0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Các biện pháp đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển kinhtế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN :"SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM" DOC (Trang 25 -31 )

II. Sự hình thành và phát triển của nền kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ

4. Một số giải pháp để tiếp tục giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh

4.1. Các biện pháp đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển kinhtế

tế thị trường.

Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một tiến trình phức tạp lâu dài và khó khăn. khi hình thành nền kinh tế thị trường cơ cấu xã hội

trở nên phức tạp và khó nắm bắt, đồng thời nếu như không định hướng tốt thì cơ

chế thị trường sẽ bị chệch hướng. Do đó để tiếp tục giữ vững định hướng XHCN trong khi đổi mới cơ chế cần thực hiện một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo

sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời phaỉ giữ đúng hướng đi của nền kinh tế. Giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu trên chính là việc đề cao vai trò của kinh tế nhà nước, bên cạnh đó là các thành phần kinh tế tư

nhân, cá thể được phát triển mạnh, cần phát huy tính tích cực định hướng nền

kinh tế của các thành phần kinh tế nhà nước.

Muốn làm được những điều ấy cần:

Một là: Giữ vững quyền sở hữu trong tay nhà nước- chỉ nhà nước là duy nhất có chủ quyền sở hữu toàn bộ lãnh thổ quốc gia.

Hai là: Nhà nước xác định rõ những ngành kinh tế, những lĩnh vực mà kinh tế quốc doanh cần dữ vai trò chủ đạo. Đó là những ngành, những lĩnh vực đảm bảo sự chi phối hoạt động thống nhất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho an ninh quốc gia và an toàn xã hội như: hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt, quản lý mạng lưới đường quốc lộ, hệ thống phân phối đIện quốc

gia, liên lạc viễn thông, hệ thống quỹ dự trữ quốc gia, các cơ sở kinh tế phục vụ

quốc phòng an ninh, những cơ sở phục vụ công cộng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thường xuyên của nhân dân…

Ba là: Nhà nước đầu tư xây dựng mạnh các xí nghiệp quốc doanh

khẳng định cần tồn tại để mau chóng vượt lên và đứng vững trên thị trường, cơ

sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất của các xí nghiệp

quốc doanh được đầu tư xứng đáng từ đó đứng vững trong cạnh tranh với các

doanh nghiệp tư nhân.

Bốn là: Hỗ trợ việc xây dựng và hoạt động của kinh tế HTX trong các

ngành và lĩnh vực kinh tế với đa dạng hình thức tổ chức và hoạt động bảo đảm đúng với các nguyên tắc hợp tác vì lợi ích tập thể.

Năm là: Tổ chức lại hệ thống thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán nhằm cung ứng hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm cho các vùng miền núi và

trung du, các vùng đồng bào đân tộc ít người, xa xôi hẻo lành, hải đảo…để đảm

bảo công bằng xã hội và các mục tiêu kinh tế – xã hội – chính trị trong phát

triển, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Sáu là: Có các chính sách kích thích cạnh tranh lành mạnh, khuyến

khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Từ đó nâng cao

chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời có những chính sách ngăn chặn những

hoạt động làm hàng giả, hàng kém phẩm chất cấm nhập thiết bị công nghệ cũ – thuộc diện đào thải của nước ngoài.

Bảy là: Thực hiện hệ thống chính sách xã hội để hạn chế bớt những tác động xấu của kinh tế thị trường đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, đảm

bảo xã hội đối với từng đối tượng lao động, chính sách ưu đãi với những người

có công với đất nước, chính sách bảo trợ xã hội với những người có nhiều khó khăn thua thiệt vì tật nguyền,cô đơn vô gia cư,những dân tộc ít người…

Tám là: Xây dưng và tuyên truyền giáo dục thự hiện các hành vi và thái

độ ứng xử có văn hoá, đạo đức lành mạnh trong các hoạt động sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, phục vụ, quản lí đời sống xã hội.

Những biện pháp vừa đảm bảo yêu cầu trong đường lối lãnh đạo của Đảng, trong chức năng quản lý của nhà nước vừa đáp ứng được mong muốn của

mọi người dân được sống ngày càng hạnh phúc trong xã hội có kinh tế phát

triển, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh định hướng XHCN được

giữ vững.

Tuy nhiên để các biện pháp này được thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả thì cần đề cao vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình thực hiện định hướng XHCN.

4.2.Vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN:

Trước đây do sai lầm về nhận thức, ta gắn kinh tế thị trường với CNTB là đối lập với kế hoạch hoá và áp dụng máy móc mô hình quản lý kinh tế tập

trung, bỏ qua con đường sản xuất hàng hoá và duy trì khá dài kiểu sản xuất tự

cung tự cấp. Việc trao đổi hàng hoá bị hạn chế trong phạm vi quốc gia và giữa các nước XHCN với nhau dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Đó chính là lý do vì sao ta cần phải đổi mới và kết quả ban đầu của sự đổi mới khẳng định sự sáng tạo

của toàn dân ta và tư duy của Đảng.

CNXH là ước mơ của dân ta từ lâu và là ý tưởng của Đảng, nó bao trùm trong cấu trúc về chính trị – kinh tế – xã hội, không để tách bạch những đặc trưng của nó trong hệ thống mục tiêu, cơ cấu và cơ chế kinh tế mà chúng ta

hướng tới: đó là dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh và dân chủ. Giai đoạn hiện nay ở nước ta vừa phải có tốc độ tăng trưởng kinh tế vừa

phải giải quyết chống nghèo nàn và thất nghiệp. Do đó các nhân tố xã hội phải thường xuyên giải quyết đi liền với các nhân tố kinh tế để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế là nguồn gốc của cho sự phát triển xã hội và

ngược lại, phát triển xã hội chính là động lực cho sự phát triển kinh tế.

Nhà nước cần đIều chỉnh các hình thức sở hữu và cách phân phối sẽ tạo ra

một cơ chế kinh tế mới trong nền kinh tế nước ta. Đồng thời phải đầu tư phát

triển các doanh nghiệp cùng các thành phần kinh tế khác để hỗ trợ, giảI quyết

việc làm góp phần giải quyết việc làm và làm phát triển kinh tế. HTX phải được

phát triển trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng dưới dạng cổ phần và liên doanh…, kinh tế tư nhân được phát triển bình đẳng và có thể đan xen vào các thành phần kinh tế khác.

đó có một phần do tự đIều chỉnh và một phần do Nhà Nước đIều tiết để có sự ổn định và cân bằng mới. Đặc tính của cơ cấu kinh tế này là nó phải thể hiện được

tính xã hội hoá ngày càng cao, tính cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh ngày càng mở rộng, quy mô các loại và công trình công cộng ngày càng lớn và được

sử dụng có hiệu quả gắn chặt với tốc độ phát triển kinh tế.

Nhà Nước với chức năng của mình sẽ góp phần tích cực tạo lập, nuôi dưỡng và quản lý nền kinh tế là đặc trưng quan trọng trong cơ chế thị kinh tế trường ở nước ta, đảm bảo công bằng, ổn định và tăng trưởng.

Cơ chế thị trường có khả năng tự điều chỉnh nền kinh tế phát triển nhưng nó có những khuyết tật là sự phân biệt giàu nghèo, môi trường và phúc lợi xã hội. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước để kinh tế phát triển theo đúng hướng của nó.

Nhà nước ta được hình thành và phát triển do quá trình đấu tranh cách

mạng của nhân dân ta, nhà nước đó phải mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc. Bởi

vậy nó phải đóng vai trò bà đỡ giúp cho thị trường phát triển đúng hướng bằng

hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ,sự công bằng xã hội.

Chúng ta đi vào nền kinh tế thị trường có nhiều thử thách nhưng cũng

có những thuận lợi và cơ hội tốt. Hiện tại sự cách biệt trong nền kinh tế nước ta

giữa các tầng lớp dân cư là không quá lớn, khoảng chách giữa giàu và nghèo là không quá xa. Cần khuyến khích mọi người làm giàu một cách chân chính, cấm

sự phi đạo đức ảnh hưởng đến đời sống của toàn xã hội.

Quá trình chuyển nền kinh tế ta vận động theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN là kết quả lao động trí tuệ do quần

chúng nhân dân sáng tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Con đường đI lên còn phải trải qua nhiều thử thách và cam go nhưng đoàn kết trong cộng đồng đân tộc

sẽ tạo ra sự phát triển và ổn định về mọi mặt. Đó là nhân tố để phát triển bền

vững đất nước nền kinh tế thị trường.

C. KẾT LUẬN:

Việt Nam hiện nay trong giai đoạn quá độ lên CNXH đó là một thời kỳ

phức tạp và đầy biến động, một thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho CNXH để hoàn thành cách mạng dân dân chủ.

Với điểm xuất phát thấp, điều kiện kinh tế khó khăn và có nhiều trở ngại.

Muốn phát triển kinh tế bền vững ta thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một tất yếu và cần thiết. Để tiếp tục thực hiện ta cần có định hướng cho

nền kinh tế phát triển, nhất là nền KTTT buộc nó phải đi theo con đường mà chúng ta lựa chọn đó là xây dựng CNXH. Chính vì vậy chính sách phát triển của

nền kinh tế thị trường có sự định hướng XHCN là một yêu cầu cấp thiết và hợp

lý của quy luật phát triển, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, sáng suốt của Đảng.

Trong khi thực hiện từng bước sự chuyển đổi này chúng ta phải giữ vững định hướng XHCN, đứng ngang tầm với mục tiêu phát triển kinh tế. Muốn vậy cần

phải ngày càng hoàn chỉnh bộ máy Nhà Nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật,

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin _ Bộ giáo dục và đào tạo.

• Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin _ NXB Chính trị quốc gia

2002.

• Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin_ NXB Chính trị quốc gia

1999.

• Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX.

• Kinh tế học _ Sammuelson.

• Các Mác: Tư bản quyển I phần I; quyển III tập 2 _ NXB Sự thật 1963 • Các Mác: Phê phán cương lĩnh Gôta _ NXB Sự thật 1983

• Một số vấn đề lý luận kinh tế chính trị và phát triển kinh tế Việt Nam _

NXB Chính trị quốc gia 1997.

• Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa _ NXB Thống kê 1995

Khoa học công nghệ và kinh tế thị trường ở Việt Nam ( Phan Thanh

Phố - Nhà xuất bản khoa học _ kỹ thuật).

 Mai Hữu Thực: Về đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam- Tạp chí cộnh sản số 4 tháng 2/ 2000

 Trần Xuân Trường : Định hướng XHCN - một số vấn đề lý luận cấp

bách- Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 1996.

MỤC LỤC

A. Lời nói đầu... 1

B. Nội dung... 2

I. Những vấn đề lý luận chung về nền kinh tế thị trường... 2

1. Khái niệm kinh tế thị trường... 2

2. Các quy luật hình thành, phát triển kinh tế thị trường... 2

2.1. Vấn đề phân công lao động xã hội... 2

2.2. Quá trình tự do hoá kinh tế qua đa dạng hoá các hình thức sở hữu... 5

2.3. Phát triển khoa học - kỹ thuật công nghệ... 6

3. Các bước phát triển của kinh tế thị trường... 8

3.1. Từ nền kinh tế tự nhiên chuyển sang nền kinh tế hàng hoá giản đơn... 8

3.2. Từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển sang nền kinh tế tự do cổ điển... 9

3.3 Từ nền kinh tế thị trường tự do chuyển sang nền kinh tế thị trường hỗn hợp... 11

4. Các nhân tố của cơ chế thị trường... 11

4.1. Cung - cầu hàng hoá ... 12

4.2. Giá cả... 12

4.3. Cạnh tranh... 13

4.4. Tiền tệ... 13

4.5. Lợi nhuận... 14

5. Các quy luật của kinh tế thị trường... 14

5.1. Quy luật giá trị... 14

5.2. Quy luật cung cầu... 15

5.3. Quy luật canh tranh... 16

5.4. Quy luật lưu thông tiền tệ... 16

II. Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ... 17

1. Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta... 17

2. Các giai đoạn hình thành phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam ... 18

3.1. Đặc trưng về định hướng mục tiêu của nền kinh tế ... 20

3.2. Đặc trưng về thể chế kinh tế ... 31

3.3. Đặc trưng về cơ chế quản lý... 21

3.4. Đặc trưng về quan hệ phân phối... 22

3.5. Đặc trưng về vai trò quản lý của Nhà nước... 22

4. Một số giải pháp để tiếp tục giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường của nước ta trong giai đoạn tới... 23

4.1. Các biện pháp đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường... 23

4.2. Vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN... 24

Kết luận

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN :"SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM" DOC (Trang 25 -31 )

×