) là sản phẩm được tạo ra từ phản ứng trùng hợp acid lactic. Người ta hy vọng trong tương lai nó sẽ thay thế chất dẻo làm từ dầu mỏ vì tính chất dễ bị phân hủy của nó. Có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường.

Phần 5:Các vấn đề tồn tại và hướng phát triển: hướng phát triển:

1. Tác hại của lên men lactic:

• Tuy có nhiều ứng dụng quan trọng như trên, sự lên men lactic cũng gây ra nhiều tác hại như: tạo nhớt trong môi trường, tạo gas có hại cho sản phẩm, làm chua và vẫn đục bia, nước ngọt, nước giải khát…

• Vi khuẩn lactic thường dễ xâm nhập vào các thiết bị lên men rượu, từ đó nó lên men lactic làm hư hại cả một giai đoạn của sự lên men rượu, làm rượu bị kém phẩm chất do nó tạo acid lactic, acetic, manit. Lên men này còn gây hỏng, làm chua một số sản phẩm có

đường khi bảo quản.

• Ngoài ra còn có một số vi khuẩn lactic gây bệnh do tiếp nhận những gen gây bệnh khác của vi khuẩn.

• Lên men acid lactic từ mật rỉ đường rất tiện lợi nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật, các chỉ số kỹ thuật phải được đảm bảo nếu không chất lượng sản phẩm sẽ bị giảm sút.

• Mật rỉ đường được coi là nguyên liệu tốt nhất mà rẻ tiền trong các loại đường để lên men nhưng hiện nay vấn đề nguồn nguyên liệu đang gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất.

2. Hướng phát triển:

• Tập trung mở rộng công nghệ mà tập trung là máy móc để tự động hoá các chỉ số kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.

• Công nghệ lên men sản xuất tạo acid lactic đã đi vào ứng dụng từ rất lâu nhưng nó vẫn là một mảnh đất đầy tiềm năng cho các nhà khoa học cũng như các nhẩn xuất.

• So với các nguyên liệu khác mật rỉ đường xem như tối ưu nên cần giải quyết nguồn nguyên liệu,đồng thời nên chăng có sự nhún tay bằng phương pháp gen để cải thiện tác tại của các vi khuẩn lên men lactic đối với chất lượng sản phẩm.

Tài liệu tham khảo:

• Phạm Thành Hổ-Nhập môn Công nghệ Sinh học, NXB Giáo dục 2004.

• Đồng Thị Thanh Thu- Sinh hoá ứng dụng, NXB ĐH Quốc gia TPHCM năm 2000.

• Tô Minh Châu-Vi sinh vật học cơ sở, Năm 2005.

• Diệp Phương Thanh-Nghiên cứu các điều kiện sản xuất acid lactic trong môi trường mật rỉ đường.

Một phần của tài liệu ACID LACTIC SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN TỪ MẬT RỈ ĐƯỜNG (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(48 trang)