CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế xã hội và bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển giáo dục các nước asean (Trang 31)

1. Điều kiện tự nhiên

Nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm trên bán đảo Đông Dƣơng có diện tích 236.800 km2 . Dân số của Lào có 5,5 triệu ngƣời (2000). Thủ đô đặt tại Ventiane.

Ngƣời Lào dùng ngôn ngữ chính là tiếng Lào (quốc ngữ), ngoài ra còn dùng tiếng Pháp và nhiều ngôn ngữ bộ tộc khác.

Nền kinh tế Lào đang ở trình độ chậm phát triển, nhƣng cũng đã có những sản phẩm xuất khẩu nhƣ gỗ, hàng dệt may, đồ điện... Lào nhập một số mặt hàng chính nhƣ các sản phẩm dầu hỏa, máy móc, thuốc chƣa bệnh và thực phẩm...

30

Lào vẫn còn ít đƣợc biết đến trên thế giới, nhƣng đất nƣớc này ở cạnh hai hai nền văn minh lớn của phƣơng Đông là Ấn Độ và Trung Quốc. Ngƣời dân Lào đã tiếp thu những phong tục và tín ngƣỡng của hai nền văn minh vĩ đại này cùng với những yếu tố truyền thống văn hóa của mình để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc.

Sau khi giành đƣợc thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân Lào bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Đất nƣớc Lào không còn là "miền đất bị lãng quên" mà với địa thế của Lào sẽ là lợi thế để quốc gia này đón nhận trào lƣu phát triển kinh tế và đổi mới trong vùng, làm biến đổi nhịp sống cổ xƣa dọc theo dòng sông Mekong.

2. Hệ thống giáo dục 2.1 Giáo dục phổ thông.

Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, nền giáo dục cách mạng phóng Lào ở trong các vùng giải phóng đã có những bƣớc phát triển. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, sự nghiệp giáo dục cách mạng đã hình thành và từng bƣớc thu đƣợc kết quả theo thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, từ năm 1946, ngay sau khi rút vào các khu căn cứ, cách mạng Lào đã tổ chức các đơn vị tuyên truyền xung phong vừa đánh dịch, vừa xây dựng cơ sở chính trị, dạy chữ cho dân. Các khu căn cứ, các đơn vị vũ trang và các ủy ban kháng chiến lần lƣợt đƣợc thành lập, tiến hành xây dựng đời sống trong vùng giải phóng, từng bƣớc tiến hành sự nghiệp văn hóa giáo dục.

Với việc mở rộng các vùng giải phóng thành các khu liên hoàn, yêu cầu phát triển giáo dục ngày một bức thiết hơn. Để đáp ứng yêu cầu đó cùng với việc bảo vệ và xây dựng vùng giải phóng với quy mô một quốc gia, sự nghiệp giáo dục cách mạng cũng từng bƣớc đƣợc hình thành.

31

Từ những năm 1960 sự trƣởng thành của cách mạng đã mở ra khả năng to lớn cho sự nghiệp giáo dục Lào phát triển, làm nền tảng cho các thời kì sau.

Ngay từ trong kháng chiến hệ thống quan điểm, đƣờng lối giáo dục của cách mạng Lào đã đƣợc xác định rõ ràng, đúng đắn mang tính chiến lƣợc lâu dài. Hệ thống cơ quan tổ chức chỉ đạo giáo dục đƣợc thành lập từ trung ƣơng xuống các địa phƣơng. Những vấn đề cơ bản nhƣ nội dung, tính chất, mục tiêu, chƣơng trình, sách giáo khoa đƣợc dần dần đƣợc xây dựng Đội ngũ cán bộ, giáo viên và mạng lƣới đào tạo đƣợc hình thành. Giáo dục Lào trong giai đoạn này tuy trong hoàn cảnh kháng chiến nhƣng cũng đã có đủ các ngành học chủ yếu nhƣ bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, phổ thông, sƣ phạm từ tiểu học, phổ thông trung học đến đại học.

Nền giáo dục cách mạng Lào có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với những truyền thống của đất nƣớc, gắn với con ngƣời và xã hội Lào. Với một diện tích chiếm bốn phần năm đất đai của cả nƣớc, vùng giải phóng Lào trong bối cảnh hết sức ác liệt của những năm chiến tranh, từ điểm xuất phát của một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu nhƣng nền giáo dục cách mạng Lào đã thu đƣợc những thành tựu to lớn làm nền tảng cho giáo dục Lào phát triển sau khi giành đƣợc độc lập.

Giáo dục đƣợc mở rộng ra khắp 17 tỉnh trong vùng giải phóng với số lƣợng học sinh cao nhất trong năm học 1974 -1975 lên tới 109 651 học sinh.

Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đƣợc thành lập, chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách giáo dục cơ bản cho tất cả trẻ em và xóa nạn mù chữ cho ngƣời lớn. Mặc dù tỷ lệ biết chữ vẫn còn thấp so với những quốc gia trong khu vực nhƣng với những thành tựu thu đƣợc cho thấy chính sách giáo dục của chính phủ Lào là đúng đắn.

Hệ thống giáo dục phổ thông Lào kéo dài 12 năm.Trẻ em từ khi lên sáu tuổi bắt đầu vào học tiểu học, đến năm mƣời một tuổi thì bƣớc vào trung học phổ thông, kéo dài sáu năm. Hiện nay ở Lào có khoảng hơn 7000 trƣờng học.

32

Giáo dục phổ thông là bắt buộc, nhƣng không phải lúc nào cũng thực hiện có kết quả, nhất là ở các vùng nông thôn hẻo lánh, hay đôi với các bộ tộc miền núi.

Năm 1991, chỉ có khoảng 59% trẻ em ở độ tuổi giáo dục tiểu học đến trƣờng học. Ở độ tuổi phổ thông trung học tỷ lệ này còn thấp hơn, chỉ có 15%. Theo thống kê của UNESCO - Tổ chức văn hóa - giáo dục của Liên hiệp quốc thì tỉ lệ học sinh thất học ở Lào là 47%, cao nhất trong các nƣớc Đông Nam Á. Tính tỉ lệ học sinh giữa nam và nữ thì số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ. Ngân sách dành cho giáo dục để trang bị cơ sở vật chất cho giáo dục khác vẫn còn thấp. Lƣơng cho đội ngũ giáo viên cũng còn rất thấp.

Với truyền thống xã hội Lào, các trƣờng chùa cũng có những ảnh hƣởng và đóng góp nhất định vào giáo dục. Trƣớc đây, theo truyền thống, các nhà sƣ là những ngƣời đảm trách hệ thống giáo dục ở Lào. Các lớp học đƣợc tổ chức ở sân các ngôi chùa địa phƣơng. Từ khi Pháp thống trị, ngƣời ta lập ra các trƣờng học thế tục và dạy tiếng Pháp. Hiện nay một số trƣờng học ở Lào vẫn còn nằm bên trong các khuôn viên chùa, mặc dù giáo viên không còn là các nhà sƣ nữa.

Nhà chùa không chỉ là nơi lễ Phật, nghe kinh mà còn là nơi dân bản họp bàn những việc có quan hệ đến lợi ích chung ... Sƣ sãi hầu hết thuộc tầng lớp nhân dân lao động, lúc nhỏ vào chùa để học lễ nghĩa và học chữ. Những khía cạnh tích cực của Phật giáo nói chung và trƣờng chùa nói riêng góp phần tác động đến các thế hệ trẻ, đến nền giáo dục cách mạng Lào. Nhà chùa tôn trọng và giữ gìn tiếng Lào, dạy và học bằng tiếng Lào. Nhân dân tự nguyện và có thói quen dạy và học trong các chùa góp phần hình thành nhân cách con ngƣời mới theo mục tiêu giáo dục cách mạng nhƣ cần cù lao động, yêu thiên nhiên, đất nƣớc, đoàn kết thân ái, và một lối sống giản dị trong sáng, trung thực. Những phẩm chất trên là vừa kế thừa truyền thống, vừa đƣợc củng cố và phát huy trong thời kì mới.

33

Trong vùng giải phóng Lào trƣớc đây, hệ thống các trƣờng chuyên nghiệp đã đƣợc hình thành, nhất là hệ thống các trƣờng sƣ phạm. Số lƣợng các trƣờng sƣ phạm đã lên đến 20 trƣờng, trong đó có một trƣờng đại học sƣ phạm và 2 trƣờng trung học sƣ phạm.

Hiện nay ở Lào có hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng trong đó Trƣờng Đại học quốc gia ở Vientian là trƣờng đại học lớn nhất ở Lào. Ngoài ra Lào còn có một số trƣờng cao đẳng kỹ thuật ở các vùng khác. Trong những thập niên 1970 và 1980, Lào đã gửi nhiều lƣu học sinh sang đào tạo tại Liên Xô hoặc Việt Nam. Việc tranh thủ gửi học sinh đi đào tạo ở nƣớc ngoài ở cấp học đại học, đã giúp Lào nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong bối cảnh các trƣờng học ở Lào chƣa đủ sức đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế xã hội và bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển giáo dục các nước asean (Trang 31)