quả hơn thì chúng ta cần có biện pháp khắc phục những hạn chế trên. Đây là cách để tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hóa đất nước trong thời gian tới.
4. TRIỂN VỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. VIỆT NAM.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và những năm tiếp theo, Đảng và Chính phủđưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt Nam là 9% - 10%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa mức GDP bình quân đầu người tăng lên 8 - 10 lần so với hiện nay, tương đương 2000 - 3000 USD/người_năm. Để thực hiện mục tiêu đó, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Theo tinh toán, trong giai đoạng 2001 - 2010 chúng ta cần 250 - 300 tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam thì con số này rất lớn. Mặt khác, nguồn vốn ODA không tăng thêm thậm chí
còn giảm. vì vậy, chúng ta cần phải tính đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hơn nữa, hiện nay xu hướng đầu tư nước ngoài đang từng bước chuyển biến về khu vực châu Á. Nước ta lại nằm ở vị trí thuận lợi của châu Á, là đầu mối của các tuyến giao thông. Môi trường đầu tư của nước ta đang dần cải thiện nhằm nâng cao tinh hấp dẩn, mà trước mắt là việc sửa đổi luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức trên thế giới như APEC, ASEAN và tiến tới là WTO ....
Tất cả những điều trên đây cho thấy triển vọng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam sẻ gia tăng nhanh trong thời gian tới.
PHẦN III
GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÓ HIỆU QUẢ
1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC