Ngân hàng Trung ương phải tiếp tục củng cố và phát huy vai trò điều
hành chính sách tiền tệ của mình. Với việc sử dụng các công cụ và cơ chế thị trường để can thiệp, Ngân hàng Trung ương cần phải có được thông tin cập
nhật và tiếp xúc thường xuyên với thị trường. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phương thức hoạt động của Ngân hàng Trung ương, chuyển từ theo
dõi thụ động và định kì việc tuân thủ các quy định bắt buộc sang tham gia một
cách tích cực và thường xuyên. Việc theo dõi hàng ngày các diễn biến và tỉ giá,
lãi suất và vốn khả dụng trên thị trường tiền tệ sẽ cho biết thời điểm có sự căng
thẳng trên thị trường và mức độ can thiệp. Ngân hàng Trung ương có thể can
thiệp khi cần thiết trên thị trường tiền tệ hoặc ngoại hối một cách công khai
hoặc gián tiếp thông qua các đại lý.
Cần có sự phân chia quyền lực hợp lý giữa các bộ phận ra quyết định, cơ
cấu lại tổ chức của Ngân hàng Trung ương - đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa
các vụ chuyên môn. Hệ thống kế toán cũng cần được hợp lý hoá và hiện đại hoá để cung cấp các thông tin cập nhật cần thiết để quản lý ngắn hạn các hạng mục
chủ yếu trên bảng cân đối của Ngân hàng Trung ương.
Ngoài Ngân hàng Trung ương, cũng cần phải có những thay đổi trong hệ
thống Ngân hàng nói chung. Điểm xuất phát để cải tổ hệ thống Ngân hàng là phải đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng
và việc gia tăng các yếu tố vật chất chỉ được thực hiện trên cơ sở chất lượng quản trị. Đồng thời, việc quản lý hệ thống ngân hàng phải theo hướng hỗ trợ các
ngành kinh doanh có hiệu quả, không phải theo hướng nuôi dưỡng các ngân
hàng yếu kém.
Trước hết của việc cải tổ là phải bắt đầu từ nhân sự, tức là các nhà quản
trị ngân hàng. Để có những nhà quản trị giỏi, trước hết phải có cơ chế lựa chọn và đào thải. Tiêu chuẩn trước hết để lựa chọn một nhà quản trị ngân hàng là chất lượng công việc và tính sáng tạo, đương nhiên phải trên cơ sở đạo đức
nghề nghiệp. Mặt khác, cần có cơ chế sàng lọc bao gồm: thay thế người có năng
lực hơn, thay đổi vị trí đánh giá lại. Một nhà quản trị có thể bị thay thế trong các trường hợp sau: năng lực quản trị yếu, phạm những sai lầm nghiêm trọng
trong quản trị và cạn kiệt các ý tưởng mới trong quản trị làm ảnh hưởng đến sự
phát triển ngân hàng.
Mở rộng quyền tự chủ của ngân hàng trong kinh doanh phải gắn liền với
hệ thống kiểm soát chặt chẽ. Chính sách của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại cần tập trung vào các lĩnh vực có ảnh hưởng đến kinh tế
vĩ mô và hệ thống Ngân hàng, không can thiệp quá sâu vào kỹ thuật nghiệp vụ
– lĩnh vực cần phải tự chủ trong cạnh tranh. Tập trung thanh tra và kiểm soát
chặt chẽ các khâu trọng yếu và các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là các trung tâm tài chính.
Thành lập Ngân hàng chính sách hoặc có biện pháp tách rời hoạt động có tính chính sách trong các Ngân hàng thương mại để tạo ranh giới rõ ràng hơn
giữa chức năng kinh doanh của Ngân hàng thương mại với chức năng cơ quan
thực hiện các chính sách của Nhà nước.
Tiến hành cổ phần hoá hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh
nhằm tạo điều kiện tiến hành cải tổ hệ thống ngân hàng theo hướng cắt giảm chi
hội nhập với khu vực và trên thế giới. Do tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng nên Nhà nước chỉ cần giữ quyền kiểm soát với trên 50% vốn là đủ.