NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRÊN

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo khoa quản lý - kinh doanh: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 docx (Trang 35 - 38)

- T ỈNH ĐỒNG N AI ĐỨNG THỨ 4 VỚI 62/1255 CHỨNG CHỈ , CHIẾM 4,9%

3.2NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRÊN

- Công nghệ: Công ty nên đầu tư vào việc mua máy móc tự động đổi mới công nghệ, nâng cao trang thiết bị làm việc và bảo hộ cho công nhân làm việc.

Luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu và mở rộng thị trường hoạt động của công ty trong nước, khu vực và cả trên thế giới.

Hệ thống trang web công ty cần được nâng cao đó như bộ mặt của công ty.

- Tổ chức: Nâng cao ý thức làm việc, trách nhiệm từ lãnh đạo đến công nhân viên chức trong công ty. Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát quá trình làm việc nội bộ tốt hơn: Giảm bớt nguy cơ rủi ro trong SXKD (tai nạn lao động, sai sót gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tiến độ công trình, rút ruột công trình ...). Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.

Chú trọng vào biện pháp phòng ngừa, trên cơ sở xây dựng các chương trình khung các kế hoạch sẽ thực hiện trong thời gian tới để giúp cho việc thực hiện một cách dễ dàng và ít bị động. Áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại các khu vực sản xuất kinh doanh của công ty.

Cần rà soát điều chỉnh một số chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, tránh chồng chéo.

Có chế độ thưởng phạt công minh. Gắn trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao.

Sử dụng đúng việc, đúng người. cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân, có chính sách đào tạo và thu hút nhân tài.

Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.

Trưởng bộ phận có quyền đề xuất lựa chọn nhân sự do mình quản lý.

- Tài chính: Cần liên kết hợp tác tốt với các ngân hàng trong và ngoài nước để có thể huy động được nguồn vốn kinh doanh và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức khác. Cần so sánh chi phí và doanh thu giữa các giai đoạn từ đó có điều chỉnh kịp thời.

- Nguồn lực: Công ty nên chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ trong tổ chức, nhất cán bộ lãnh đạo cấp cao vì họ là những người trực tiếp đưa ra các mục tiêu chiến lược để thực hiện công việc, bên cạnh đó công ty nên đưa ra các hoạt động thi đua giữa các tổ nhóm, giữa các công nhân để nâng cao tay nghề, tinh thần đoàn kết và mở các lớp đào tạo nhằm hoàn thiện kỹ năng đang còn thiếu cho công nhân. Cần thay đổi cách thức làm việc, hướng mọi thành viên theo “tác phong công nghiệp” mới.

Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho toàn công ty, quy định rõ vai trò và trách nhiệm quyền hạn của mỗi cá nhân để thực hiện mục tiêu đó. Và giới thiệu các triết lý của mô hình, các công cụ thống kê để giúp nhân viên có thể hiểu rõ hơn

mô hình hiện tại công ty áp dụng. Giúp họ ý thức mình đã làm được gì và cần phải làm gì.

- Chính sách: Cán bộ lãnh đạo cấp cao cần chú trọng hơn nữa đời sống riêng của nhân viên giúp họ cảm thấy được sự quan tâm của lãnh đạo, tạo lòng tin của họ đối với công ty, từ họ sẽ nỗ lực và tự giác hơn trong công việc. Công ty cần mở rộng hợp tác với các công ty khác cùng ngành để đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm và tìm ra phương pháp kinh doanh sản xuất mới. Vì do tính chất của công việc nên công ty thường xuyên tổ chức các các hoạt động vui chơi thể thao, để rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho nhân viên, cần đưa ra các chính sách khen thưởng khích lệ tinh thần sáng tạo của nhân viên. Có chính sách chăm sóc khách hàng từ khi nhận hợp đồng đến sau khi hoàn thành Đây là lúc khẳng định thương hiệu hàng hóa trong lòng người tiêu dùng hợp lý nhất.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp không nên chỉ nhìn vào các tín hiệu trong công ty mà còn phải nhìn rộng ra thị trường thế giới, bởi thị trường Việt Nam sẽ chịu tác động từ bên ngoài. Doanh nghiệp phải tiến hành “tình báo kinh doanh” để nắm bắt tình hình và có ứng xử phù hợp.

- Hệ thống thông tin và truyền thông cần được tổ chức hợp lý để bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng người có thẩm quyền

Thường xuyên rà soát, kiểm tra và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của tổ chức sau khi ký cam kết hay không. - Do phải tốn nhiều sức lực để xây dựng hệ thống nên sau khi nhận được giấy chứng nhận, tâm lý chung của công chức cảm thấy thoả mãn, cho rằng mọi công việc liên quan đến ISO đã hoàn thành. Tâm lý này rất có hại cho việc duy trì hệ thống. Lãnh đạo cần phải làm cho cán bộ nhận thức rằng đến lúc này tổ chức mới chỉ đạt được mức độ “bức trang phác thảo” hay “bản viết thô” mà thôi. Thực tế khi vận hành thường có những trường hợp phát sinh mà khi xây dựng văn bản chưa lường được hết, hoặc văn bản đã xây dựng còn thiếu mạch lạc, chưa rõ ràng về mặt câu chữ, khó thực hiện trong thực tế…Khi đó tổ chức cần phải tiếp tục tiến hành soát xét và điều chỉnh. Nói cách khác sau khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức phải liên tục xem xét cải tiến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thông qua việc điều chỉnh hệ thống văn bản cho phù hợp với thực tế công việc. Hoạt động này gọi là cải tiến thường xuyên, là yêu cầu bắt buộc và được thực hiện định kỳ thông qua các hoạt động đo lường, phân tích và cải tiến. Hoạt động cải tiến thường xuyên không chỉ do một bộ phận hay cá nhân nào trong tổ chức thực hiện mà đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức đó. Vì thế, để duy trì hệ thống, sự nổ lực không ngừng của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong suốt thời gian dài là yêu cầu then chốt. Thông qua sự nổ lực này chất lượng các văn bản, các quyết định không ngừng đuợc nâng lên….

Tài liệu tham khảo:

[1]. Bài giảng từ giáo viên phụ trách bộ môn

[2]. Quản lý chất lượng quốc tế, tác giả Lưu Thanh Tâm. [3]. Một số trang web khác

Danh sách nhóm này:

1. Lưu Thị Phương Thảo (nhóm trưởng) 2. Đinh Thị Trang

3. Vũ Hoài Nam 4. Trần Đình Khánh 5. Lê Đại Hoàng 6. Trần Phương Thảo

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo khoa quản lý - kinh doanh: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 docx (Trang 35 - 38)