Sử dụng các công cụ như chiết khấu, giảm giá một cách hợp lý cho những khách hàng mua với số lượng nhiều và thường xuyên, xây dựng một

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu PROSIMEX” pdf (Trang 42 - 46)

những khách hàng mua với số lượng nhiều và thường xuyên, xây dựng một chính sách khách hàng hấp dẫn hơn nhằm giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Đây là giải pháp hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu cà phê áp dụng vì có thể sử dụng công cụ giá để xúc tiến việc xuất khẩu. Mặt khác, Công ty cũng cần chủ động đa dạng hoá mối quan hệ đó thông qua các hình thức xuất khẩu liên kết như: hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, bồi hoàn, đối lưu

Ở Việt Nam có nhiều Công ty Nhật Bản và Hàn Quốc hoạt động như: NISSO, IWAI, ITOCHU, MAROBENI .. các Công ty này có nhiều hiểu biết về thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc lại hiểu kỹ về cách làm ăn của Việt Nam. Bước đầu thông qua họ để tìm kiếm các đối tác nhập khẩu cũng là một cách làm có nhiều thuận lợi .

Đối với thị trường các nước ASEAN:

Các nước nhập khẩu chính là Singapore, Malaysa, Inđôlêsia, Philippine, Tháilan. Trong đó trừ Singapore chủ yếu nhập cà phê nhân còn thành phần cà phê nhập khẩu của các nước còn lại khá đa dạng bao gồm cả

cà phê nhân, cà phê bột, cà phê rang và cà phê dạng tinh chế. Việc buôn bán với các đối tác trong nội bộ khối ASEAN có rất nhiều thuận lợi và trong tương lai sẽ còn thuận lợi nhiều hơn nữa khi chương trình miễn giảm thuế ( CEPT) được thực hiện đầy đủ. Để làm việc này thì khâu đầu tiên cần quan tâm là đa dạng hoá sản phẩm, tập trung phát triển về chiều sâu với việc xuất khẩu các sản phẩm được chế biến từ cà phê nhân, nâng cao chất lượng cà phê cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

đ. Tiếp tục tìm kiếm và thâm nhập những vùng thị trường tiềm năng tại Mỹ. Hiện tại cộng đồng người Việt Nam quốc tịch Mỹ rất đông, làm thị

42

trường tiềm năng của Công ty. Nhưng đây không phải là mạng thị trường duy nhất Công ty có thể thâm nhập vì vậy trong thời gian tới Công ty cần thông qua đại diện tại Mỹ, các nguồn cung cấp thông tin khác cũng như

thông qua chính khu vực thị trường tiềm năng của mình để tìm hiểu những khu vực nhu cầu có thểđáp ứng .

e. Với thị trường đang trong giai đoạn khó khăn như Nga và Đông Âu Công ty lên tiếp tục duy trì mối quan hệ bạn hàng cũ để giữ vị trí của mình vì khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời. Hơn nữa, trong tương lai đây sẽ là thị

trường tiêu thụ cà phê lớn của thế giới với tỉ lệ tăng trưởng cao về nhu cầu.

3.2.3.CÁC BIỆN PHÁP ĐỒNG BỘ KHÁC.

Để các giải pháp nêu trên phát huy hiệu quả thì cần có các biện pháp

đồng bộ từ phía Nhà nước và ngành cà phê Việt Nam. Các biện pháp này phải được nghiên cứu và sớm đưa ra thực hiện vì quyền lợi của người xuất khẩu phải thi hành. Những biện pháp cần thiết, theo người viết bài này, bao gồm:

Xây dựng quỹ phòng ngừa rủi ro trong ngành cà phê để hỗ trợ về vốn cho người xuất khẩu cũng như người trồng cà phê.

Yêu cầu các nhà sản xuất phải là thành viên của Hiệp hội Cà phê- CaCao Việt Nam để tiện việc quản lý tránh tình trạng tranh mua, tranh bán.

Đề nghị chính phủ hỗ trợ về lãi suất ngân hàng trong trường hợp bị

thiẹt hại về giá và giãn nợ ngân hàng cho các Công ty có hàng lưu kho. Giao thêm quyền hạn cho Hiệp hội cà phê-CaCao Việt Nam xứng với tầm vóc một ngành hàng xuất khẩu lớn đứng thứ 3 trên thế giới.

Đề nghị Nhà nước tăng cường việc kiểm tra phẩm chất, thống nhất tiêu chuẩn chất lượng cao và phương pháp đánh giá mẫu hàng đảm bảo cà

43

phê xuất khẩu có chất lượng cao hơn. Đồng thời cần thống nhất quản lý việc áp dụng tiêu chuẩn Nhà nước về cà phê tránh tuỳ tiện.

44

Lời kết luận

Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

Đảng, nhà nước và trực tiếp cụ thể nhất là hướng tới 1 mục tiêu : "Tăng xuất khẩu" trong đó phát triển xuất khẩu là nội dung cơ bản nhất, để đạt

được mục tiêu trên thì việc xem xét thực trạng và hoàn thiện quy trình xuất khẩu và phát triển sản xuất là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hiện nay rất quan tâm trong thời gian sắp tới thì sản xuất và xuất khẩu vẫn là trọng tâm của các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu và nhập khẩu để đứng vững phát triển và từng bước hoà nhập vào thị trường khu vực và quốc tế theo tiến trình chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam rất cần được bộ thương mại và nhà nước quan tâm đến, tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ

nguồn vốn đầu tư để có đủ khả năng cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hoá trong tương lai trong thời gian qua, Công ty Prosimex đã đạt được thành tựu khá cơ bản, đáp ứng được nhiều mục tiêu mà bộ đề ra . Tuy nhiên so với tương quan chung thì vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ của Bộ thương mại và nhà nước để giúp Công ty có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian sắp tới

Sau một thời gian thực tập tìm hiểu thực tế, tham khảo một số tài liệu và chính sách của quốc gia và ngành thương mại đặc biệt là các báo cáo mấy năm gần đây của Công ty sản xuất và xuất khẩu Prosimex cùng với các anh chị ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đã giúp em hiểu biết được phần nào những thuận lợi, khó khăn mà Công ty gặp phải trong thời gian qua và trong tương lai sắp tới, kết hợp với những hiện thực

đã được học từ nhà trường, đặc biệt là có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, Thạc Sỹ Vũ Sỹ Tuấn em đã hoàn thành nội dung chuyên đề thực tập. Tuy nhiên trong chuyên đề này, xuất phát từ nhận thức cá nhân, em mạnh dạn đề xuất một giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu của Công ty dựa theo cả lý luận và tình hình hoạt động thực tế của Công ty. Em rất mong được các cán bộ Công ty xem đây như là những ý kiến dùng để

tham khảo trong quá trình thực thi sau này và hy vọng rằng trong chuyên

45

khăn, cải tiến hoàn thiện các giải pháp tối ưu khác nhằm làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty hiệu quả hơn để Công ty vượt qua những khó khăn thử thách trong thời gian tới .

Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên những vấn đề mà chuyên đề em đề cập đến chưa thật đầy đủ, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp của các thầy, các cô để em có thêm được những kinh nghiệm quý báu giúp cho công việc của mình trong tương lai.

Một lần nữa, em xin trân thành cám ơn các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Thạc Sỹ Vũ Sỹ Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn, em cũng xin cám

ơn ban lãnh đạo Công ty sản xuất và xuất khẩu công nghiệp nhẹ Prosimex và các anh chị em ở phòng kinh doanh xuất khẩu của công ty đã giúp đỡ

em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu PROSIMEX” pdf (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)