Giúp học sinh tô và viết được các chữ: e, b, bé theo vở tập viết 1, tập một.

Một phần của tài liệu tuần 2 (Trang 25)

-Viết đúng độ cao các con chữ. - Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.

II.Đồ dùng dạy học:

-Mẫu viết bài 2, vở viết, bảng … .

III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi 2 học sinh lên bảng viết. Nhận xét bài cũ.

2.Bài mới :

1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước,

2 học sinh lên bảng viết: các nét cơ bản.

Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.

GV hướng dẫn HS quan sát bài viết. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.

Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.

- Chữ e cao mấy li, điểm đặt bút... điểm dừng bút...

- Chữ b cao mấy li? gồm mấy nét được viết như thế nào?

- Khoảng cách giữa các con chữ được viết như thế nào?

HS viết bảng con. GV nhận xét sửa sai.

Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành.

3.Thực hành :

Cho học sinh viết bài vào tập.

GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết

4.Củng cố :

Hỏi lại tên bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương.

5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.

trên.

HS nêu tựa bài.

HS theo dõi ở bảng lớp.

e, b, bé.

Học sinh nêu :

- Chữ e cao 2 li gồm 1 nét thắt. - các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: b (bé). Con chữ viết cao 2 dòng kẽ. - Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. Học sinh viết 1 số từ khó. - HS thực hành bài viết. - HS nêu: e, b, bé. ------ Tiết 4: MĨ THUẬT VẼ NÉT THẲNG I.Mục tiêu :

-Giúp HS nhận biết được các loại nét thẳng. -Biết cách vẽ nét thẳng.

-Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, để vẽ , tạo hình đơn giản đơn.H/S khá giỏi : Phối hợp các nét thẳng để tạo thành hình vẽ có nội dung.

II.Đồ dùng dạy học:

GV: -Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng. -Một bài vẽ minh hoạ.

Học sinh : -Vở tập vẽ 1.

-Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.

1. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu nét thẳng.

GV giới thiệu tranh trong Vở Tập vẽ 1 để học sinh quan sát và biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng: − Nét thẳng “ngang” (nằm ngang) − Nét thẳng “nghiêng” (xiên). − Nét thẳng “đứng”. − Nét “gấp khúc”. GV chỉ vào cạnh bàn, bảng… để học sinh thấy rõ hơn về các nét thẳng, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng…

Yêu cầu học sinh tìm thêm các ví dụ về các nét thẳng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét thẳng

GV vẽ các nét lên bảng để học sinh quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi: Vẽ nét thẳng như thế nào?

GV yêu cầu học sinh xem hình ở Vở Tập vẽ 1để các em rõ hơn cách vẽ nét thẳng. GV vẽ lên bảng các hình và đặt ra câu hỏi: Đây là hình gì?

a

GV tóm tắt: Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình.

Hoạt động 3: Thực hành

Yêu cầu của bài tập: Học sinh tự vẽ tranh theo ý thích vào Vở Tập vẽ 1.

Học sinh để đồ dùng học tập lên bàn để GV kiểm tra.

Học sinh quan sát và lắng nghe.

Học sinh nêu thêm một vài ví du theo hiểu biết của mình, vd: quyển vở, cửa sổ…

− Nét thẳng ngang: nên vẽ từ trái qua phải.

− Nét thẳng nghiêng: nên vẽ từ trên xuống.

− Nét gấp khúc: có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên.

- Hình a: Vẽ núi: Nét gấp khúc. Vẽ nước: Nét ngang. - Hình b: Vẽ cây: Nét thẳng đứng, nét nghiêng. Vẽ đất: Nét ngang. Thực hiện.

GV hướng dẫn học sinh tìm ra các cách vẽ khác nhau:

− Vẽ nhà và hàng rào..

− Vẽ thuyền, vẽ núi…

− Vẽ cây, vẽ nhà….

Gợi ý cho học sinh khá giỏi vẽ thêm hình để bài vẽ trở nên sinh động.

Gợi ý học sinh vẽ màu theo ý thích của mình.

GV bao quát lớp, giúp học sinh làm bài, cụ thể là: + Tìm hình cần vẽ. + Cách vẽ nét. + Vẽ thêm hình. + Vẽ màu vào hình. + Động viên, khích lệ học sinh làm bài. 3.Nhận xét, đánh giá:

Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em. GV cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ.

4.Dặn dò:

Chuẩn bị cho bài học sau.

Học sinh quan sát vở tập vẽ lớp 1 để vẽ.

Học sinh lắng nghe và nhắc lại.

Thực hiện ở nhà.

------

Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT SAO

* GV hướng dẫn cho học sinh

- Cho học sinh ra sân và tập xếp hàng , điểm số báo cáo. - Hướng dẫn cách ra vào lớp

- Đọc năm điều Bác Hồ dạy. - Đọc lời hứa của sao nhi đồng. - Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh.

Một phần của tài liệu tuần 2 (Trang 25)