Những quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò con

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh để xây dựng con người việt nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa luận văn ths (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2.Những quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò con

- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là con người lao động, là nhân dân cần lao. Hồ Chí Minh hiểu rõ nỗi khổ của người dân mất nước, người dân nô lệ. Điều đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ. Người tin tưởng con người là nhân tố quyết định tiến bộ xã hội, quyết định sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.

Không chỉ khẳng định vai trò của nhân dân, Hồ Chí Minh tôn vinh nhân dân: Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh,

trong mọi hoạt động của mình, đấu tranh giải phóng nước nhà, xây đời sống mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải bắt đầu từ vốn con người, nếu không coi trọng việc sử dụng “nguồn vốn” con người sẽ là một sai lầm rất to, rất có hại, có quan hệ đến thành bại của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân là quan trọng, là trên hết. Mọi công việc của Đảng, của Chính phủ đều phải vì dân, vì nước. Người cho rằng: Nếu nước đã được độc lập, mà dân không có tự

do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Trong Di chúc, Người còn căn dặn

Đảng ta phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Với Hồ Chí Minh, Con người chân chính phải biết yêu thương đồng

loại. Đó là tiêu chí cao nhất của đạo đức con người nói chung. Điều này càng phải được nhấn mạnh với những người cộng sản nói riêng. Nếu không thương yêu con người thì không thể hy sinh cho sự nghiệp giải phóng con người.

Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống nhân ái Việt Nam. Nó được gia tăng giá trị trong quá trình tiếp thu tinh thần nhân văn của văn hóa phương Tây, được tô đậm hơn qua thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam. Suốt cuộc đời đấu tranh không ngừng nghỉ, Hồ Chí Minh mang nặng một tình thương yêu đối với con người. Đó cũng là công việc hàng ngày Người thường xuyên quan tâm.

Lòng yêu thương, tin tưởng con người vô hạn của Hồ Chí Minh cũng trên cơ sở thấy được vai trò quyết định của con người đối với lịch sử. Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, sức mạnh của Đảng, của Nhà nước là dựa trên sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân. Lòng tin của Hồ Chí Minh đối với con người không chỉ ở chỗ thấy được vai trò sức mạnh của nhân dân trong cách mạng mà còn ở chỗ thấy được những khả năng tiềm ẩn trong con người. Tư tưởng về con người và hoạt động thực tiễn cách mạng của Người luôn hướng đến việc hoàn thiện con người - mỗi người và cả quần chúng nhân dân đông đảo - trở thành một lực lượng vô địch, trở thành một sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Sau khi giành lại được độc lập dân tộc, Chính quyền đã về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt tinh thần lấy dân làm gốc, dân là

người chủ và là người làm chủ.

Con người là mục tiêu giải phóng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu đấu tranh của Hồ Chí Minh là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đó là mục tiêu xuyên suốt và nhất quán trong cả lý luận và hành động của Người.

Trong khi khẳng định mục tiêu cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Hồ Chí Minh xác định: Cách mệnh là việc chung của cả quần chúng nhân dân. Vì sống gần dân, ở giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, dân nguyện... Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc và tin tưởng vững chắc rằng nếu nhân dân được thức tỉnh và được tổ chức sẽ có sức mạnh vô địch. Từ năm 1921 trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [44, tr. 128]. Khi nhân dân được thức tỉnh nghĩa là khi dân khí mạnh thì không có vũ khí nào có thể thắng nổi, nhân dân hoàn toàn có thể “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” [45, tr. 554].

Mục tiêu cho con người do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên vừa mang tầm chiến lược lâu dài, vừa rất gần gũi, cụ thể, hợp với từng giai đoạn lịch sử. Người xác định con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Người nói: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” [45, tr. 554]. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn. Mục tiêu đáp ứng những nhu cầu đời sống hàng ngày cho người dân cũng luôn luôn cần hướng tới cái lớn lao, trọn vẹn của lý tưởng. Ngược lại, mục tiêu cao xa cũng không được “quên” những nhu cầu về đời

sống vật chất và tinh thần hàng ngày. Mục tiêu hàng ngày, từng chặng là cơ sở để từng bước tiến đến mục tiêu lâu dài.

Mục tiêu cho mỗi cá nhân con người nằm trong và phụ thuộc vào mục tiêu của đất nước, dân tộc. Nếu độc lập dân tộc và CNHX là mục tiêu lâu dài của đất nước thì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc là mục tiêu cho mỗi con người Việt Nam. Con người là mục tiêu cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân cũng phải hết sức tránh.

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, những con người được giác ngộ và tổ chức mới có thể trở thành động lực của cách mạng. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên truyền thống lịch sử và văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật”. “ Người có học thức mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ” [47, tr. 99]. Con người vừa là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng Việt Nam theo tinh thần cách mạng và khoa học. Con người là mục tiêu là động lực của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất là con người có trình độ, trí tuệ và tay nghề cao. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư quan trọng nhất và có hiệu quả nhất, là yếu tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Muốn phát triển nhanh, bền vững, thực hiện “đi tắt, đón đầu”, không có con đường nào khác là

phải dựa vào “nguồn vốn” quý giá nhất là con người Việt Nam với truyền thống yêu nước, đạo đức, trí thông minh và tiềm năng sáng tạo...

1.2. Vai trò, ý nghĩa của chiến lƣợc xây dựng con ngƣời trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh thấy được tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người đối với cách mạng. Nhiều nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều khẳng định: Trong sự nghiệp cách mạng thì việc “xây dựng con người” là một chiến lược, là điều kiện tiên quyết; trong sự nghiệp xây dựng con người thì chiến lược giáo dục là ở vị trí hàng đầu. Hoặc “Hồ Chí Minh rất coi trọng chiến lược con người” (Phạm Văn Đồng - Những nhận thức cơ

bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân ngày 8-1-1998). “Tư tưởng

về con người của Bác là tư tưởng: “có dân thì có tất cả”, dựa vào dân, tin ở dân, đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng đào tạo và phát huy mọi năng lực của từng cá nhân và của cả cộng đồng dân tộc. Những tư tưởng ấy là nền tảng chiến lược con người mà chúng ta hiện nay đang xây dựng”. [28, tr. 90].

Khi xác định vị trí, ý nghĩa chiến lược con người, tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [50, tr. 222]. Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ như Việt Nam, nông dân chiếm đa số thì sự nghiệp trồng người cho cuộc cách mạng có tầm quan trọng đặc biệt. Hồ Chí Minh nói: “Muốn tiến lên CNXH thì phải có con người XHCN, muốn có con người XHCN thì phải có tư tưởng XHCN; muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ nghĩa” [50, tr. 303]. Chủ nghĩa xã hội là một quá trình xây dựng thể chế chính trị, nền tảng vật chất, kỹ thuật, chỉ có thể đạt được khi tạo lập được những điều kiện khách quan cho nó, không thể nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Con người XHCN có thể được hoàn thiện trước một bước so với

hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nhưng phải có điều kiện. Một trong những điều kiện đó là giáo dục và đào tạo.

Hồ Chí Minh nói về mục tiêu của chiến lược giáo dục và đào tạo trong chiến lược con người: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc” [52, tr. 551]. Mục tiêu đó nhằm đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt. Những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng to lớn của đảng và nhân dân ta”. Mục tiêu đó được biểu hiện thông qua mục tiêu cụ thể của từng đối tượng, từng nội dung, từng giai đoạn, cấp học. Muốn đạt mục tiêu chiến lược thì nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện. Hồ Chí Minh nói: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [51, tr. 190]. Luận điểm này thể hiện sự kết hợp giữa nội dung và phương pháp toàn diện, sự thống nhất giữa lời nói và sự nêu gương thực hành, giữa nhận thức và hành động, giữa tư tưởng và lối sống, nếp sống.

Cùng với việc khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là điều cần được quan tâm trước hết của sự nghiệp trồng người.

Trong diễn văn khai mạc lớp học sinh lý luận khoá I Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ngày 7-9-1957, Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng và coi đây là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “tiến lên CNXH phải có người, mà trong số người muốn tiến CNXH thì cán bộ là đầu tiên và cốt cán” [50, tr. 279]. “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [47, tr. 273].

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là một nội dung cơ bản của chiến lược con người, trong đó quan

điểm nổi bật nhất có tính bao quát là giáo dục toàn diện để mỗi cán bộ, đảng viên trở thành “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” có đủ cả đức và tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tầm chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người còn thể hiện ở sự quan tâm thường xuyên đến việc chăm lo, giáo dục - đào tạo (GD – ĐT) thế hệ trẻ, người chủ tương lai của nước nhà. Công việc giáo dục, chăm sóc thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những ngày độc lập đầu tiên, Hồ Chí Minh đã viết hai bức thư nhân dịp tết trung thu gửi thiếu nhi Việt Nam. Hàng năm, dù ở chiến khu kháng chiến hay ở thủ đô Hà Nội, những khi trung thu, những dịp khai trường, những ngày lễ lớn,… Hồ Chí Minh đều viết thư, tặng quà, gặp gỡ thiếu niên, nhi đồng. Thể hiện tình thương yêu không bờ bến của Người đối với thế hệ trẻ, nhiều lần Người tự bạch: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái, tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi” [47, tr. 40]. Lòng yêu thương, sự tin tưởng đối với thế hệ trẻ kết hợp với tầm chiến lược, Hồ Chí Minh đã để lại di sản tư tưởng có giá trị về chiến lược xây dựng thế hệ trẻ: phải coi trọng giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ có tri thức văn hoá, khoa học, kỹ thuật giỏi, có đạo đức cách mạng, làm cho họ là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, vừa “hồng” lại vừa “chuyên”. Chiến lược con người phải hướng vào thế hệ trẻ từ nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, đoàn viên, trong sự kế thừa giá trị truyền thống dân tộc: đạo sinh người - dạy người và làm người; đã biết sinh người thì phải biết dạy cho nên người và từ đó để biết làm người, một công dân tốt, một người có ích cho gia đình và xã hội.

Hồ Chí Minh nói: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà… Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”

[47, tr. 185]. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho con người, đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển, cho tương lai. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Con người là vốn quý nhất. Muốn lời to thì phải vốn to. Ta còn nghèo nhưng phải cố gắng đầu tư vào sự nghiệp đào tạo ra con người. Ta phải chắt chiu từng đồng xu nhưng ta không được bủn xỉn trong việc này. Các bài viết, bài nói của Người: Thư gửi các thanh niên 17-8-1947; Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai, ngày 7-5-1958; Thư gửi thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập đội thiếu niên tiền phong ngày 14-5-1961; Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam ngày 24-3-1961; Thư gửi thanh niên ngày 2-9-1965; Thư gửi cán bộ, cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới” ngày 16-10-1968... là những dẫn chứng tiêu biểu cho thấy những

luận điểm lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, nội dung và cả những phương pháp cần áp dụng của sự nghiệp bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ. Trước lúc đi xa, Người đã để lại bản Di chúc lịch sử, gửi gắm chúng ta và các thế hệ mai sau: Đầu tiên là công việc đối với con người và Bồi dưỡng thế hệ

cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đó chính

là sự nghiệp “trồng người” của toàn Đảng, toàn dân ta vì lợi ích trăm năm,

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh để xây dựng con người việt nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa luận văn ths (Trang 30)