Kết quả điều tra tình hình xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình trên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn xuân mai – chương mỹ hà nội (Trang 50)

địa bàn Thị Trấn Xuân Mai

Trong quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với điều tra, phỏng vấn 40 hộ dân

sinh sống quang khu vực thị trấn Xuân Mai.

Về chất lượng môi trường sống

Bng 0.4. Đánh giá chất lượng môi trường sống khu vực thị trấn Xuân Mai

Mức độ đánh giá Tốt Trung bình Kém

Số phiếu 8 29 3

Tỷ lệ (%) 20 72,5 7,5

Nhận xét: Với câu hỏi Ông (bà) thấy chất lượng môi trường sống xung quanh như thế nào thì có 73% người dân cho chất lượng môi trường ở mức bình thường, 20% cho là môi trường sống tốt, còn lại 8% cho là môi trường kém chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Vậy cho thấy chất lượng môi trường theo cách nhìn người của người dân chưa có biến động nhiều tuy

43

Mức độ quan tâm của người dân tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Bng 0.5. Mc độ quan tâm của người dân tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Xuân Mai

Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

Rất quan tâm 10 25

Quan tâm 20 50

Ít quan tâm 7 17,5

Không quan tâm 3 7,5

Tổng 40 100

Hình 07. Biu đồ mc độ quan tâm ca người dân ti công tác qun lý cht thi

rắn sinh hoạt thị trấn Xuân Mai

Không quan tâm 7,5% Ít quan tâm 17,5% Q uan tâm 50% Rất quan tâm 25%

44

Nhận xét: Từ bảng thống kê và biểu đồ cho thấy mức đô quan tâm của người dân tới công tác quản lý CTRSH là rất lớn 75% (tính cả quan tâm và rất quan tâm). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận do một số nguyên nhân không quan tâm 7,5 % đến công tác quản lý CTRSH. Do vậy, để có sự quan tâm và tham gia của tất cả người dân cần phải có biện pháp tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân hiểu và ý thức được lợi ích và vai trò của mình trong công tác QLMT.

Sự quan tâm của người dân còn được thể hiện thông qua các ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng dịch vụ thu gom VSMT trên địa bàn TT Xuân Mai cụ thể

như sau:

Bng 06. Mc độ hài lòng của người dân với dịch vụ vệ sinh môi trường tại thị trấn Xuân Mai

Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

Rất hài lòng 5 12,5

Hài lòng 16 40

Bình thường 15 37,5

Không hài lòng 4 10

Tổng 40 100

45

Hình 0.8. Biu đồ mc độ hài lòng ca người dân vi dch v v sinh môi trường ti thị trấn Xuân Mai

Nhận xét: Từ biểu đồ và bảng kết quả khảo sát cho thấy người dân khá hài lòng về về chất lượng dịch vụ VSMT của TT.Xuân Mai, mức độ hài lòng (40%) và bình thường (37,5) gần bằng nhau. Vì vậy dịch vụ VSMT trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng để đảm bảo phục vụ người dân tốt nhất.

Mức độảnh hưởng của điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đối với cuộc sống của người dân

Các điểm tập kết CTRSH của Thị Trấn thường nằm rất gần khu dân cư sinh sống, gây những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân sống trong khu vực này. Theo kết quả khảo sát thì có tới 38/40 người cho rằng bãi tập kết ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Kết quả về mức độảnh hưởng tới cuộc sống người dân

46

Bng 07. Mc độ ảnh hưởng của điểm tập kết ti cuc sng người dân ti TT Xuân Mai.

Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

Ảnh hưởng rất nhiều 6 15

Ảnh hưởng nhiều 27 67,5

Ít ảnh hưởng 5 12,5

Không ảnh hưởng 2 5

Tổng 40 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 09. Biu đồ mc độ ảnh hưởng của điểm tập kết tới cuộc sống người dân thị trấn Xuân Mai

47

Nhận xét: Từ bảng kết quả khảo sát ta nhận thấy các điểm tập kết có ảnh

hưởng lớn tới đời sống của người dân (67,5%) gấp 13 lần so với ý kiến là không

ảnh hưởng và gấp 6 lần so với ý kiến là ảnh hưởng ít. Vì vậy chính quyền địa phương cũng như công ty môi trường đô thị Xuân Mai cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các tác động xấu ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Cách thức xử lý rác thải của người dân

Bng 08. S h dân phân loi rác thi sinh hot hàng ngày trước khi x

Số hộ phân loại rác thải sinh hoạt N Tỷ lệ (%)

Không 31 77,5%

Có 9 22,5%

Tổng 40 100%

Nhận xét: Số liệu trên cho thấy trong tổng số 40 hộ gia đình được hỏi thì có đến 9/40 hộ trả lời chiếm 22,5% cho biết là họ không phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày Trong đó có 31/40 hộ chiếm 77,5%% trả lời có phân loại rác trước khi

được thu gom và xử lý nhưng rất sơ sài, chủ yếu là phân loại các loại phế phẩm có giá trị có thể bán được như kim loại, giấy báo, thiết bị điện, điện tử… còn lại thì vất chung ra bãi rác. Điều này chứng tỏ rằng: Có một số hộ dân trong thị trấn thường

phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì chưa phân loại. Qua đó cho thấy việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn phường chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để.

Năm 2011 Công ty môi trường đô thị Xuân Mai phối hợp cùng Ủy ban nhân nhân thị trấn Xuân Mai phát động phong trào phân loại rác tại nguồn cho khu tập thể đại học Lâm Nghiệp và khu Tân Xuân được một thời gian xong do ý thức của người dân chưa cao nên đã không thu được hiệu quả cao. Do vậy cần đẩy mạnh công tác phân loại rác tại nguồn hơn nữa để chiến dịch phân loại rác được phát động mạnh mẽ và đem lại hiệu quả ca

48

Bng 09. Cách thc x lý rác thi sinh hot ca các h gia đình

Cách xử lý rác thải Số Phiếu Tỷ lệ (%)

Để trước nhà công nhân vệ

sinh đến thu gom 25 63%

Để vào thùng rác công cộng 11 27%

Vứt rác ở gần nhà 2 5,0%

Đào hố chôn, đốt 2 5,0%

Khác 0 0%

Tổng 40 100,0%

Kết quả khảo sát 40 hộ gia đình cho thấy đa số người dân để rác trước nhà

công nhân vệ sinh đến thu gom. Có 63% hộ tham gia trả lời để rác trước nhà công

nhân vệ sinh đến thu gom, 27% hộ cho biết họ để rác vào thùng rác công cộng, có

2/40 hộ chiếm 5% cho biết họ có đào hốđể chôn và đốt.

Theo quan sát của cá nhân tôi, các thùng rác công cộng thường để cho những

người qua đường bỏ vào, rác của các hộ dân thì chủ yếu do các lực lượng vệ sinh đến thu gom.

Qua quan sát, tôi nhận thấy đa số các hộ gia đình bỏ rác vào thùng công cộng là những hộ sống gần các con đường có phân bổ thùng rác, nhưng tất cả các hộ này

đều phải trả tiền phí thu gom rác. Còn những hộđào hốđể chôn và đốt thì thường là những hộ sống ở trong các con hẻm có khu đất rộng, đây thường là những hộ nằm sâu trong các con hẻm nhỏ của các khu và lực lượng thu gom không tới thu gom rác thải của họ nên các hộ này cũng chưa phải đóng tiền phí thu gom rác.

Chôn và đốt là hai phương pháp truyền thống. Cách xử lý này tuy làm giảm lượng rác thải có trong môi trường, các chất thải sau khi chôn lấp sẽ thối rữa mục

49

nát trong một thời gian ngắn, nhưng những chất vô cơ như bịch nilon, thuỷ tinh, nhựa, sắt…vv hàng chục năm cũng khó phân huỷ hết, nó sẽ là nguyên nhân phát sinh các mầm bệnh.

Trong một nguồn thải có thể có một hay nhiều chất thải rắn khác nhau. Tuy nhiên chất thải ở các hộ gia đình chủ yếu bao gồm: Thực phẩm thừa không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của các loại chất thải này là phân huỷ nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân huỷ

thường gây ra mùi hôi thối khó chịu. Ngoài ra còn có chất thải cháy như giấy, bìa nhựa, vải, cao su, gỗ…Và chất thải không cháy như thuỷ tinh, vỏ hộp kim loại…đây là những chất thải rất khó phân huỷ.

Các loại chất thải có thể đốt cháy sẽ làm giảm lượng rác thải thải ra môi trường nhưng cũng có mặt còn tồn tại. Các loại rác sau khi đốt sẽ sinh ra khói bụi

độc hại, những chất độc hại sẽ làm ô nhiễm bầu không khí và có thể gây ra các loại bệnh cho con người.

Số hộ thực hiện theo cách này rất ít. Cả hai cách làm này nếu không đúng quy định và hợp lý đều góp phần làm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn. Do đó công việc chính của người dân để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường là chỉ nên tham gia vào việc thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt cách hợp lý. Còn việc xử lý rác thải thì nên để các cơ quan có trách nhiệm tiến hành như vậy sẽ

giảm được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống và không gây hại cho sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn xuân mai – chương mỹ hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)