THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pdf (Trang 25 - 28)

NAM

1. Những thành công và khó khăn ở thị trường truyền thống

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì hiện nay có khoảng 1,5 triệu lao động của nước ta đang làm việc tại các thị trường lao động ở nước ngoài như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, … Những người đi xuất khẩu lao động đã phần nào cải thiện được cuộc sống của gia đình họ và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn, nhiều thị trường được xem là “truyền thống” đang rơi vào tình trạng khó khăn.

Thị trường lao động Đài Loan - một thị trường được xem là hấp dẫn với lao động Việt Nam, nhưng chủ yếu họ chỉ tiếp nhận những lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở và kèm theo đó là những quy định ngặt nghèo về sức khỏe. Mặc dù vậy ở thị trường này không có sự tác động về mặt nhà nước như những thị trường khác nên đã thu hút được nhiều lao động quan tâm. Theo đánh giá của Ủy ban lao động Đài Loan thì hiện nay lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở những ngành nghề như: điện tử, may mặc, dệt, chế tạo máy, giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá…(thống kê sơ bộ thì có khoảng 28 ngành nghề khác nhau). Mức lương hiện tại của lao động nước ta làm việc tại thị trường này khoảng từ 400 USD/người/tháng đến 1300 USD/người/tháng. Lao động Việt Nam được giới chủ tại Đài Loan đánh giá là cần cù, chăm chỉ và nhanh chóng hòa nhập với công việc

Thị trường lao động Hàn Quốc là một thị trường khá dễ tính với lao động nước ngoài, nhưng họ chỉ tiếp nhận các tu nghiệp sinh đến Hàn Quốc làm việc, với tiêu chuẩn khá “thông thoáng” là có đủ sức khỏe, chăm chỉ làm việc, đủ trình độ tiếng Hàn và không cần phải có nghề vì họ muốn tự mình đào tạo công nhân theo tiêu chuẩn kĩ thuật của riêng mình. Cho đến nay tại Hàn Quốc có hơn 55000 tu nghiệp sinh và người lao động Việt Nam làm việc tại đây với mức lương từ khoảng 600 USD/người/tháng đến 1600 USD/người/tháng.

dàng, chi phí lao động phải bỏ ra ban đầu thấp. Chính vì vậy mà lao động Việt Nam đã chọn thị trường này để làm việc. Trong những năm đầu thì thị trường này là một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam, tuy nhiên trong những năm gần đây số lao động đăng kí đi làm việc ở Malaysia đã giảm đi đáng kể. Nguyên nhân chính là do thu nhập của người lao động quá thấp so với chi phí của họ phải trả. Hiện tại lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia có mức lương bình quân khoảng 500000 RM/người/tháng tương đương khoảng 2,5 triệu VNĐ. Mức lương tối thiểu này đã phù hợp với pháp luật của nước sở tại nhưng không phù hợp với cuộc sống thực tế của người lao động. Theo nhiều chuyên gia cảnh báo thị trường lao động Malaysia có nguy cơ bị “xóa sổ” trong một tương lai không xa.

Thị trường lao động Nhật Bản từ trước đến nay được xem là một điểm dừng chân lý tưởng cho lao động Việt Nam. Với mức thu nhập từ 700 USD/người/tháng đến 1500 USD/người/tháng đã thu hút nhiều lao động Việt Nam tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên tại thị trường này có yêu cầu khắt khe với các lao động nhập cư: Người lao động phải biết tiếng Nhật, có tay nghề và đảm bảo sức khỏe để làm việc với cường độ cao. Chủ yếu thị trường này tiếp nhận các tu nghiệp sinh nhập cảnh làm việc để nâng cao tay nghề. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên chính phủ Nhật Bản đã giảm chỉ tiêu số lượng tu nghiệp sinh nhập cảnh vào nước này. Với nước ta thị trường lao động Nhật Bản là một thị trường cao cấp cho việc xuất khẩu lao động thì ngày càng trở nên eo hẹp và khó khăn hơn.

Thị trường lao động trên biển là một thị trường lao động khá mới mẻ với lao động Việt Nam. Đặc điểm của thị trường này là đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong công việc trên biển. Hiện nay nước ta có khoảng 15000 người lao động làm việc trên biển với chủ yếu là máy 2, máy 3, phó 2, phó 3 và các chức danh thủy thủ hoặc thợ máy dưới tàu. Với mức thu nhập khoảng trên 1000 USD/người/tháng đã thu hút được nhiều lao động tham gia vào thị trường mới mẻ này.

Tuy nhiên tại những thị trường truyền thống này chúng ta gặp không ít khó khăn do những nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ người lao động như là tay nghề còn yếu kém, ý thức kỉ luật không cao. Theo ước tính của Cục quản lý lao động ngoài nước hàng năm có hàng nghìn lao động Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng lao động đi làm việc ngoài do vậy nhiều thị trường lao động đã hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam. Bên cạnh đó những yêu cầu về trình độ tay nghề của lao động xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn nên đây là một trở ngại lớn cho việc xuất khẩu lao động của Việt Nam tại những thị trường lao động truyền thống này.

2. Những khó khăn và bước đầu xâm nhập thị trường lao động mới

Ngoài việc phải duy trì và phát triển thị trường lao động truyền thống đang ngày càng trở nên eo hẹp thì nước ta phải đẩy mạnh phát triển những thị trường lao động mới để đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động nước ta. Có rất nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch mở rộng thêm nhiều thị trường mới như Libi, Anh, Hy Lạp, Australia… mà từ trước tới nay nước ta chưa tập trung khai thác.

Hiện nay tại thị trường lao động Libi có khoảng hơn 1000 lao động làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng và đánh bắt hải sản với mức thu nhập bình quân khoảng từ 300 USD/người/tháng đến 400 USD/người/tháng. Theo chủ tịch hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam Nguyễn Lương Trào cho biết phía Libi mong muốn được

sớm kí kết hiệp định hợp tác lao động song phương giữa hai nước để tiếp nhận và bảo hộ cho lao động Việt Nam. Tuy vậy tại thị trường này thì lao động Việt Nam chưa đảm bảo sức khỏe cho công việc thuộc lĩnh vực này.

Macao là một thị trường mới và khá hấp dẫn và “khá thoáng” cho xuất khẩu lao động của Việt Nam. Nhiều lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, thợ xây dựng, trang trí nội thất và giúp việc gia đình với mức lương từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ. Tuy nhiên tại thị trường này lao động Việt Nam chưa biết được chủ lao động của mình là ai sau khi đã nhập cảnh vào Macao. Chính vì vậy đã xảy ra tình trạng lao động nước ta sau khi nhập cảnh vào Macao rồi nhưng vẫn thất nghiệp.

Tại Anh và Hy Lạp bước đầu lao động nước ta đã có việc làm ổn định và thu nhập khá cao, tuy nhiên số lượng lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này chưa nhiều. Đặc biệt lao động nước ta được làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, các công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngoài và có điều kiện ăn ở sinh hoạt khá tốt.

Australia là một thị trường lao động “mới toanh” cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Với mức lương khoảng 1500 – 2000 USD/người/tháng (VN Media ngày 12/4/2005). Thị trường này cũng thu hút nhiều lao động Việt Nam tham gia, hiện nay có khoảng hơn 2000 lao động Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực như xây dựng, thu hoạch nông sản trong các trang trại… có điều kiện làm việc và ăn ở khá tốt.

Bên cạnh đó còn nhiều thị trường tiềm năng như: thị trường lao động vận tải biển, Ixaren, Băng-la-đét…có mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt đang được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ta khai thác.

CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pdf (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w