Qua bảng 3.8, chúng tôi thấy rằng còn một tỷ lệ khá lớn các hộ gia đình không có nhà tiêu riêng chiếm tới 37,7%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách và cộng sự tiến hành ở 3 huyện thuộc 2 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2005 (26,3% các hộ gia đình được điều tra không có nhà tiêu) [19]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn hẳn so với các nghiên cứu tại Thanh Hóa của Nguyễn Văn Hoàng (8,3%), tại Thái Bình của Ngô Thị Nhu (5,1%), tại Kon Tum của Trần Thị Hữu và điều tra y tế quốc gia năm 2002 (11,2%) [2], [14], [15], [17]. Có sự khác biệt giữa hai địa phương nghiên cứu tại xã Hiệp Hòa tỉnh Đắc Lắc có tới 56,7 hộ gia đình không có nhà tiêu riờng cũn ở Gio Châu tỉnh Quảng Trị tỷ lệ này là 32%.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với một điều tra của Trương Đình Bắc và cộng sự tiến hành ở 3 huyện Quản Bạ, Yên Minh (Hà Giang) và Chiờm Húa (Tuyờn Quang), có tới 45,3% hộ gia đình được điều tra không có nhà tiêu [8]. Có sự khác biệt này là do tại các tỉnh miền núi phía Bắc phần lớn dân cư là đồng bào các dân tộc thiểu số nên họ không có thói quen xây dựng, sử dụng các loại nhà tiêu hơn nữa họ ít có cơ hội tiếp cận với cỏc kờnh thông tin giáo dục tuyên truyền các kiến thức về vệ sinh phòng bệnh có thể là nguyên nhân của tình trạng này.
Kết quả trên cũng cao hơn nhiều so với một nghiên cứu về nhà tiêu hộ gia đình tại Bangladesh: tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu riêng là 2%; trong đó 13% hộ gia đình không có nhà tiêu nhưng sử dụng chung nhà tiêu với người thân trong gia đình hay hàng xóm [28]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với điều tra về tình hình cấp nước và vệ sinh môi trường được tiến hành ở Karnataka, một vùng nông thôn của Ấn Độ: tỷ lệ HGĐ không có nhà tiêu và đi vệ sinh ngoài trời là 72% [26].
Tìm hiểu về một số nguyên nhân ảnh hưởng tới việc có một tỷ lệ lớn HGĐ không có nhà tiêu cho thấy:
Về thu nhập của hộ gia đình trong năm 2011: Đa phần các hộ gia đình không có nhà tiêu có thu nhập dưới 4.8 triệu đồng/người/năm. Trong thời buổi giá cả đắt đỏ như hiện nay, với nguồn thu nhập không phải là lớn đú, cỏc hộ gia đình này chỉ có thể đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống như các chi phí về sinh hoạt như ăn, mặc, khám chữa bệnh, đóng học phí cho con cỏi…
Lý do thứ hai của tình trạng các hộ gia đình không có nhà tiêu có thể là do tập quán: các hộ gia đình ở đây không có thói quen sử dụng nhà tiêu. Mỗi lần đi tiêu ra ngoài vườn, đồng, ruộng, nương họ có cảm giác mát mẻ, thông thoáng “đi cho mỏt”, hơn nữa tận dụng luôn nguồn chất thải này làm phân bón ruộng.
Một số lí do nữa có thể là do họ không biết đến những hậu quả của việc không sử dụng nhà tiêu đối với sức khỏe của chính mình và người xung quanh hoặc có thể họ không có đủ diện tích đất để xây dựng nhà tiêu.
Lí do các HGĐ tại hia địa bàn nghiên cứu của chúng tôi không có nhà tiêu cũng tương tự với tình hình ở nước ngoài: Những nguyên nhân chủ yếu của các hộ gia đình ở Karnataka không xây dựng nhà tiêu bao gồm: 59% số hộ gia đình gặp phải các vấn đề về tài chính, 29% số hộ gia đình trả lời không có không gian xây dựng, 6% số người trả lời là không mong muốn xây dựng nhà tiêu và 3% số người trả lời những lí do liên quan đến phong tục và truyền thống văn hóa [26].
Trong các loại nhà tiêu hộ gia đình, tỷ lệ các loại nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp chỉ chiếm 12,5% (Bảng 3.10), đặc biệt tại xó Hũa Hiệp chỉ chiếm 1%, tại Gio Châu
khả quan hơn đạt 24%. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với báo cáo của địa phương (báo cáo năm 2010 của Hòa Hiệp là 61,9%, cựa Gio Châu là 47,7%) cho thấy sự khác biệt rất lớn gữa kết quả nghiên cứu và báo cáo thống kê hàng năm của đại phương. Nguyên nhân có thể do cán bộ làm công tác thống kê báo cáo không nắm được các quy chuẩn của nhà tiêu hợp vệ sinh theo theo quyết định 08/2005/ QĐ-BYT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách (45,7%) và Ngô Thị Nhu (44,7%) [17], [19], nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng tại Thanh Hóa (63,1%) và điều tra tại huyện Phỳ Bỡnh (70,3%) [11], [14].
Kết quả này cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nuzhat Choudhury và cộng sự (tỷ lệ các loại nhà tiêu hợp vệ sinh là 50% trong tổng số các loại nhà tiêu hiện có) [28].
Trong các loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo danh mục của BYT, tỷ lệ các HGĐ sử dụng hố xí tự hoại tại hai xã nghiên cứu chiếm tỷ lệ lớn nhất (11,3%) (Bảng 3.10). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách (20,6%), nghiên cứu của Ngô Thị Nhu (35,5%) và Nguyễn Văn Hoàng (29%) [13], [17], [19].
Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu hai ngăn ở địa bàn nghiên cứu của chúng tôi là 0,7%. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách (22,3%) và Nguyễn Văn Hoàng (22%) [13], [19], nghiên cứu của Ngô Thị Nhu (16%) [17]. Tỷ lệ các HGĐ sử dụng nhà tiêu hai ngăn có xu hướng giảm có thể do loại nhà tiêu này có những khó khăn bất tiện khi dùng và người dân không tuân thủ theo đúng những hướng dẫn, quy định trong quá trình sử dụng. Hơn nữa do sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các loại phân bón hóa học cũng có thể làm cho tỷ lệ các HGĐ ít sử dụng loại nhà tiêu này.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các loại nhà tiêu thấm dội nước hay chìm có ống thông hơi chỉ được một tỷ lệ nhỏ HGĐ sử dụng (0,8%; 0,2%). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách (2,8%) và thấp hơn rất nhiều lần so với các nghiên cứu của Ngô Thị Nhu (48,5%), Nguyễn Văn Hoàng (12%) [13], [17], [19].
Đáng chú ý là có tới 87% dộ gia đình không có nhà tiêu hoặc có nhưng không theo mô hình của các loại nhà tiêu được quy định tại quyết định 08/2005/ QĐ-BYT. Bao gồm các lọai hố xí đào, hố xí thùng....
Từ những kết quả trên chúng tôi có một số nhận định như sau: kinh tế hộ gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng nhà tiêu của các HGĐ. Loại hình nhà tiêu được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất là nhà tiêu tự hoại tuy nhiên tỷ lệ cung rất thấp so với các nghiên cứu khác.