- Về thuỷ sản: phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảng 2,
b. Các chính sách của nhà nước:
*Về đất đai: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân
thực hiện “đồn điền, đồi thửa” trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng
giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cỏ phần tham gia phát triển sản xuắt,
kinh doanh, liên doanh, liên kết…Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khẩn trương tổng kết tình hình quản lý sử dụng đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp làm cơ sở bổ sung, sửa đổi Luật đất đai và sớm thể chế hoá thành các quy định cu thể để thực hiện một cách chặt chẽ.
- Về tích tụ ruộng đất: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tích tụ
và tập trung ruộng đất là hiện tượng xảy ra trong quá trình nông nghiệp nên sản xuất hàng hoá lớn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc
tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát, quản lí chặt chẽ của nhà
nước, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển của công
nghiệp, dịch vụ và xu hướng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác nông nghiệp, không để quá trình này di phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không tìm được việc làm, trở thành bần cùng hoá. Bằng nhiều biện pháp thiết
thực tạo điều kiện để mọi người nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông có đất để sản xuất.
- Về giao đất, hạn điền cho thuê đất và thời gian giao đất: Đẩy mạnh
việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân, giải quyết những tranh chấp và khiếu kiện về đất đai; đảm bảo mỗi
khoảnh đất, khoảnh rừng đều có chủ quản lý hợp pháp, cụ thể
Bảo vệ diện tích đất canh tác lúa nước trên cơ sở kết hợp các biện pháp
trồng lúa để sử dụng cho mục đích khác phải theo quy hoạch và phải được các
cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Tiếp tục khai
hoang mở rộng diện tích đất trồng ở những nơi có điều kiện để bù đắp phần
diện tích phải lấy để làm việc khác.
- Về sử dụng đất trống, đồi núi trọc và đất rừng: Nhà nước cần nhanh
chóng quy hoạch sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng để khuyến khích mọi cá
nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước đầu tư khai thác sử dụng đất trống đồi núi trọc. Trước hết cần ưu tiên giao đất, giao rừng cho cư dân tại chỗ và số dân điều chỉnh ở đồng bằng Sông Hồng, sông Cửu Long lên Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ. Nhà Nước hỗ trợ và giao đất để đồng bào định canh định cư
có thể sinh sống bằng nghề nông, nghề rừng và cho các nhà đầu tư thuê để kinh doanh theo quy định của pháp Luật, trong đó có hình thức trang trại lớn.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư thuê đất và dự án sản
xuất kinh doanh để khai thác sử dụng đất vào mục đích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với nhiều hình thức( vườn đồi, vườn rừng, VAC, hùn vốn phát triển công nghiệp chế biến…)
* Về tài chính tín dụng: Nhà nước cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và điều chỉnh cơ
cấu đầu tư thích đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Các tổ chức tín dụng( ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ
phần…) hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạnh ở nông thôn với lãi suất thoả
thuận; tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản
xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tính thế chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh
có hiệu quả. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, hạn chế
tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức
dân vay sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và nghành nghề nông thôn. Khuyến khích người sản xuấ, các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bải hiểm nghành hàng để trợ giúp
nhau khi gặp rủi ro.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho nông dân đến năm 2010. Điều chỉnh bổ sung các chính sách thuế nhằm khuyến khích doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế nông thôn.
Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn , đáp ứng yêu cầu
vốn cho công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn; thực hiện chính sách ưu đãi về lãi xuất và có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình
ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời hạn cho vay vốn phải phù hợp
với chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng và thời gian khấu hao máy móc
nông nghiệp.
Phảt triển thị trường tiêu thụ nông , lâm, thuỷ sản trong nước trên cơ sở
tạo điều kiện tăng thu nhập của nhân dân và thực hiện cơ chế lưu thông hàng
hoá thông thoáng. Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu,
chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất
thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
* Về lao động và việc làm: Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ
sở dạy nghề của nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá; phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào
tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010. Có chính sách thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
khai hoang, mở thêm đất mới, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,
phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chế biến nông, lâm,
thuỷ sản, phát triển ngành nghề và dịch vụ nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân.
* Về thương mại và hội nhập kinh tế: Thực hiện chính sách hỗ trợ và bảo hộ hợp lý một số nghành hàng có triển vọng nhưng còn khó khăn như: chăn nuôi, rau quả…bằng nhiều hình thức (thông tin thị trường, giống, thú y,
bảo vệ thực vật, chế biến…) để nông dân phát triển sản xuất và hạn chế được
những rủi ro trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhà nước hỗ trợ một phần và có chính sách thích hợp huy động các
nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại(bến cảng,
kho tàng, chợ bán buôn, bán lẻ…); tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại , tổ chức quản lý chất lượng, xây dựng và bảo vệ thương hiệu
hàng hoá của Việt Nam; khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản. Tăng cường mở rộng hợp tác
quốc tế tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị và thị trường nhằm thúc đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.