Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Hưng Vượng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần hưng vượng giai đoạn 2015-2020 (Trang 35)

6. Kết cấu của đề tài

2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Hưng Vượng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty Cổ phần Hưng Vượng là Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Xuất khẩu 3/2, trực thuộc Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Bình Dương (xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 10/QĐ-T1 ngày 01/07/1993 của Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Bình Dương.

Trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ gỗ phát triển mạnh mẽ ở các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản công ty đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện và đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ (cao su, thông, gỗ Oak, maple, MDF…) Bằng nỗ lực và sự nhạy bén, công ty đã không ngừng cải tiến trong sản xuất và từng bước đưa công ty phát triển bền vững thành một công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên thị trường trong cũng như ngoài nước.

Với những kết quả đạt được, Ban lãnh đạo Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Bình Dương đã đề nghị với cơ quan Nhà nước về việc cổ phần hóa đơn vị trực thuộc: “Xí nghiệp Chế biến Lâm sản 3/2” thành lập Công ty Cổ phần Hưng Vượng vào đầu năm 2004 và đã được chấp thuận.

Theo Quyết định số 1419/QĐ-CT ngày 02/03/2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Dương, Công ty Cổ phần Hưng Vượng chính thức thành lập.Công ty Cổ phần Hưng Vượng là đơn vị hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

Quy mô hoạt động của công ty

Nguồn vốn điều lệ của công ty chủ yếu là do các cổ đông đóng góp là: 36.425.000.000 đồng. Trong đó:

 Vốn lưu động: 109.667.597.918 đồng.  Vốn cố định: 56.951.026.218 đồng.

Hiện nay, có 1243 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại công ty. Trong đó:  Số công nhân trực tiếp sản xuất là: 1129 người.

 Số nhân viên quản lý gián tiếp và phục vụ khác: 114 người.

Công ty có 02 nhà máy sản xuất:

 Nhà máy Phú Thọ tại đường 30/4, Phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

Bao gồm 6 xưởng xản xuất, 3 nhà kho dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và một nhà ăn tập thể phục vụ bữa trưa cho cán bộ công nhân viên

Những thành quả mà công ty đạt đƣợc trong thời gian qua

Năm 2005:tổng doanh thu bằng ngoại tệ 12 triệu USD đạt 109% kế hoạch của HĐQT công ty giao 11 triệu USD (so với năm 2004 là 9,6 triệu USD tăng 25%).

Năm 2006: công ty Cổ Phần Hưng Vượng doanh thu đạt 18 triệu USD đạt 111% so với kế hoạch năm (tăng 33% so với ùng kỳ năm 2005), về lợi nhuận đạt trên 24 tỷ đồng. các chính sách chế độ của quần chúng CNVLĐ được đảm bảo đúng luật định, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2007: công ty Cổ Phần Hưng Vượng doanh thu đạt 20 triệu USD đạt 111% so với kế hoạch năm ( tăng thêm 33% so với cùng kỳ năm 2006), về lợi nhuận đạt trên 23 tỷ đồng. các chính sách chế độ của quần chúng CNVLĐ được đảm bảo đúng luật định, thu nhập bình quân đạt trên 2 triệu đồng/ người/ tháng

Năm 2008: tổng doanh thu là 385 tỷ so với kế hoạch năm đạt 111.7%. lợi nhuận của năm 2008 là 23 tỷ so với kế hoạch năm 22 tỷ đạt 113.6%. các chính sách chế độ của quần chúng CBNVLĐ được đảm bảo đúng luật định. Thu nhập bình quân đạt trên 2,5 triệu đồng/ người/ tháng.

Năm 2014 đến nay: nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới .Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với các trở ngại lớn về nguyên liệu và vốn cho sản xuất kinh doanh .Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả lương thực và các mặt hàng thiết yếu của cuộc sống luôn tục tăng ,gây nhiều khó khăn cho đời sống của người lao động .Trước tình hình đố toàn thể CB.CNV-NLĐ tại Công ty Cổ Phần Hưng Vượng đã quyết tâm vượt khó ,hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về sản xuất ,kinh doanh và đảm bảo quá trình phát triển bền vững của Doanh nghiệp.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch năm về sản lượng xuất khẩu ,doanh thu và lợi nhuận đạt được là :

Tổng sản lượng xuất khẩu đạt 2.263 conterner Tổng doanh thu 420 tỷ đồng

Để đạt được kết quả khả quan này ,tập thể CB.CNV-NLĐ đã đoàn kết khắc phục những khó khăn ,thực hiện triệt để sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Công ty ,đảm bảo hoàn thành những chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất, kinh doanh mà Đại hội Cổ đông đề ra .Đây là kết quả thuận lợi cho việc thực hiện quá trình phát triển và xây dựng mô hình công ty đại chúng trong thời gian tới.

2.1.2 Thông tin cơ bản về công ty

 Tên Công Ty : Công Ty Cổ Phần Hƣng Vƣợng

 Tên Tiếng Anh : PROSPER JOINT STOCK COMPANY.

 Tên Giao Dịch Quốc Tế: Prosper Joint – Stock Company( PJ Co.)  Mã Chứng Khoán : HVC

 Địa Chỉ : Đường Nguyễn Văn Tiết, Thị Trấn Lái Thiêu, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương

 Điện thoại : 0650 – 3755517

 Fax : 0650 - 3757911; 3756394  Email : prosper@hcm.vnn.vn  Website : http://www.prosper.com.vn

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Cơ cấu của công ty cổ phần Hưng Vượng được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là cơ cấu tổ chức khá hợp lý và có khoa học phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của công ty.

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của sơ đồ trên:

Ưu điểm:

- Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ.

- Chế độ trách nhiệm rõ ràng.

- Tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban, tổ chức.

- Tuân thủ theo nguyên tắc chỉ có một người đứng đầu. Nhược điểm:

- Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện

2.1.3.2 Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.

Ban kiểm soát: là người thay mặt hội đồng cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của ban giám đốc.

Ban giám đốc:

- Hoạch định chiến lược phát triển đúng đắng, xác định các mục tiêu cụ thể và các kế hoạch hành động.

- Điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.

- Kiểm soát và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của công ty nhằm đảm bảo hệ thống đang hoạt động tốt và đúng hướng.

- Trách nhiệm phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các thành phần kinh tế, cơ quan nhà nước và các cổ đông.

Trợ lý giám đốc: giữ vai trò tham mưu cho tổng giám đốc về chuyên môn, chuẩn bị kế hoạch, các dự thảo trong phạm vi của mình.

Bộ phận nghiêm cứu – phát triển thị trường:

- Nghiên cứu, điều tra thị trường chế biến gỗ. - Tìm kiếm, phân tích các cơ hội kinh doanh.

- Đảm bảo xây dựng một nguồn lực đúng, đủ về chất lượng và số lượng.

- Xây dựng tinh thần hợp tác, góp phần định hình văn hóa công ty lành mạnh. - Trách nhiệm cũng như quyền hạn tùy thuộc vào công việc của các cá nhân trong bộ phận.

 Cơ cấu của bộ phận Nhân Sự - Hành Chính:

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ cơ cấu của bộ phận Nhân Sự - Hành Chính

Chức năng của bộ phận nhân sự - hành chính

Tham mưu cho giám đốc thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý hành chính, quản lý nhân sự.

Nhiệm vụ:

- Tuyển dụng nhân sự

- Quản lý ngày công của cán bộ - công nhân viên –người lao động (CB-CNV- NLĐ)

- Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự cho toàn công ty, quản lý đội xe và đội bảo vệ.

- Đảm bảo nguổn nhân lực đúng, đủ về số lượng và chất lượng. - Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho CB-CNV-NLĐ.

- Xây dựng tinh thần hợp tác, góp phần định hình văn hóa Công ty lành mạnh. - Thực hiện chức năng quản lý nhân sự điều phối, tuyển dụng, đào tạo, phân công trách nhiệm có hiệu quả.

- Nghiên cứu và thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước về lao động. - Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động như BHXH, BHYT và trang thiết bị bảo hộ lao động...

Y tế Môi trƣờng Chế độ CS N. Hành chính Trƣởng BP Giám đốc Nhân sự - HC

- Tìm hiểu đành giá thành tích của từng công nhân viên, và các bộ phận trong công ty, từ đó báo cáo công tác tháng, quý, năm va đề nghị cấp trên xem xét khen thưởng, kỷ luật.

- Thực hiện nhiệm vụ văn thư, lưu trữ nhân sự cho công ty.  Bộ phận tài chính kế toán:

 Chức năng:

Tham mưu cho giám đốc thực hiện các hoạt động liên quan đến tài chính kế toán  Nhiệm vụ:

- Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan thuộc lĩnh vực tài chính kế toán.

- Theo dõi và kiểm soát được các nguồn lực tài chính của công ty. - Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính năm.

- Phân tích đành giá được các chi phí, các chỉ số để hỗ trợ các quyết định kinh doanh. - Tìm kiếm các nguồn lực tài chính, đầu tư tài chính, phân tích và dự báo kết quả của các dự án đầu tư mới.

Bộ phận sản xuất:

- Bộ phận kỹ thuật

- Thiết kế và tạo mẫu các sản phẩm mới

- Triển khai và kiểm soát kỹ thuật, quy trình sản xuất.  Bộ phận kế hoạch sản xuất

- Nghiên cứu và phát triển thị trường

- Nghiên cứu, điều nghiên thị trường chế biến gỗ.

- Tìm kiếm, phân tích cơ hội phát triển trong kinh doanh và xây dựng các dự án đầu tư mới.

Kế hoạch sản xuất:

- Đảm bảo công việc kinh doanh hiện tại được thực hiện theo cách tốt nhất. Mục tiêu này được diễn giải thành các chỉ tiêu sau:

- Đàm phán đơn đặt hàng theo hướng có lợi cho công ty. - Lên kế hoạch sản xuất phù hợp.

- Giao hàng đúng, đủ chất lượng, số lượng và thời gian. - Lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất và cung cấp kịp thời.

- Quản lý, bảo quản, dự trữ vật tư, nguyên liệu hàng hóa của công ty đảm bảo đầy đủ an toàn.

Quản lý chất lượng:

- Kiểm soát được các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng được thực hiện đúng cam kết với khách hàng.

- Đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty đạ hiệu quả như mong muốn về số lượng cũng như chất lượng.

- Đảm bảo cho hệ thống quản lý chất lượng theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Bộ phận xuất nhập khẩu:

- Điều hành công tác xuất hàng ra nước ngoài và nhập trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Trực tiếp thực hiện hay hỗ trợ thanh toán tiền hàng và thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu.

- Xưởng cơ điện:

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời điện, hơi, khí nén…, phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của toàn công ty.

- Bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.

- Hướng dẫn vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị bảo đảm mức độ an toàn cho tính mạng của người sử dụng máy và người sử dụng điện.

Các xưởng sản xuất:

- Đảm bảo cho việc sản xuất thử cho các sản phẩm mới được tiến hành nhanh chóng và đúng kỹ thuật.

- Đảm bảo cho việc sản xuất các sản phẩm hiện tại đúng, đủ về chất lượng, số lượng,

- thời gian với mức chi phí thấp nhất.Quản lý hiệu quả các tài sản, máy móc, thiết bị đã được công ty cung cấp. Đảm bảo năng suất ngày càng tăng, chi phí sản xuất ngày càng giảm.

2.1.4 Quy trình và chức năng hoạt động

2.1.4.1 Quy trình sản xuất chính của công ty

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ sản xuất chính của PJCo

Diễn giải:

Công ty mua phôi tẩm từ bên ngoài, chọn phôi đúng kích cỡ để đưa qua bào 4 mặt phẳng thanh gỗ. Sau đó, chuyển sang phân loại màu sắc, vân gỗ tương đương để ghép dọc với nhau dài từ 1,8m đến 2,4m. Thanh gỗ sẽ được phay mộng, nhúng keo và ghép nối với nhau, thanh ngắn nhất là 0,2m có thể dùng để ghép với thanh dài 5m. Các thanh gỗ ghép dọc được đưa qua máy bào cạnh để làm phẳng 2 mặt trước khi được ghép ngang. Đưa những thanh gỗ này qua máy bôi keo và xếp lên giàn, ghép nhanh thành tấm vá có chiều rộng tối đa là 1m. Sau khi ghép ván cần để 45 phút cho keo kết dính mới lấy xuống, xếp hong gió cho khô rồi mới chuyển sang máy chà nhám khổ rộng để chà phẳng 2 mặt của tấm ván. Kết thúc công đoạn này ta được ván ghép tấm.

Dùng ván ghép tấm cắt theo kích thước chi tiết sản phẩm bằng công nghệ cao. Sử dụng phần mềm máy vi tính cho việc tạo mẫu chi tiết sản phẩm như: nóc, hộc tủ, cánh cửa, chân ghế, … Tiếp tục khoan mộng, chốt gỗ, làm tay nắm lên các chi tiết sản phẩm theo yêu cầu mẫu mã.

Chà nhám sơn: các chi tiết sản phẩm sau khi chà nhám xong chuyển sang chà thô, dùng máy chà xẻ, chà cạnh, chà mặt chà bằng tay để làm sạch vết trầy xước, sớ gỗ cho thật phẳng. Sau đó, bỏ bột màu lên chi tiết sản phẩm theo yêu cầu. Sơn phủ từng chi tiết nhiều lần, mang ra chà tinh (dùng giấy nhám có độ hạt mịn hơn để chà lán). Sau cùng là sơn bóng chi tiết sản phẩm để tiếp tục lắp ráp sản phẩm.

Lắp ráp từng chi tiết rời theo bộ phận, gắn bản lề, bắt vít bù lon, kiểm tra và phủ lại lớp sơn bóng rồi chuyển sang đóng gói.

Phôi tẩm sấy Phôi bào 4 mặt Công đoạn định hình Ván ghép tấm Công đoạn chà nhám Thàn h phẩm Xuất khẩu

Kiểm tra sản phẩm lại lần cuối, gắn kính, dán mark, catalo hướng dẫn, phụ kiện kèm theo sản phẩm, đóng gói bao bì chờ giao hàng.

Nguyên liệu đầu vào

Vật liệu chính: ngoài chủng loại gỗ cao su, xí nghiệp còn nhập khẩu thêm nhiều chủng loại nữa như: gỗ thông, Oak,… (là gỗ rừng tự nhiên đã được tẩm sấy).

Vật liệu phụ: nhám, sơn, giấy dán, viền nhựa, đinh, vít … đa phần được mua tại Việt Nam, riêng các loại viền nhựa, thanh ray, bản lề … được nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Nhiên liệu – Năng lƣợng – Thiết bị máy

- Nhiên liệu: dầu DO chủ yếu phục vụ cho xe nâng lớn, máy phát điện; xăng A92 dùng cho xe ô tô, xe nâng nhỏ; nhớt dùng châm các loại máy.

- Năng lượng chính phục vụ cho sản xuất là điện năng.

- Thiết bị máy: toàn bộ máy móc, thiết bị dùng phục vụ sản xuất đều được nhập từ nước ngoài.

Hướng phát triển của công ty

Không ngừng nổ lực nghiên cứu, cải tiến trong sản xuất, công ty đã và đang từng bước phát triển thành một công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên thị trường trong và ngoài nước.

2.1.4.2 Chức năng hoat động :

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần hưng vượng giai đoạn 2015-2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)