Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thờ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " quan hệ phân phối ở nứoc ta hiện nay " doc (Trang 26 - 31)

1. 3.2 Phân phối theo tài sản hay vốn và những đóng góp khác

2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thờ

TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang từ thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội,có sự đan xen của nhiều hình thức sỏ hữu kinh tế cũng như các hình thức phân

phối khác nhau.Đảng và nhà nước ta đã nhấn mạnh vai trò của phân phối,nhấn

mạnh vai trò của việc hoàn thiện các hình thức phân phối nhàm nâng cao đòi sóng của nhân dân về mọi mặt:vật chất,văn hoá…Phải thể hiện tính ưu việt của

chủ nghĩa xã hội nói chung và của đảng nhà nước ta nói riêng, phải thể hiện được

vai trò dẫn đường của đảng .Để đạt được kết quả như vậy chúng ta phải thưc hiện

một số giải pháp sau:

Thứ nhất cần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, thực hiện nguyên tắc

phân phối theo cống hiến.Về thực chất chính là nguyên tắc phân phối vừa theo lao động vừa theo mức đóng góp vốn vì xét cho cùng thì cống hiến của các cá nhân

cho xã hội chỉ có hai loại là cống hiến bằng sức lao động và cống hiến bằng sự

góp vốn. Việc thực hiện phân phối theo lao động và theo mức đóng góp vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Để thực hiện được nguyên tắc

phân phối này thì phải xác định đúng giá trị cống hiến bằng sức lao động của từng người và tỷ lệ giữa giá trị cống hiến bằng sức lao động và gía trị cống hiến bằng

sự góp vốn. Trong đó phải đảm bảo phân phối theo lao động là chủ yếu như vậy

sự phân phối mới đảm bảo tính công bằng, Xã hội dân chủ văn minh.

Thứ hai là thực hiện phân phối công bằng trong thu nhập,điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sư chênh lệch về mức thu nhập.Nhà nước phải hạn chế sự chênh lệch thu nhập quá đáng để không khiến xã hội bị phân hoá thành hai cực cấp. mà

trước hết đối với người làm công ăn lương thì tiền lương phải thực sự trở thành nguồn thu nhập chính để nuôi sống họ, từ đó họ có thể hoàn toàn yên tâm và say mê với nghề nghiệp. Để cho tiền lương thực sự trở thành một đòn bẩy thúc đẩy người lao động làm việc với sức sáng tạo, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục

Trong việc xác định tiền lương cần quán triệt những nguyên tắc sau: Trước tiên là cần cải cách chính sách tiền lương. Cải cách tiền lương phải mang

tính triệt để và căn bản, tạo ra một luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp hưởng lương từ nguồn ngân sách . Chính sách tiền lương mới phải phải thật sự là động

lực để xây dựng một nền hành chính quốc gia trong sạch với một bộ máy công

quyền mạnh mẽ, công minh. Cải cách tiền lương phải được tiến hành đồng bộ với

hàng loạt các biện pháp khác, đặc biệt là cải cách hành chính và cải tiến cơ chế

quản lý kinh tế đòng bộ, có hiệu quả..Cần xác định đúng đối tượng trả lương và cơ chế trả lương thích hợp. Giảm một cách đáng kể đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước với những bước đi thích hợp. Phải sử dụng mạnh mẽ hơn và

hiệu quả hơn thuế thu nhập cá nhân như một phương tiện chủ yếu để điều tiết lợi

ích giữa các tầng lớp trong xã hội.

Tiến tới nâng tỷ trọng nâng thuế thu nhập cá nhân trong ngân sách Nhà

nước.Tiền lương phải đủ để đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động, nó phải

thực sự là bộ phận thu nhập chủ yếu của người lao động . Tiền tệ hoá tiền lương

một cách triệt để, xoá bỏ tận gốc các khoản bao cấp trong phân phối. Mức lương

phải gắn với trình độ phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan

hệ cung cầu lao động, mức cống hiến của từng cá nhân, sự biến động của giá cả

và lạm phát.Xây dựng cơ chế quản lý tiền lương mới phải đảm bảo vừa tăng cường vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước, vừa mở rộng quyền tự chủ

của các đơn vị cơ sở. Phải tiến hội nhập hành công cuộc tổ chức và phân công lại lao động xã hội trên phạm vi toàn xã hội, tinh giảm biên chế trong khu vực Nhà

nước. Chỉ có như vậy thì bộ máy Nhà nước hoạt động mới có hiệu quả.Thay đổi cơ cấu thu chi ngân sách tạo nguồn cho cải cách tiền lương. Cần giảm bớt chi đầu tư phát triển dưới dạng đầu tư vào cơ các công trình sản xuất kinh doanh, nguồn

ngân sách sẽ có đủ nguồn đảm bảo cải cách căn bản tiền lương.

Thứ ba là phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, đảm bảo sự hài hoà về lợi ích giữa các thành phần trong đó lấy thành phần kinh tế Nhà nước làm chủ

đạo. bên cạnh đó nâng cao vai trò của thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể để làm cơ sở cho định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư là tăng cường đầu tư cho các quĩ phúc lợi xã hội để góp phần

bổ sung một phần đáng kể vào tổng thu nhập của người dân nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân và tạo ra sự phân phối

công bằng trong xã hội.

Thứ năm xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống luật

trong lĩnh vực phân phối thu nhập phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam .

Tiếp tục nghiên cứu , xây dựng hoàn thiện các nguyên tắc , nội dung

phân phối thu nhập cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng

XHCN ở Việt nam.

Thứ sáu cần phải hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của hoạt động tài

chính ngân hàng để có thể nắm được vàđiều tiết mọi vận động của của cải và tiền tệ ra vào các doanh nghiệp cũng như hộ dân cư.ngoài ra nhà nước phải đóng vai trò tích cực trong việc phân bổ tài nguyên , đất đai , có chương trình

đào tạo giáo dục …..

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo sự phân phối công

bằng trong xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển và ổn định xã hội trong thời gian

tới, tiến tới kiện toàn nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thụ trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,đảm bảo xã hội công bằng dân chủ văn minh.

KẾT LUẬN

Phân phối dù trong xã hội nào thì đều chiếm một vị trí quan trọng, không

thể thiếu được trong nền sản xuất xã hội. Hình thức phân phối thể hiện bản chất

của chế độ xã hội.

Phân phối tác động trực tiếp đến mọi ngành, mọi đơn vị kinh doanh, mọi

mặt đời sống và mọi người trong xã hội. Do đó trong thời kỳ quá độ, nhà nước

phải biết sử dụng quan hệ phân phối như một công cụ đắc lực để tác động đến sự

phát triển của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bằng chính sách huy động, phân phối vốn đúng đắn, chính sách về tiền lương, tiền thưởng năng suất

chất lượng... Nhà nước có thể hướng dẫn, kích thích các đơn vị kinh doanh tích cực áp dụng thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật, từ đó tác động có hiệu quả vào cơ cấu kinh tế mới.

Mặc dù trình độ sản xuất còn thấp, mức sống chưa cao, nhưng nếu nhà

nước biết khéo léo sử dụng công cụ phân phối vẫn có thể thể hiện tính ưu việt của

chế độ mới. Một khác , nhà nước có thể tận dụng được khả năng của xã hội để

phân phối hợp lý, không để lãng phí, không để rơi vào tay kẻ bất lương. Nhà nước

còn có thể thông qua các biện pháp phân phối và phân phối lại thu nhập để đảm

bảo công bằng hơn trong xã hội, đảm bảo cho sự phát huy, phát triển bình đẳng năng lực của mọi thành viên trong xã hội.

Trong giai đoạn đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay, do

sự tồn tại của nhiều giai cấp, tầng lớp với lợi ích còn chưa thống nhất nên lao

động chưa thể là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, là "phương kế sinh nhai" của mọi người. Do đó, trong xã hội còn có sự khác biệt về mức sống, vị trí giữa các thành viên dựa trên cơ sở mức đóng góp của mỗi người vào xã hội. Mặc dù vậy, ta chấp

nhận hình thức phân phối này vì nó phù hợp với quan hệ sản xuất của nước ta.

Thực hiện nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội đến một giai đoạn cao hơn, văn minh hơn đó là Tiến lên chủ nghĩa cộng sản, trong đó quyền

bình đẳng thực sự trong xã hội, tức là nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo

nhu cầu", mọi người đều có cơm ăn áo mặc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục và đào tạo ----giáo trình kinh tế chính trị, NXB chính trị quốc gia

2. (PGS_PTS. Tống văn đường)đổi mới cơ chế và chính sách quản lí lao động trong nền kinh tề thị trường ở việt nam

3. Tạp chí kinh tế & phát triển số 68, số 72

4. Tìm hiểu chế độ tiền lương mới

5. (PTS.Mai Ngọc Cường - PTS. Đỗ Đức Bình) phân phối thu nhập trong

nền kinh tế thị trường

6. Bộ lao động và thương binh xã hội:

Thị trường lao động và giải quyết việc làm.

Trung tâm thông tin khoa học lao động và xã hội, Hà Nội , 1994

7. Bộ lao động và thương binh xã hội: Đói nghèo, hiện trạng và giải pháp

Trung tâm thông tin khoa học lao đọng và xã hội, Hà Nội, 1994 8. Đảng cộng sản Việt Nam:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY... 2

1.1. Tính tất yếu khách quan của quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay... 2

1.2. Vai trò của quan hệ phân phối... 4

1.3. Các hình thức phân phối ở nướ ta hiện nay... 6

1.3.1. Phân phối theo lao động ... 6

1. 3.2. Phân phối theo tài sản hay vốn và những đóng góp khác... 9

1.3.3. Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội... 10

1.4. Kinh nghiệm một số nước về quan hệ phân phối... 11

1.4.1. Singapore... 11

1.4.2. Malayxia... 11

1.4.3. Inđônêxia... 12

1.4.4. Philippin ... 12

1.4.5. Thái Lan ... 13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI... 15

2.1. Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay... 15

2.1.1. Thực trạng về chính sách tiền lương... 15

2.1.2. Thực trạng về vấn đề lợi nhuận... 20

2.2. Những nhận xét khi rút ra khi nghiên cứu thực trạng của quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay... 21

2.2.1. Ưu điểm... 21

2.2.2. Nhược điểm... 21

2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới... 22

KẾT LUẬN... 25

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " quan hệ phân phối ở nứoc ta hiện nay " doc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)