Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin docx (Trang 42 - 45)

hiện thực

• Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

• Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

• Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện.

Ví dụ

Trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh... đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường hợp này, cái bàn là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại trên thực sự. Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ: khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có,

Ý nghĩa phương pháp luận

• Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả năng để định ra chủ trương, phương hướng hành động của mình.

• Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nên khi tính đến khả năng phải phân biệt được các loại khả năng gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu nhiên tạo được các điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển. • Tuy nhiên cũng cần tránh hai thái cực sai lầm, một là: tuyệt đối

hóa vai trò nhân tố chủ quan; hai là: hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin docx (Trang 42 - 45)