Đại hoàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểm nghiệm một số dược liệu chứa anthranoid (Trang 40)

2. 1 Nguyén liệu và phương pháp thực nghiệm

2.2.6. Đại hoàng

2.2.Ó.Ỉ Tons Quan

Dược liệu là thân rễ đã cạo vỏ và phci hay sấy khô của cây Đại hoàng

{Rheum paỉmatum L. và các loài Rheum khác), họ Rau răm (Pũỉỵgonaceae).

[6]

Chi Rheum có khoảng 50 loài, việc xác định các loài rất khó vì có lai tạo giữa các loài và do địa dư khí hậu của từng nơi mà hình tíiái và cả thành phần hoá học cũng có thay đổi. Dược Điển của Trung quốc quy định dùng các loài: Rheum paỉmatiim h. , Rheum tanguticum Maxim.ex Rheum ojficinale Baill.

Cây có nguồn gốc ở Trung quốc được dùng từ iâu đời và dần dần thâm nhập vào Châu âu. ở Trung quốc cây mọc hoang hoặc trồng Cam túc, Thanh Hải, Tứ xuyên. Đại hoàng mọc ở tỉnh Tứ xuyên được ưa chuông và gọi là xuyên Đại hoàng. Hiện nay Đại hoàng cũng đã được di nhập ưổng ở nhiều nước: Hà lan, Pháp, Mỹ, Nhật, Liên xô cũ. Nước ta còn phải nhập của Trung quốc.[r

Để làm giả và thay thế Đại hoàng ở Trung quốc người ta dùng một số loài khác như;

- Tàng biên đại hoàng - Rheum emodi WalL

- Hoa bắc đại hoàng - Rheum franzenbachii Munt.

- Tín châu đại hoàng- Rheum paỉmatum X Rkeum corcanum - Thiên sơn đại hoàng- Rheiim wittrochii Lundstr.

- Cao scín đại hoàng' Rheum nobiỉe Hook. f. et Thoms. - Ấn quả đại hoàng- Rheum mooreroftianum Royle

- Hà sáo đại hoàng- Rheum hotaoense C.Y. Cheng et C.T. Kao - Thổ đại hoàng Rumex chaỉepensis Mill.

Dược điển Ấn độ đưa Rheuiĩì emodi Wall. Vào danh sách Đại hoàng dược dụng. Dược điển Nhật quy định Đại hoàng là thân rễ của các loài

Rheum palmatum L., Rbeum tanguticum Maxim.ex Balf., Rheuiĩi officinale

Baill., Rheum coreanum Nakai và các giống lai giữa chúng.

Cây ưa mọc ở khí hậu mát, ẩm, ở độ cao trên lOOOm. Người ta thu hoạch thân rễ của những cây đã mọc trên 3-4 năm vào mùa thu, khi cây bắt đầu ỉụi. Thân rễ tưcã to có thể có chiều dài 20- 30 cm, rộng 8-1 0 cm, có nhiều nhánh rẽ hình trụ đường kính 2- 3 cm. Sau khi đào về thì cắt bỏ rễ, còn thân rẽ đem gọt bỏ vỏ ngoài, bổ nhỏ (dọc hoặc ngang) rồi phơi hoặc sấy khô. Cất giữ sau 1 năm mối dùng.[l,14’

Thành phần hoá học của cây chủ yếu là các dẫn chất anthranoid hàm lượng 3- 5 %, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Thành phần thứ hai là tanin hàm lượíig khoảng 5- 12 % . Ngoài ra trong Đại hoàng còn có nhiều chất vô cơ, tinh bột, pectin. ..[1]

Đại hoàng có tác dụng làm tăng nhu động ruột. Vói liều nhỏ thuốc giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng, liều vừa nhuận, liều cao xổ. Ngoài ra Đại hoàng còn có tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn lỵ...). Đại hoàng được dùng trong các trường hợp: Đại tiện táo bón, sốt cao, ăn không tiêu, bệnh lỵ mới phát... [15] Dược Điển Việt Nam II quy định:

*Dược liệu: Là những miếng hình trụ hoặc mặt phẳng mặt lồi. Mặt ngoài màu vàng nâu. Trên mặt đôi chỗ thấy rõ một mạng lưới màu trắng, mắt hình quả trám và những ngôi sao nhỏ. Vết bẻ màu đỏ cam, có hạt lổn nhổn.

*Vi phẫu: Nhu mô vỏ còn sót lại. Libe ít phát triển, có những khuyết. Tượng tầng từ 3-5 hàng tế bào. Gỗ: Lớp ngoài có các mach gỗ bao bọc bởi nhu mồ, lớp ưong chứa ngôi sao. Tia tuỷ màu vàng, gồm 2-3 hàng tế bào. Các nhu mô đều chứa tinh bột và song tinh calci oxalat.

*Bột: Màu vàng vị đáng. Dưới tia tử ngoại, có huỳnh quang màu nâu. Soi kính hiển vi thấy:Song tinh ứiể calci oxalat to thường bị gãy.Tuih bột thành hạt đơn

hoặc kép, hình tròn có rốn hình sao rõ. Mảnh tia tuỷ chứa chất màu vàng, thêm kiềm biến thành màu đỏ. Tế bào nhu mô hình nhiểu cạnh, chứa tinh bột. Vài mảnh mạch vạch và mạch mạng. Không có sợi và tế bào mô cứng.

*ĐỊnh tính: Đun sôi 0,lg bột hoặc mảnh nhỏ dược liệu vđí 5ml dung dịch acid sulfuric IN trong 2 phút. Lọc nóng và để nguội. Lắc dịch lọc với 5ml ether ethylic (TT), lớp ether sẽ nhuộm màu vàng.Tách riêng lớp ether và lắc với 2ml đung dịch amoniac (TT). Lớp dung dịch amoniac sẽ nhuộm đỏ tưcfi, lớp ether vẫn giữ màu vàng,

*Vi thăng hoa: lấy 0,l-0,2g bột dược liệu tiến hành làm vi thăng hoa kết quả soi kính hiển vi thấy tinh thể hình kim màu vàng, tinh thể này gặp dung dịch kiềm biến thành màu đỏ.

2,2,1.2 Thưc nưhỉêm:

+ Mô tả cây :

Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành ciỊm từ thân rễ, kích thước lớn, cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng 30- 40 cm, phân thành 5 -7 thuỳ chính, các thuỳ này cũng có thể phân lần thứ 2 hoặc đôi khi lần thứ 3. Gân ỉá nổi mặt dưófi, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 - 4 ữiì xuất hiện một thân mọc iên cao 1- 2 m mang một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa. Bao hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị. Quả đóng 3 góc.

+ Đặc điểm dược iiệu ;

Bên ngoài : Những miếng hình thù không giống nhau, hình trụ hoặc một mặt phẳng một mặt lồi, dài 5- 15 cm rộng 3- 10 cm, lớp bần và một phần vỏ ngoài đã được gọt đi. Mặt ngoài màu vàng nâu đôi khi có những đám màu đen nhạt. Trên mặt đôi chỗ thấy rõ một mạng lưới màu ưắng, mắt hình quả trám và những ngôi sao nhỏ, vết bẻ màu đỏ cam, có hạt lổn nhổn (Ảnh 27)

+Đặc điểm bột dược ỉiệu: màu vàng sẩm, vị hcfi đắng, mùi thcrm dịu. Dưới ánh sáng lử ngoại có huỳnh quang nâu.

Soi dưdi kính hiển vi thấy; Tinh thể calci oxalat hình cầu gai to, đường kính 50- 200 Mm(4), một số bị gẫy thành các mảnh. Tinh bột hình tròn, có rốn

hình sao rố, đưcmg kính 5-20|Jm, đứng riêng ỉẻ hoặc kép đôi, kép 3, kép 4 (5).

Mảnh tia ruột màu vàng , thêm kiềm biến thành màu đỏ nâu. Các mảnh tế bào mô mểm chứa hạt tinh bột (2), các mảnh mạch vạch, mạch mạng (3). Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật (l).(Ảnh 28)

+ Vỉ thăng hoa.

Lấy khoảng 0,2g bột Đại hoàng làm vi thăng hoa. Quan sát dưới kính hiển vi thấy có nhiều dạng tinh thể khác nhau: hình kim cong, kim thẳng, hình khối, hình phiến và vết cành thông. Các tinh thể có màu vàng, sau khi nhỏ 1-2 giọt dung địch NaOH 10% vào tiêu bản, các tinh thể cho màu đỏ tím và bị hoà tan. (Ảnh 29)

+ Định tính:

Lấy 0,lg bột dược liệu cho vào ống nghiệm ỉớn, thêm 50ml dung dịch H2SO4 IN, đun cách thuỷ sôi 5-10 phút, lọc qua bông vào bình gạn, thu được dịch chiết màu nâu đỏ. ơ iiết hai lần, mỗi lần bằng 5ml ether ethylic, gộp các dịch chiết ether, dịch chiết có màu vàng. Lấy liĩil dịch chiết này cho vào ống nghiêm nhỏ, nhỏ 3-5 giọt dung dịch NaOH 0,1N. Lắc đểu. Quan sát thấy lớp kiềm có màu đỏ tím. Phản ứng dưcíng tính.

Dịch chiết ether còn lại đem cô cách thuỷ đến khô, thu được cắn. Hoà tan cắn trong chloroform. Dùng dung dịch này để chấm sắc kỹ ỉớp mỏng.Bản mỏng sau khi triển khai sắc ký thấy: ở ánh sáng thường có 4 vết ĐH(, ĐH3,

Đ H 3 , ĐH4 màu vàng RfxlOO lần lượt là: 75; 54; 45; 20. Xử lý bằng hơi Amoniac cả 4 vết có màu đỏ cam. Sau khi phun dung dịch KOH ưong cồn,

bốn vết này có màu đỏ nâu. Tiếp đó soi dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng k=

366nm. Xuất hiện hai vết tương ứng ĐH[, Đ H 3 màu vàng cam, hai vết ĐH3, ĐH4 màu đỏ nâu (Ảnh 30).

Ảnh 27: Vị thuốc Đại hoàng

' w

Ảnh 29: Tinh thể anthranoỉd thãng hoa của Đại hoàng dưới kính hiển vi phân cực

Ảnh 28; Một số đặc điểm bột Đại hoàng

Ảnh 30; sấc ký đồ anthranoid của Đại hoàng (a) dưới ánh sáng thường; (b) dưới đèn tử ngoại A=366nm

Phần 3

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu kiểm nghiêm một số dược liệu chứa anthranoid (Lô hội, Thảo quyết minh, Ba kích, Cốt khí củ, Hà thủ ô đỏ, Đại hoàng), chúng tôi đã thu được các kết quả:

- Đã tiến hành nghiên cứu về giải phẫu thực vật các mẫu thu được, làm vi phẫu dược liệu Ba kích, Cốt khí củ, chụp ảnh vi phẫu cũng như các đặc điểm bột của các dược liệu, góp phần minh hoạ cho mô tả trong Dược điển.

- Bằng phưcmg pháp hoá học đã xác định, kiểm tra sự có mặt của dẫn chất anthranoid trong các dược liệu với khối lượng dược liệu thích hợp.

- Đã tiến hành triển khai sắc ký các dịch chiết anthranoid toàn phần trong dược liệu và chụp ảnh các bản sắc ký trong những điều kiện khác nhau. Kết quả sắc ký cho thấy với hệ dung môi ethỵl acetat: chloroform (1:4) có thể tách tốt các anthranoid. Dựa vào hệ dung môi này có thể tạo nên các sắc ký đồ chuẩn, làm cơ sở cho việc phân tích định tính các dược liệu này.

- Đã tiến hành làm vi thăng hoa các dẫn chất anthranoid trong 6 dược ỉiệu và ghi lại hình ảnh các tinh thể bằng ảnh chụp dưới kính hiển vi phân cực. Kết quả cho thấy các tinh thể thăng hoa của anthranoid thường có màu vàng, có hình dạng, kích thước và cách sắp xếp khác nhau, có thể dựa vào

chúng để sơ bộ xác định các dược liệu.

Bổ sung thêm tư liệu kiểm nghiệm một số dược liệu chứa anthranoid. Góp phần phát triển và hoàn thiện kỹ thuật kiểm nghiệm các dược liệu này.

Với thời gian và điều kiện phương tiện kỹ thuật hạn chế, chúng tôi chưa tiến hành được với nhiều đối tượng, mô hình nghiên cứu chưa thật hoàn hảo. Hy vọng rằng vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết hơn để góp phẩn nhiều hcín nữa trong việc thành lập các chuyên luận kiểm nghiêm dược liệu.

TÀI LỆƯ THAM KHẢO

T.\l LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Bài giảng Dược liệu tảp ĩ - Bộ môn Dược liệu. - i998. Trường Đại Học Dược Hà Nội, trang 221-222; 226; 230; 235-236; 240- 249; 251-233; 254-258.

2. Võ Vân Chi - Trần Hợp: Cây cỏ có ích của Việt Nam íập I. NXB Giáo Dục - 1999, irang 738-739.

3. Vũ Văn Chuyên. Bài giảng thực vật học. NXB Y học - 199ỉ, trang 197-198; 229-234; 303-304; 270-272.

4. Vũ Văn Qiuyên. Tóm tất đặc điểm của các họ cây thuốc. NXB Y học - 197Ố.

5. Vũ Văn Qiuyèn, Trần Trung Nam. Những bài thuốc ỵ học cổ truvền Trung hoa NXB Y học - 1998, ưang 82-110.

6. Được Điển Vịêt Mam tâp n. NXB Y học - 1983, irans 27-28: 10M02; 2Ỉ8-219.

7. Dược Điển Việt iNam III. NXB Y học - 2002, ĩrang 340: 470; 401; 310; 353; 369.

8. Phạm Hoàng Hộ. Cay cỏ Việt Nam Quyển I - MXB trẻ - 1999, ĩrang 847-852.

9. Nguyễn Hoàng. Thực tập Dược liệu (Phần nhận thức Dược liệu) Trườne Đại Học Dược Hà Nội - 1999, trang 4; 35: 40-41: 50;

10.Trần cỏng Khánh. Kỹ thuật hiển vi dùns trong nghiên cứu thực vật và Dược liệu. NXB Y học - 1980.

11. Trần Công Khánh, Nguyễn Thị Sinh. Thực vật Dược. Trường Đại Học Dược Hà Nội - 1997, trang 81-83; 96-98; 103-104.

12. Phạm Thị Kim, Đĩnh Lê Hoa. Kiểm nghiệm Dược liệu. NXB Y học - 1973, trang 70-75.

13. Phạm Thị Kim, Đỗ Lệ Nhiễu. Phân biệt và chống nhầm ỉản Dược liệu. NXB Y học - 1981, ĩrang 93-95.

14. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y

học - 1999, trang 305-304; 455-460; 463- 464; 833-834.

15. Phạm Xuân Sinh, Phùng Hoà Bình. Dược học cổ truyền. Trường Đại học Dược Hà Nội - 1998, trang 60-61; 118-119; 143-144; 154-155.

ỉ 6. Nguyẻn Viết Thân. Thực tập Dược liệu phần Vi học. Trường Đại Học Dược Hà Nội - 1998, ưang 9-11; 23-25; 35.

17. Từ điển bách khoa Dược học NXB từ điển bách khoa Hà nội -

Ỉ999, trang 52-53, 205, 281, 369-370, 606-607.

TÀI LỆƯ NUỚC NGOÀI;

TIẾNG ANH:

18. Pharmacopoeia of the peopie's republic of Qiina - 1997. Chemical industry prees Beijing China, Voỉum u trang 3-4; 211-212; 163-164; 109-150.

TĨẾNG NGA:

19. A .A . / Ị o i i r o s a , E .^ . Jlaaw rPiH a PyKOBOACTBO K

npaKTHMeCKHM SaHHTHSM n o ộapM aK 0rH 03H H

HsAaxejLbCTB MeAHixHHa MocKBa. 1977. 140-143

20. Ax.iax aHaTOMHH JleKapcTBeHHbix pacTCHHH CTp. 317-321

21. /1. A. MypaBbesa - 4>apMaK0rH03HH - MocBa

MejjHUHHa 1991 CTP. 445-448 TĨẾNG TRUNG QUỐC: ^ 7 6 -7 7 » 138-139^ ? ^ 8 6 » 87K 24. 4 ^ ế W Â ữ f ê ^ - A K J l Ì ỉ t ỉ í Ì Ỷ ± - 1 9 9 3 - ^ 2 3 - 2 8 - 2 6 3 -2 6 9 ^ 25. t S t ^ W E ă í f ê ^ l ! W 2 - I 9 9 5 - ^ 6 - 1 1 , 5Ỉ -56, 135-139,K 26. - A S J Ĩ ^ £ Ì Ỉ ) íẵ - t± - ^ 2 4 - 3 4 ; 334-33 8;441-443;487-490K 27. ® - A r a ± í í ỉ ® Ỷ ± - ^ 3 4 8 0 5 3 K . 28. ^ ẩ ỉ í ỉ g ^ ± -1992 -96-98; 232-233K

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểm nghiệm một số dược liệu chứa anthranoid (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)