Tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung các hàm lượng glucose khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giai đoạn giống (anadara granosa) (Trang 27)

4.2.1 Tỷ lệ sống của sò huyết

Nhìn chung, tỷ lệ sống của sò huyết khá thấp và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Khoảng 15 ngày đầu, tỷ lệ sống tương đối ổn định và từ ngày thứ 15 trở đi tỷ lệ sống giảm liên tục cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Sau 75 ngày nuôi, tỷ lệ sống của sò huyết cao nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L đạt 28% và nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L có tỷ lệ sống thấp nhất (15%) nhưng chiều dài vỏ và khối lượng của nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L là cao nhất.

Tỷ lệ sống thấp có thể là do điều kiện môi trường nuôi và thức ăn chưa thật sự phù hợp với đặc điểm sinh học của sò. Môi trường sống của sò là nơi có nền đáy bùn, mùn bã hữu cơ cũng chính là nguồn thức ăn chủ yếu (97%) và tảo chỉ chiếm 3%. Bên cạnh đó, thí nghiệm sử dụng thức ăn là tảo Chlorella

sp. trong khi tảo khuê mới là nguồn quan trọng trong phổ thức ăn của sò huyết (Tạ Văn Phương và Trương Quốc Phú, 2006). Kết cấu nền đáy và thức ăn chưa phù hợp với tập sống vùi mình và tập tính dinh dưỡng nên đã hạn chế đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết. Mặc khác, mật độ tảo cho ăn và tốc độ lọc cũng ảnh hưởng đến sò huyết. Theo Dương Thị Hoàng Oanh và ctv. (2013), mật độ tảo 104-105 tb/mL là thấp dẫn đến tốc độ lọc của sò thấp, ở mật độ 106 tb/mL là thích hợp và vẫn chưa là mật độ cho ăn cao với sò huyết.

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00 1 15 30 45 60 75 Ngày T L S ( % ) Đối chứng 50 μg/L 75 μg/L 100 μg/L Hình 4.6. Tỷ lệ sống (%) của sò huyết 4.2.2 Tăng trưởng của sò huyết

Chiều dài vỏ (mm) và khối lượng (gam)

Chiều dài vỏ và khối lượng của sò huyết tăng ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L và 100 μg/L, giảm ở nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L.

Chiều dài và khối lượng của sò khi bố trí thí nghiệm lần lượt là 12,22 mm và 0,49 gam. Kết thúc thí nghiệm thì chiều dài và khối lượng sò ở nghiệm thức glucose 50 μg/L là cao nhất (12,74 mm và 0,53 gam) và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) với nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L (12,21 mm và 0,47 gam) (Bảng 3).

Bảng 4.2. Chiều dài và khối lượng của sò thí nghiệm

Nghiệm thức L1 (mm) L75 (mm) W1 (g) W75 (g)

NT1 (Đối chứng) 12,010,65a 12,300,27ab 0,500,05a 0,500,06a NT2 (50 μg glucose/L) 12,250,57a 12,740,38b 0,500,05a 0,530,04a NT3 (75 μg glucose/L) 12,260,54a 12,210,50a 0,480,06a 0,470,06a NT4 (100 μg glucose/L) 12,280,51a 12,670,27ab 0,490,04a 0,510,03a

Những giá trị trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (%/ngày)

Tốc độ tăng trưởng tuơng đối về chiều dài vỏ của sò (%/ngày) ở tất cả các nghiệm thức đều tăng nhanh vào 15 ngày đầu và giảm dần đến cuối thí nghiệm. Nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L có tốc độ tăng trưởng đạt giá trị cao nhất (0,053%/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L (-0,006%/ngày) sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) (Bảng 4).

Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài vỏ của sò huyết (%/ngày)

Ngày Đối chứng 50 μg glucose/L 75 μg glucose/L 100 μg glucose/L

0 – 15 0,1690,033a 0,1180,031ab 0,0510,058b 0,1570,073a 15 – 30 0,0860,022a 0,0920,048a 0,0220,018a 0,0840,061a 30 – 45 0,0720,016a 0,0650,044a 0,0180,006a 0,0640,031a 45 – 60 0,0340,014a 0,0560,056a -0,0010,011a 0,0410,012a 60 – 75 0,0220,019a 0,0530,052a -0,0060,019a 0,0410,038a Trung bình 0,0750,021b 0,0770,046b 0,0170,022a 0,0760,043b

Những giá trị trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)

Đối với tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (%/ngày) của sò huyết có sự dao động giữa các nghiệm thức. Cho đến ngày 75, thì tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L đạt 0,088 %/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L (-0,012 %/ngày) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) với các nghiệm thức còn lại (Bảng 5). Kể từ ngày 15-60 của thí nghiệm, thì nghiệm thức đối chứng tăng trưởng âm (tốc độ tăng trưởng giảm) và sò ở các nghiệm thức bổ sung glucose có tốc độ tăng trưởng dương (tốc độ tăng trưởng tăng) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bên cạnh đó, nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L có sự biến động rõ ràng giữa các đợt thu mẫu so với những nghiệm thức khác, đến cuối thí nghiệm thì tố độ tăng trưởng về khối lượng đạt giá trị âm. Kết quả này có thể do sò lớn chết dần trong quá trình thí nghiệm còn lại sò nhỏ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và ctv

(2012) về ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) giai đoạn giống. Kết quả là việc bổ sung chế phẩm sinh học trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn trong bể nuôi nghêu, do đó cũng gây ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của sò tuy có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Với hàm lượng nitrite cao trong thời gian thí nghiệm, đặc biệt vào tuần cuối của chu kỳ thay nước, mật độ Bacillus giảm dần dẫn đến khả năng phân hủy chất hữu cơ giảm và đồng thời giá trị dinh dưỡng của phức hợp tảo- vi khuẩn giảm theo. Chất lượng nước trong hệ thống không thể hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng của sò huyết. Môi trường bất lợi có thể làm sò khép chặt vỏ, hạn chế lọc thức ăn dẫn đến tốc độ sinh trưởng chậm.

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của sò huyết (%/ngày)

Ngày Đối chứng 50 μg glucose/L 75 μg glucose/L 100 μg glucose/L

0 – 15 -0,2080,092a -0,0350,149ab -0,0610,045ab 0,0630,118b 15 – 30 -0,0640,003a 0,1000,014c 0,0290,016b 0,0920,055c 30 – 45 -0,0540,050a 0,1190,078c -0,0250,006ab 0,0680,043bc 45 – 60 -0,0840,035a 0,1190,097b 0,0310,046b 0,0870,008b 60 – 75 0,0110,121a 0,0880,080a -0,0120,040a 0,0440,054a Trung bình -0,0800,060a 0,0780,084b -0,0080,031ab 0,0710,056b

Những giá trị trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê (P>0,05).

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận

Nhìn chung các yếu tố môi trường nhiệt độ, pH, NH4/NH3 +

đều thích hợp cho sự phát triển của sò huyết. Hàm lượng NO2

-

tuy vượt quá giới hạn cho phép nhưng sò huyết vẫn có thể thích ứng.

Mật độ vi khuẩn Bacillus đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 100 μg/L (13240 CFU/mL) đã góp phần hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Vibrio đến mức thấp nhất (270 CFU/mL) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của sò đạt cao nhất (28%) ở nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L (15%).

Chiều dài và khối lượng của sò ở nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L là cao nhất (12,74 mm và 0,53 gam) và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L (12,21mm và 0,47 gam).

Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 50 μg/L (0,053 và 0,088 %/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung glucose 75 μg/L (-0,006 và -0,012 %/ngày).

Bổ sung glucose 75 μg/L vào bể nuôi sò cho tỷ lệ sống cao nhất. Glucose 50 μg/L thì sò huyết có chiều dài vỏ và khối lượng cao hơn so với các nghiệm thức khác.

5.2 Đề xuất

Thực hiện nghiên cứu trên sò giống kích thước nhỏ hơn và điều kiện bể nuôi cần phù hợp hơn với đặc điểm sinh học của sò huyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Thị Thanh Tuyền. 2010. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học trong ương giống Ốc Hương (Babylonia areolata). Luận văn đại học. Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Boyd, C.E. & Massaut, L. 1999. Risks associated with the use of chemicals in pond aquaculture. Aquaculture, 20:113-132.

Boyd, C.E. 1998. Water quality for pond Aquaculture. Department of Fisheries and Allied Aquaculture. Auburn University. Alabama 36849 USA.

Broom, M.J. 1985. The Biology and Culture of Marine Bivalve Molluscs of Genus Anadara. ICLARM Stud. Rev. 12, 37p. Published by International Center for Living Aquatic Resources Management, Manila, Philippines. Broom, M.J. 1983. Gonad development and spawning in Anadara granosa (L)

(Bivalvia: Arcidae). Aquaculture 30: p 211-219.

Chế Thị Cẩm Hà, Phạm Thị Thu Hồng và Nguyễn Minh Trí. 2012. Thành phần sinh hóa của sò huyết Anadara granosa ở Đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”, Nha Trang, 12- 14/09/2012.

Dương Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Kim Liên và Huỳnh Trường Giang. 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ, mật độ tảo và loại tảo lên tốc độ lọc của sò huyết (Anadara granosa, Linne., 1758). Tạp chí Kho học Đại học Cần Thơ số 25/2013. Trang 158-167.

Graslund, S., Holmstrom, K., Wahlstrom, A. 2003. A field survey of chemicals and biological products used in shrimp farming. Marine Pollution Bulletin 46, 81-90.

Hoàng Thị Bích Đào. 2001. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Sò Huyết

Anadara sp. tại Đầm Nại – Ninh Thuận. Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 2. NXB Nông nghiệp. Trang 131-142.

Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú. 2011. Sử dụng chiết xuất từ rong biển để tăng sức đề kháng của tôm biển: tổng quan. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản lần 4. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 103- 113.

Lê Thị Thu Anh. 2012. Ảnh hưởng của Glucose đến tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) và sò huyết (Anadara granosa) trong quá trình vận chuyển. Luận văn đại học. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. Lê Trung Kỳ, Hứa Ngọc Phúc, Phan Đình Hùng, Nguyễn Thị Xuân Thu, Mai

Duy Minh, La Xuân Thảo và Nguyễn Văn Nhâm. 2005. Thức ăn thích hợp cho sò huyết Anadara granosa trong sản xuất giống. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 4, Nha Trang ngày 5 – 6/09/2005. NXB Nông nghiệp. Trang 363 – 369.

Lê Văn Nhiều. 2010. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học lên khả năng chuyển hóa đạm trong bùn đáy bể nuôi Tôm Sú (Penaeus monodon) tuần hoàn. Luận văn đại học. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Xuân Tuấn, Phan Nguyên Hồng và Trương Quang Học. 2008. Những vấn đề môi trường ven biển và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3. Trang 678-692.

Lý Bích Thủy và Ngô Thị Thu Thảo. 2013. Ảnh hưởng của tảo được lắng bằng các loại hóa chất khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giống (Meretrix lyrata). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số 25/2013. Trang 19-26.

Mã Linh Tâm và Ngô Thị Thu Thảo. 2013. Ảnh hưởng của glucose và các loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscana. Tuyển tập Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc lần thứ IV. Trang 159-164.

Maeda, M., and I. C. Liao. 1992. Effect of bacterial population on the growth of a prawn larva, Penaeus monodon. Aquaculture 21: (25-29).

Moriarty, D.J.W. 1998. Control of luminous Vibrio species in Penaeid aquaculture ponds. Aquaculture 164: 351-358.

Motoharu Uchida, Masaei Kanematsu and Tatsuo Miyoshi. 2010. Growth promotion of the juvenile clam, Ruditapes philippinarum, on sugars supplemented the rearing water. Aquaculture (Amsterdam, Netherlands), 302 (3-4): 243-247.

Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn. 2012. Ảnh hưởng của độ mặn và thời gian phơi bãi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số 22a/2012. ISSN: 1859- 2333. Trang 123-130.

Ngô Thị Thu Thảo và Phạm Thị Tuyết Ngân. 2011. Ảnh hưởng của bổ sung các loại chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus trong ương ấu trùng ốc hương (Babylonia areolata). Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản lần 4. Trường Đại học Cần Thơ, ngày 26/1/2011. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Trang 55-64.

Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú. 2012. Giáo trình Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm. NXB Đại học Cần Thơ. 136 trang.

Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa. 2001. Ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến tốc độ lọc thức ăn, sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng stress của sò huyết giống Anadara granosa. Hội thảo động vật thân mềm lần 2. Trang 137-142.

Ngô Thị Thu Thảo, Đào Thị Mỹ Dung và Võ Minh Thế. 2012. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu

(Meretrix lyrata) giai đơạn giống. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số 22b/2012. ISSN: 1859-2333. Trang 97-107.

Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu và Trần Ngọc Hải. 2011. Thử nghiệm nuôi kết hợp ốc len (Cerithidea obtusa) và sò huyết (Anadara granosa) trong rừng ngập mặn. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số 17a/2011. ISSN: 1859-2333. Trang 30-38.

Nguyễn Chính. 1996. Một số loài động vật Nhuyễn Thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội: 131 trang.

Nguyễn Khắc Lâm. 2003. Kết quả nuôi thử nghiệm sò huyết (Anadara granosa) theo hai hình thức nuôi ao đất và nuôi bãi triều tại đầm Nại, Ninh Thuận. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc lần thứ ba. NXB Nông nghiệp. Trang 155-166.

Nguyễn Kiều Diễm. 2011. Ảnh hưởng của thức ăn và giá thể trong quá trình ương hàu Crassostrea iredalei giai đoạn ấu trùng và giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên nghành nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. 103 trang.

Nguyễn Thị Ly Pha. 2011. Thử nghệm ương dưỡng Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giai đoạn giống với các hàm lượng glucose khác nhau. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sinh Học Biển. Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. 37 trang.

Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Ngọc Út, Trương Quốc Phú và Nguyễn Hữu Hiệp. 2011. Ảnh hưởng của vi sinh vật hứu ích lên các yếu tố môi trường và tôm sú (Penaeus monodon) nuôi trong bể. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ số 20b/2011. Trang 59 – 68.

Purchon R.D. 1977. The Biology of Mollusca. Second Edition, Pergamo Press 1977,Vol.57, 560p.

Quayle D. B. và G.F. Newkirk. 1989. Farming Bivalve Molluscs Methods Study and Development. Advances in World Aquculture, volume I, 294p. Published by The World Aquaculture Society in Association with The International Development Research Center.

Tạ Văn Phương và Trương Quốc Phú. 2006. Thử nghiệm nuôi sò huyết (Anadara granosa) trong ao nước tĩnh. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Chuyên ngành Thủy Sản. Trang 192-200.

Trương Quốc Phú. 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby) đạt năng suất cao. Luận án tiến sĩ.

Ziaei-Nejad, S., Rezaei, M.H., Takami, G.A., Lovett, D.L., Mirvaghefi, A.R. and Shakouri, M. 2006. The effect of Bacillus spp. bacteria used as probiotics on degestive enzyme activity, survival and growth in the Indian white shrimp, Fenneropenaeus indicus. Aquaculture 252, 516-524p.

PHỤ LỤC

Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

1. Trung bình giá trị pH ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm

Ngày 7 15 21 30 37 45 53 60 67 75 NT1 8,00 7,60 8,60 9,00 7,90 8,00 9,00 7,90 8,00 7,90 NT2 8,00 8,00 8,60 8,00 7,60 8,00 8,00 9,00 7,60 8,00 NT3 8,00 7,60 7,90 8,00 8,00 8,00 7,90 9,00 8,00 8,00 NT4 8,00 8,00 8,60 9,00 8,00 8,00 7,90 9,00 8,00 7,90 2. Trung bình giá trị NO2 -

(mg/L) ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm Ngày 7 15 21 30 37 45 53 60 67 75 NT1 0,83 2,50 1,00 3,00 1,00 3,00 1,17 2,67 0,83 3,00

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung các hàm lượng glucose khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giai đoạn giống (anadara granosa) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)