5. THIẾT KẾ MÔ HÌNH MẠNG
5.2. Hiện thực mô hình mạng
Hình 16. Mô hình thiết kế đã hoàn thành
Bước 1: Phân tích mô hình mạng và lựa chọn thiết bị:
- Ở đây có ba mạng nên ở đây ta có ba router và một Access Point.Một router làm nhiệm vụ kết nối mạng với internet.Một router cho phòng ban quản lý. Router còn lại cho phòng ban kinh doanh và văn phòng, còn Cantine sử dụng một Access Point của Linhsys để phát wifi.Trong AccessPoint Linksys ta cũng có một mạng riêng nên không cần dùng thêm router.
- Để giả lập việc kiểm tra các thiết bị đã kết nối ra Internet. Chúng ta sử dụng một máy Server đặt tên là Viettel ( tương ứng với nhà cung cấp mạng Viettel trên thực tế).Sau đó để kiểm tra việc kết nối với Internet có thành công hay không chúng ta chỉ việc kiểm tra việc kết nối với máy server có thành công hay không.
- Cáp dùng để kết nối: để kết nối giữa các thiết bị khác loại chúng ta sử dụng cáp thẳng, để kết nối các thiết bị cùng loại chúng ta sử dụng cáp chéo.Riêng router kết nối với server chúng ta phải sử dụng cáp chéo.
Bước 2: Hiện thực (xem chi tiết trong video). - Cấu hình router:
Hình 17. Cấu hình địa chỉ mạng cho Router
IP Adress là địa chỉ của router với mạng con, cũng chính là Gateway đối với các máy tính trong mạng con.
Interface: là giao tiếp kết nối của router với các mạng. Thông thường nếu có 2 interface thì một interface thường được dùng để kết nối với mạng con (mạng LAN) và interface còn lại của router dùng để kết nối router với mạng lớn hơn (mạng WAN).
Để cho các máy tính trong mạng con có thể liên lạc được với bên ngoài chúng ta sẽ phải cấu hình ROUTING cho router (nhập các mạng mà router kết nối đến).
Hình 18. Cấu hình định tuyến cho Router
Theo trong hình chúng ta có.Router có mạng con với địa chỉ trong dải 192.168.170.x/24 và địa chỉ để router kết nối với bên ngoài thông qua mạng 192.168.1.0.
- Cấu hình đối với linksys Access Point:
Hình 19. Cấu hình địa chỉ Internet cho Access Point
Bản thân linksys access point cũng là một router (wireless router).Chúng ta cũng có hai phần để cấu hình.Internet setup là cài đặt để kết nối ra mạng internet, cũng tương tự như cài đặt router để mạng con của router có thể kết nối với bên ngoài. Chúng ta cũng có Internet IP Address là địa chỉ của Access Point ở mạng bên ngoài.Default Gateway là địa chỉ getway của mạng ngoài giúp cho Access Point có thể kết nối đươc với mạng ngoài.
Hình 20. Cấu hình địa chỉ mạng cho Access Point
Network Setup: là phần cài đặt mạng con của Access Point.
DHCP Server: dùng để tự động tạo địa chỉ cho các thiết bị kết nối. Đối với các kết nối dạng wireless thì chúng ta nên chọn mục này để tạo thuận tiện cho người dùng.
Maximum number of Users: mục này cho chúng ta chọn số lượng người tối đa truy cập vào Access Point.
Ngoài ra để ngăn chặn những người sử dụng không mong muốn.Chúng ta cũng có thể thiết lập bảo mật bằng mật khẩu cho Access Point.
Hình 21. Cài đặt bảo mật cho Access Point
Bằng cách chọn tab Wireless Wireless Security chọn WPA2 Personal (dạng bảo mật wifi phổ biến nhất hiện nay). Sau đó đặt password cho thiết bị.
- Cấu hình mạng cho máy tính cá nhân hoặc server:
Cấu hình kết nối mạng cho các thiết bị như Server, PC, Phone, Tablet… chỉ đơn giản là cấu hình địa chỉ IP cho thiết bị. Chúng ta thường có hai lựa chọn khi cấu hình địa chỉ IP cho thiết bị.
Hình 22. Cấu hình địa chỉ IP
DHCP: là thiết bị này sẽ được cấp phát địa chỉ IP tự động, địa chỉ IP này có thể thay đổi sau khi mỗi lần chúng ta tắt mở thiết bị.
Static: thiết bị này không được cấp phát IP tự động chúng ta phải tự cài đặt địa chỉ bằng tay và địa chỉ này sẽ không bị mất mỗi lần thiết bị bật tắt.
- Kiểm tra kết nối:
Để kiểm tra kết nối có thành công hay không.Chúng ta có thể sử dụng giao diện dùng để kiểm tra.Đây là cách nhanh và dễ thực hiện nhất.
Hình 23. Kiểm tra kết nối bằng giao diện
Ở chế độ Realtime, chúng ta chọn biểu tượng gói tin có đánh dấu số 1. Sau đó Click vào những điểm cần kiểm tra (Lưu ý là chúng ta chỉ có thể kiểm tra được trên các thiết bị có địa chỉ IP như PC, Server, Router…) trong ví dụ là chọn điểm được đánh dấu và số 2 và 3.Kết quả sẽ được hiện lên thành công (successul) hoặc thất bại (fail) ở bên phải góc dưới màn hình.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể kiểm tra kết nối bằng cách sử dụng lệnh ping. Một cách kiểm tra thường dùng trong đời thực.Một hạn chế của cách này là chúng ta phải nhớ được địa chỉ IP của thiết bị cần kết nối đến.
Các bước thực hiện: mở thiết bị (ví dụ PC). Vào Command Prompt gõ lệnh ping <IP> và nhấn Enter.