CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TRONG THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng và thành thục của cá rô đồng (anabas testudineus bloch, 1792) cà mau, cá rô đầu vuông và con lai của chúng (Trang 26)

Hình 4.1: Nhiệt độ trong thí nghiệm

Nhiệt độ trong suốt giai đoạn thí nghiệm luôn ổn định và không có sự biến động lớn, rất tốt cho sự phát triển của cá, biên độ dao động của nhiệt độ trong ngày nhỏ hạn chế sốc nhiệt cho cá. Nhiệt độ dao động trong khoảng 27 – 29oC vào buổi sáng và 29 – 32oC vào buổi chiều. Nhiệt độ cao nhất là 32 oC và thấp nhất là 27 o

C. Nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trƣởng của cá là 25 -30oC (Trƣơng Quốc Phú, 2003). Theo Dƣơng Nhựt Long (2006) thì nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24 – 30oC, nhƣng cá có thể chịu đựng nhiệt độ từ 11 – 39oC. Khoảng nhiệt độ trong thí nghiệm không ảnh hƣởng đến sự phát triển của cá nuôi.

18

Bảng 4.1: Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm

Yếu tố pH, TAN, NH3 và NO2- cũng ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Trong các yếu tố môi trƣờng thì pH cũng là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của thủy sinh vật. Hoạt động sống của thủy sinh vật ( quang hợp, hô hấp làm thay đổi nhiệt độ của nƣớc trong thủy vực. Ngƣợc lại độ pH của nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật ( Đặng Ngọc Thanh vả Hồ Thanh Hải, 2007). Ở thí nghiệm này pH dao động trong khoảng 7- 7,5 khoảng pH này rất phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cá.

Trong thí nghiệm nồng độ NO2- không thay đổi nhiều trong suốt thời gian thí nghiệm ở mức 0 – 0,5 mg/l. Hàm lƣợng TAN dao động từ 0 – 2 mg/l tƣơng ứng với hàm lƣợng NH3 từ 0 - 0,02 mg/l với pH từ 7- 7,5 và nhiệt độ 27-32 oC (Bảng 4.1). Theo Trƣơng Quốc Phú (2003), khoảng thích hợp của các chất vô cơ hòa tan trong nƣớc nuôi thủy sản có giá trị pH: 7-9, NH3: <0,1 mg/l, NO2-: <0,3 mg/l. Các giá trị trong thí nghiệm nằm trong khoảng thuận lợi, không ảnh hƣởng đến sự phát triển của cá. Ngày NO2-(mg/l) TAN (mg/l) pH 03/01/2013 0,5 2 7 10/01/2013 0,5 2 7 17/01/2013 0 0,5 7,5 24/01/2013 0,2 0,5 7 31/01/2013 0 0,5 7,5 07/02/2013 0 0 7 14/02/2013 0 0,5 7 21/02/2013 0 0 7 28/02/2013 0 0 7 07/3/2013 0 0 7,5 14/3/2013 0 0 7 21/3/2013 0 0 7,5 28/3/2013 0 0 7 4/4/2013 0,5 2 7 11/4/2013 0,2 0,5 7 18/4/2013 0 0 7,5 25/4/2013 0 0 7

19

4.2Tăng trƣởng của các nhóm cá rô

Tăng trƣởng của 4 nhóm cá theo thời gian đƣợc thể hiện qua Hình 4.2

Hình 4.2: Tăng trƣởng của các nhóm cá theo tháng tuổi (Th:Tháng tuổi) Hình 4.2 cho thấy tốc độ tăng trƣởng của cá ở 4 nghiệm thức có sự khác biệt. Hai dòng cá rô Đầu vuông và Cà Mau có xu hƣớng tăng trƣởng tƣơng đối giống nhau. Trong các nghiệm thức cá thì tăng trƣởng của dòng Đầu vuông nhanh nhất. Giai đoạn cá 7- 8 tháng tuổi tốc độ tăng trƣởng của cá ở các nghiệm thức đều tăng nhanh và ở giai đoạn này khối lƣợng trung bình của 2 nhóm con lai (ĐV x CM; CM x ĐV) và cá Đầu vuông gần tƣơng đƣơng nhau (P>0,05) nhƣng đều cao hơn có ý nghĩa so với dòng Cà Mau (Bảng 4.2). Đến giai đoạn cá 8 - 9 tháng tuổi, tăng trƣởng của 4 nghiệm thức đều rất chậm, con lai ĐV x CM trong giai đoạn này có tốc độ tăng trƣởng giảm. Cá lai CM x ĐV giai đoạn cá từ 9 – 11 tháng tuổi có tốc độ tăng trƣởng rất chậm và có xu hƣớng giảm, trong khi các nhóm cá khác đều có tốc độ tăng trƣởng nhanh ở giai đoạn này. Khi kết thúc thí nghiệm (cá 11 tháng tuổi) khối lƣợng trung bình của cá ở các nghiệm thức có sự

20

khác biệt rõ rệt, CM x ĐV có khối lƣợng trung bình nhỏ nhất (46,33g), khác biệt có ý nghĩa với dòng Đầu vuông có khối lƣợng trung bình lớn nhất (83,56g). Cà Mau, hai nhóm con lai không có sự khác biệt về khối lƣợng cuối. Tƣơng tự, với Cà Mau, ĐV x CM và Đầu vuông cũng không khác biệt (Bảng 4.2).

Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối của cá Cà Mau, con lai ĐV x CM và Đầu vuông khác nhau không có ý nghĩa, tƣơng ứng là 0,34; 0,37 và 0,48 g/ngày (P>0,05). Tƣơng tự, Cà Mau và con lai CM x ĐV cũng không khác biệt. Nhƣng tốc độ tăng trƣởng của con lai CM x ĐV thấp hơn con lai ĐV x CM và Đầu vuông (P<0,05). Tốc độ tăng trƣởng cao nhất là dòng Đầu vuông (0,48 ± 0,07) và thấp nhất là con lai CM x ĐV (0,17 ± 0,01) (Bảng 4.2). Bảng 4.2: Bảng tốc độ tăng trƣởng của các dòng cá Dòng cá Khối lƣợng ban đầu (g) Khối lƣợng cuối (g) DWG (g/ngày) Tỷ lệ sống (%) Cà Mau (CM x CM) 21,3 ± 1,41 a 61,8 ± 16,31ab 0,34 ± 0,13ab 75,2 ± 15,7a Con lai CM x ĐV 25,7 ± 0,80 b 46,3 ± 1,82a 0,17 ± 0,01a 83,8 ± 7,3a Con lai ĐV x CM 24,8 ± 1,94 b 68,9 ± 16,41ab 0,37 ± 0,12b 80,5 ± 0,8a Đầu vuông (ĐV x ĐV) 25,7 ± 1,10 b 83,6 ± 7,31b 0,48 ± 0,07b 80,5 ± 7,9a

Trong cùng một cột các giá trị có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Tóm lại, tăng trƣởng của con lai ĐV x CM đã thể hiện tính trung gian của 2 dòng bố mẹ. Kết quả này tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Kohinoor et all

(2012) trên con lai giữa hai dòng cá rô Bangladesh và dòng Thái Lan. Riêng con lai CM x ĐV ở giai đoạn nhỏ tăng trƣởng tốt, tƣơng đƣơng với con lai ĐV x CM (Hà Huy Tùng, 2012) và xu hƣớng này vẫn duy trì đến 8 tháng tuổi nhƣng sau đó, cá không tăng trƣởng thêm.

Tỷ lệ sống của cá ở 4 nghiệm thức chênh lệch nhau không lớn, dao động từ 75,2 – 83,8%, cao nhất là dòng Đầu vuông và nhóm con lai CM x ĐV (Bảng 4.2). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nhóm cá không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

21

4.3Một số chỉ tiêu sinh học sinh sản của các dòng cá rô 4.3.1 Hệ số điều kiện (K) và hệ số thành thục (GSI) Hệ số điều kiện (K)

Hình 4.3: Hệ số điều kiện theo tháng của cá rô đồng cái (T: Tháng thí nghiệm) Sự biến động hệ số K ở cá cái qua các tháng thí nghiệm của cá ở các nghiệm thức không giống nhau (Hình 4.3). Hệ số K của cá Cà Mau giảm dần từ tháng 2 (4,37) đến tháng 3 (4,30) nhƣng giá trị K thay đổi rất nhỏ. Ở cá Đầu vuông, hệ số điều kiện 4,42 ở tháng 2 đến tháng 3 là 3,29 nhƣng đến tháng 4 (cá 11 tháng tuổi) thì hệ số điều kiện tăng lên 4,45, có thể do số mẫu thu ít nên kết quả có sự biến động lớn. Con lai CM x ĐV và ĐV x CM có sự tăng hệ số điều kiện ở tháng 3 (CM x ĐV: 4,8; ĐV x CM: 4,45) và giảm ở tháng 4 (CM x ĐV: 4,1; ĐV x CM: 4,19).

Nhìn chung hệ số điều kiện của cá ở các nghiệm thức biến động không quá lớn và có sự giảm dần từ tháng 3 đến tháng 4. Việc xác định hệ số điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng khi dự báo thời gian đẻ trứng của cá , vì hệ số béo càng cao thì thời gian đẻ trứng càng gần đến. Trong quá trình thành thục sinh dục cá cần một lƣợng vật chất dinh dƣỡng rất lớn để tích lũy và tạo thành sản phẩm sinh dục. Vì vậy trong quá trình cá tập trung tích lũy vật chất dinh dƣỡng thì hệ số điều kiện tăng cao và ngƣợc lại khi đến mùa vụ sinh sản thì giảm dần.

22

Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Kiều (2012) thì từ tháng 2 đến tháng 5 hệ số K lúc này giảm dần do cá bắt đầu chuyển hóa vật chất dinh dƣỡng qua cho sản phẩm sinh dục. Kết quả thí nghiệm trong điều kiện nuôi cũng tƣơng tự, từ tháng 2 cá đã bắt đầu chuyển vật chất dinh dƣỡng để nuôi sản phẩm sinh dục.

Hình 4.4: Hệ số điều kiện theo tháng của cá rô đồng đực (T: Tháng thí nghiệm) Giống nhƣ cá cái, hệ số điều kiện K của cá đực có cùng xu hƣớng thay đổi theo thời gian. Vì vậy sự chuyển hóa vật chất dinh dƣỡng chuyển sang sản phẩm sinh dục của cá đực và cá cái là cùng thời gian để đảm bảo cho quá trình sinh sản. Các dòng Đầu vuông, con lai ĐV x CM và CM x ĐV có hệ số điều kiện K đều cao nhất vào tháng 3 ( ĐV: 4,38; ĐV x CM: 3,76 và CM x ĐV: 3,85). Riêng dòng Cà Mau hệ số điều kiện tăng dần ( Tháng 2: 3,62; Tháng 3: 3,91; Tháng 4: 4,1).

23

Hệ số thành thục

Hệ số thành thục là tỷ lệ phần trăm của khối lƣợng tuyến sinh dục trên khối lƣợng thân cá. Hệ số này cho phép ta theo dõi qua trình chín và rụng của sản phẩm sinh dục.

Hình 4.5: Hệ số thành thục theo tháng của cá rô đồng cái (T: Tháng thí nghiệm) Kết quả phân tích cho thấy hệ số thành thục (GSI) của cá ở các nghiệm thức thấp nhất ở tháng 2 sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất vào tháng 4 (Hình 4.5). Ở cuối tháng nuôi thứ 4 (cá 11 tháng tuổi), cá Cà Mau đạt 20,83%, cá Đầu vuông đạt 16,62% và con lai CM x ĐV đạt 14,20%. Đây cũng là thời điểm sự thành thục của tuyến sinh dục đạt tỉ lệ cao nhất. Hệ số thành thục cá Cà Mau, CM x ĐV, ĐV x CM và Đầu vuông tƣơng ứng là 20,83; 16,62; 14,80 và 14,20.

Kết quả trên tƣơng tự nhƣ kết quả của Hồ Thị Kiều (2012), GSI của các dòng cá rô tự nhiên đạt giá trị cao nhất vào tháng 4. Nhƣ vậy, hệ số thành thục GSI tăng dần theo mức độ thành thục và đạt tỷ lệ cao trong mùa sinh sản. Từ tháng 2 – 4, mặc dù cá phải chuyển vật chất dinh dƣỡng cho sự phát triển của buồng trứng. Song các nhóm cá trừ con lai CM x ĐV vẫn tiếp tục sinh trƣởng, có thể do cá đƣợc cung cấp đầy đủ thức ăn. Đặc biệt ở con lai ĐV x CM, cùng với sự tăng hệ số thành thục của cá từ tháng 3 đến tháng 4, khối lƣợng trung bình của cá giữa 2 tháng cũng có sự chênh lệch lớn (tháng 3 là 57,62 g/con, tháng 4 là 96,78 g/con).

24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.6: Hệ số thành thục (GSI) theo tháng của cá rô đồng đực (T: Tháng thí nghiệm)

Hệ số thành thục ở cá đực ở các nghiệm thức (Hình 4.6) đạt giá trị cao nhất vào tháng 3 trong đó dòng có hệ số thành thục cao nhất là nhóm cá lai CM x ĐV và thấp nhất là Đầu vuông (1,98 và 1,21). Cũng giống nhƣ cá cái thì hệ số thành thục có giá trị thấp nhất ở con đực qua 4 nghiệm thức Cà Mau, Đầu vuông, CM x ĐV và ĐV x CM cũng tập trung vào tháng 2 (0,92; 0,88; 0,68 và 1,05).

4.3.1 Sức sinh sản

Bảng 4.3: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tƣơng đối của các dòng cá rô

Ghi chú: Min = thấp nhất; max = cao nhất; Trong cùng một cột các giá trị có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Dòng cá Số mẫu KL cá TB (g) (Min - max) KL TSD (g) (Min - max) SSS Tuyệt đối TB (Trứng/con) (Min - max) SSS Tƣơng đối (Trứng/g) Cà Mau 25 31,30 (22,2 - 50,5) 4,73 (1,82 - 6,96) 15982a (1815 - 24303) 522a (80 - 748) CM x ĐV 13 63,15 (32,1 - 91,41) 7,3 (4,05 - 10,7) 31078b (18173 - 44466) 497a (301 - 692) ĐV x CM 14 86,73 (34,45 - 186,2) 9,64 (4,55 - 17,72) 34089b (10153 - 68121) 429a (227 - 715) Đầu vuông 17 88,0 (25,65 – 288,01) 10,18 (4,29 – 24,61) 42133b (18499 - 154207) 555a (237 - 887)

25

Kết quả sức sinh sản tuyệt đối thể hiện qua Bảng 4.3 cho thấy có sự dao động lớn giữa các nghiệm thức và trong cùng một nghiệm thức với nhau. Trong cùng một dòng, cá Cà Mau có khối lƣợng 22,2 – 50,5 g đạt giá trị cao nhất là 24.303 trứng/con và thấp nhất là 1.815 trứng/con. Tƣơng tự, các nhóm cá khác cũng có sự dao động rất lớn giữa các cá thể.

Giữa các nghiệm thức cá thì dòng Đầu vuông (25,65g - 288,01g) có sức sinh sản trung bình cao nhất (42.133 trứng/con) và thấp nhất là dòng Cà Mau (15.982 trứng/con). Hai nhóm con lai có sức sinh sản tuyệt đối trung bình gần tƣơng đƣơng nhau (CM x ĐV: 31.078 trứng/con, ĐV x CM: 34.089 trứng/con) và khác biệt thống kê so với cá Đầu vuông, nhƣng cả 3 nhóm đều cao hơn có ý nghĩa so với cá Cà Mau (Bảng 4.3).

Kết quả này có phần lớn hơn các nghiên cứu về sức sinh sản tuyệt đối của các dòng cá rô trong điều kiện khác nhau (Hồ Thị Kiều, 2012) tuy nhiên kết quả này lại thấp và có giá trị biến động hơn so với nghiên cứu của Phạm Văn Khánh (1999) trên cá rô đồng tự nhiên, cá có khối lƣợng 43g thì sức sinh sản tuyệt đối là 72.000 trứng /con, 48,5g là 92.300 trứng/con, 57,4g là 90.800 trứng/con, 66,5g là 120.700 trứng/con và 77,5g là 118.000 trứng/con.

Về sức sinh sản tƣơng đối, cá Đầu vuông có sức sinh sản tƣơng đối cao nhất (555 trứng/g) và thấp nhất là con lai ĐV x CM (429 trứng/g). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về mặt thống kê về sức sinh sản tƣơng đối giữa các nghiệm thức (Bảng 4.3). Kết quả này cũng gần bằng với nghiên cứu của Hồ Thị Kiều (2012), cá Đầu vuông đạt 561 trứng/g cá cái.

Sức sinh sản thƣờng phụ thuộc vào tập tính sinh sản của cá, những loài không có tập tính bảo vệ trứng và giữ con thì thƣờng có sức sinh sản cao hơn các loài có tập tính bảo vệ trứng và con (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Theo Dƣơng Nhựt Long (2003) cá Sặc Rằn với sức sinh sản là từ 200– 300 trứng/g cá cái. Sức sinh sản tƣơng đối của cá rô biển 112 – 571 trứng/g (Dƣơng Trần Trung Kiên, 2012). Ngoài tập tính sinh sản, các điều kiện môi trƣờng nhƣ yếu tố liên quan đến thức ăn, chất lƣợng nƣớc… cũng ảnh hƣởng đến sức sinh sản của cá.

26

4.3.2 Đƣờng kính trứng

Bảng 4.4: Kích thƣớc trứng trung bình qua các tháng của các dòng cá

Dòng cá Tháng Trung bình (±ĐLC) (mm) Số mẫu Cà Mau T2 0,71 ± 0,02 4 T3 0,76 ± 0,01 2 T4 0,78 ± 0,05 19 TB cộng 0,77 ± 0,05 25 Con lai CM x ĐV T3 0,77 1 T4 0,73 ± 0,01 12 TB cộng 0,73 ± 0,02 13 Con lai ĐV x CM T2 0,7 1 T3 0,78 ± 0,002 2 T4 0,73 ± 0,02 11 TB cộng 0,73 ± 0,02 14 Đầu vuông T2 0,74 1 T3 0,77 ± 0,02 2 T4 0,75 ± 0,01 14 TB cộng 0,75 ± 0,01 17

Kích thƣớc trứng trung bình từ tháng 3 đến tháng 4 của cá ở các nghiệm thức có sự biến động không theo một chiều hƣớng nhất định (Bảng 4.4). Ở dòng Cà Mau, kích thƣớc trứng tăng dần từ tháng 2 đến tháng 4 (0,71; 0,76; 0,78 mm). Dòng cá Đầu vuông có kích thƣớc trứng trung bình cao nhất vào tháng 3 (0,77 mm), thấp nhất vào tháng 2 (0,74 mm). Tƣơng tự với dòng cá Đầu vuông, con lai ĐV x CM kích thƣớc trứng trung bình cao nhất ở tháng 3 và thấp nhất ở tháng 2 (0,78 – 0,7 mm). Riêng con lai cái CM x ĐV ở tháng 2 không đo đƣợc kích thƣớc trứng do tuyến sinh dục của mẫu cá thu chƣa đến giai đoạn IV, tuy nhiên kích thƣớc trứng của nhóm cá này cũng có sự biến động lớn ở tháng 3 là 0,77 mm và tháng 4 là 0,73 mm.

Nghiên cứu của Hồ Thị Kiều (2012) từ tháng 2 đến tháng 5, cá Cà Mau cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 4 (0,817 – 0,722 mm) và cá Đầu vuông kích thƣớc trứng đạt 0,69 mm (do thu theo giai đoạn). Nhƣ vậy kích thƣớc trứng của các nhóm cá có sự biến động không theo chiều hƣớng mà dao động giữa các tháng, có thể tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá. So với các loài cá khác thì trứng cá rô có đƣờng kính tƣơng đối nhỏ, nhƣ ở loài cá Rô biển khi đã thành thục về mặt sinh dục đƣờng kính trứng đạt 0,79 ± 0,03 mm (Dƣơng Trần

27

Trung Kiên, 2012), cá Sặc rằn Trichogaster petoralis có đƣờng kính trứng 0,87 ± 0,01 mm (Lê Nhƣ Xuân, 1997); cá Thát lát Notopterus notopterus có đƣờng kính trứng 2,33 ± 0,25 mm (Trần Ngọc Nguyên, 2000). So sánh kích thƣớc trứng giữa các nhóm cá Bảng 4.5 : So sánh kích thƣớc trứng của các nhóm cá Nhóm cá Số mẫu Trung bình (±DLC) (mm) Cà Mau 25 0,77 ± 0,05b CM x ĐV 13 0,73 ± 0,02a ĐV x CM 14 0,73 ± 0,02a Đầu vuông 17 0,75 ± 0,01ab

Trong cùng một cột các giá trị có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Kích thƣớc trứng trung bình của 2 nhóm con lai (ĐV x CM và CM x ĐV) không khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên kích thƣớc trứng lại nhỏ hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với dòng cá Cà Mau. Kích thƣớc trứng trung bình của

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh trưởng và thành thục của cá rô đồng (anabas testudineus bloch, 1792) cà mau, cá rô đầu vuông và con lai của chúng (Trang 26)