Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại tỉnh hà giang luận văn ths (Trang 44)

Nghiên cứu này, tác giả luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp:

- Các số liệu về cơ cấu kinh tế ngành, tình hình phát triển kinh tế đƣợc lấy chủ yếu từ Báo cáo thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của UBND tỉnh Hà Giang. Số liệu các báo cáo này chủ yếu theo từng năm, mặc dù có so sánh một số chỉ tiêu với năm trƣớc nhƣng không hoàn toàn đầy đủ. Các số liệu đƣợc tính cho đơn vị 1 năm (không có số liệu theo tháng và theo quý).

- Báo cáo Tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 đến 2014. Đây là nguồn số liệu chủ yếu để học viên phân tích tình hình thu hút, thực hiện và quản lý các dự án từ nguồn vốn ODA của tỉnh Hà Giang. Báo cáo này cho biết tình hình vận động, thu hút, thực hiện khái quát các dự án ODA theo từng năm của tỉnh Hà Giang. Vì vậy, tác giả phải tổng hợp, so sánh báo cáo các năm với nhau để thấy đƣợc xu hƣớng, tốc độ tăng trƣởng và tình hình triển khai.

- Luận văn còn sử dụng báo cáo tình hình vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 5 năm 2010- 2014, để đối sánh dữ liệu hàng năm về nguồn vốn ODA với báo cáo hàng năm. Một số nhận định hạn chế và nguyên nhân trong thu hút và quản lý nguồn vốn ODA cũng đƣợc sử dụng từ báo cáo này.

- Một số dữ liệu về ODA của Việt Nam nói chung và Hà giang nói riêng đƣợc tác giả lấy từ trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

- Các số liệu về tình hình chung của tỉnh Hà Giang cũng đƣợc tác giả lấy số liệu từ cổng thông tin tỉnhHà Giang …

- Một số tài liệu tiếng Anh lấy từ website của OECD và Worldbank…

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại tỉnh hà giang luận văn ths (Trang 44)