Thiết lập quan hệ với các

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " xây dựng chiến lược kinh doanh " pdf (Trang 25 - 29)

nhà cung cấp, chủ động trong

25

Nguồn lực do thành phần đầu tư cho các doanh nghiệp thương mại của Tổng

công ty là rất lớn trên 400 địa điểm kinh doanhở những vị trí kinh doanh thương mại

thuận lợi. Tuy nhiên, đối với thời điểm này các địa điểm kinh doanh có quy mô manh

mún, nhỏ lẻ, bố trí phân tán, sử dụng rất lãng phí. Các doanh nghiệp kinh doanh ở các

huyện ngoại thành chưa được quan tâm đúng mức, thị trường bỏ ngỏ. Vì vậy, hiệu

quả kinh doanh nội địa chưa cao.

Thị trường nội địa chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn trong nước, thị trường nông thôn còn chiếm một tỷ trọng rất ít trong tổng doanh thu. Giá cả một số

sản phẩm, dịch vụ còn khá cao. Giá cả hàng thủ công mỹ nghệ cao so với mức thu

nhập bình quân của người dân. Do vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu cho những phân đoạn thị trường của khách hàng là những người thu nhập thấp đã bị bỏ qua.

Công tác quản lý mạng lưới kinh doanh nội địa kém, không ít doanh nghiệp

thực hiện chính sách khoán trắng cho cán bộ công nhân viên hoặc tư nhân núp bóng Nhà nước để kinh doanh làm ảnh hưởng tới uy tín của Tổng công ty.

b. Đối với thị trường nước ngoài

Đên nay, qua những năm hoạt động thị trường nước ngoài của Tổng công ty đã

được mở rộng nhưng vị thế trên thế giới vẫn còn khiêm tốn.

Giá cả, sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty cao, chất lượng một số sản phẩm đặc biệt là hàng TCMN còn thua kém hàng của Thái Lan, Trung Quốc. Do đó thị

phần của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng đối với mặt hàng này giảm đáng kể.

Việc tăng cường xúc tiến thương mại còn chậm chạp, chưa được coi trọng. sản

phẩm xuất khẩu dù rất có khả năng thu nhập nhưng vẫn mang nặng tính bị động trong

việc tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Đặc biêt, thiếu thông tin về thị trường là một điểm yếu kém quá lớn của các

doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuộc Tổng công ty. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước thường theo đuổi hình thành kế hoạch Nhà nước giao đạt và vượt khả năng

xuất nhập khẩu nên sẵn sàng thực hiện xuất nhập khẩu uỷ thác cho đơn vị khác mặc

dù thu nhập từ xuất nhập khẩu uỷ thác không cao. Mà thực hiện hình thức này thì doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường của mình. Đây là một thực tế ở hầu hết

các doanh nghiệp Nhà nước tham gia xuất nhập khẩu trong đó các đơn vị thành viên của Tổng công ty thương mại Hà Nội.

3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:

a. Nguyên nhân khách quan.

- Do ảnh hưởng một thời gian dài trong cơ chế bao cấp nên khi chuyển sang cơ

chế thị trường, Tổng công ty không tránh khỏi những bất cập trong bộ máy quản lý.

Việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường do các cán bộ phòng kinh doanh thực hiện nên không có điều kiện trau dồi, nâng cao kiến thức mới, nhiều khi Tổng công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như lựa chọn được, cung cấp

hàng hoá phù hợp để mang lại lợi ích cho Tổng công ty, giảm chi phí nâng cao hiệu

quả kinh doanh.

- Những biến động lớn của nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu Á làm cho giá cả một số mặt hàng Việt Nam tăng lên tương đối, giảm khả năng cạnh tranh.

- Những ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm trong năm 2004, đã làm cho giá cả của các mặt hàng trong nước tăng nhất là hàng thực phẩm,

khiến sức mua của người dân trong nước giảm giá, một số nguyên liệu đầu vào tăng

cao, chi phí sản phẩm tăng khiến cho hàng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém

trên thị trường thế giới.

27

- Các chính sách của Việt Nam về thuế, thủ tục hành chính một phần cản trở sự

phát triển của các doanh nghiệp.

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế. Hàng của Tổng

công ty phải đối mặt với các hàng nhập của Trung Quốc, Thái Lan về chất lượng và giá cả.

b. Nguyên nhân chủ quan.

- Do mới được thành lập, nên từ trước các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty chỉ

xây dựng các chiến lược thị trường riêng cho mình dẫn tới việc chồng chéo về thị trường. Hiện nay Tổng công ty cần có một chiến lược thị trường chung nhằm quy

hoạch mạng lưới phong phú, phát triển thị trường.

- Độ tuổi trung bình của cán bộ của Tổng công ty là khá cao, nên vẫn chịu ảnh hưởng tư duy hoạt động theo lề lối bao cấp, không năng động sáng tạo, tâm lý an

phận.

- Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiêp còn cồng kềnh, lao động phục

vụ, nhân viên bán hàng có tuổi đời bình quân cao nên khả năng thu hút khách kém, năng suất lao động thấp. Tại không ít Doanh nghiệp xuất hiện tình trạng thừa lao động

trực tiếp nhưng lại thiếu cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nên rất khó khăn, lúng túng trong quá trình đổi mới hoạt động sản xuất

kinh doanh. Cán bộ quản trị Doanh nghiệp chưa được đào tạo cơ bản, việc quy hoạch

cán bộ chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều lúc còn bị động và hiệu quả quản lý

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN

CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " xây dựng chiến lược kinh doanh " pdf (Trang 25 - 29)