0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

THẠCH AN GIAI ĐOẠN 2009-

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 34 -34 )

b) các công cụ quản lý vi mô các dự án

THẠCH AN GIAI ĐOẠN 2009-

1.6.1 Thành tựu

Thạch An tuy vẫn còn là một huyện nghèo và khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Thường trực Huyện ủy, giám sát của hội đồng nhân dân huyện, sự quản lý, điều hành năng động, tích cực của UBND huyện cùng sự chỉ đạo hưỡng dẫn của sở Tài chính và Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Cao Bằng. Sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp Đảng Uỷ,chính quyền địa phương,các tổ chức và các hội đoàn thể,sự ủng hộ của người lao động và nhân dân toàn huyện đã có được những thành tựu quan trọng và có được những bài học kinh nghiệm của những năm tiếp tục đổi mới. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của Tỉnh về mọi mặt nhằm xây dựng Thạch An trở thành huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh. Nhờ vậy trong những năm qua kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo

hướng tích cực, các vùng đều có bước phát triển. huy động nội lực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo.với những kết quả thành tựu đạt được của những năm trước đã tạo thêm sức mạnh và niềm tin cho toàn Đảng và toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

Quản lý nguồn vốn đầu tư bằng NSNN thực chất là quản lý dự toán thu, chi ngân sách nhà nước. để thực hiện dự toán thu chi ngân sách dành được thắng lợi, hàng năm UBND huyện đã áp dụng việc chi ngân sách cho các dự án đầu tư đã giúp cho các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhà nước đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và phát huy được hiệu quả. Tạo điều kiện đưa hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong huyện đi vào trật tự và thích ứng với nền kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác và hội nhập. khuyến khích nhiều thành phần kinh tế huy động các nguồn lực đầu tư phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ; góp phần cải tiến công tác kế hoạch hoá theo hướng gắn với các yếu tố thị trường, tăng thêm quyền tự chủ cho các cơ sở và doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước nói chung và các nguồn lực trên địa bàn huyện nói riêng vào quá trình đầu tư.

Góp phần cải cách một bước các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư, thực hiện phân cấp, giao quyền, tạo chủ động mạnh hơn cho các bộ, ngành và địa phương về thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quyết định chủ trương và phê duyệt dự án đầu tư cũng như bố trí vốn đầu tư thực hiện các công trình dự án không phân biệt dự án nhóm A, B, C.

Trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình, các cơ quan quản lý nhà nước không còn trực tiếp quyết định đầu tư các dự án mang tính sản xuất – kinh doanh. Nhà nước chỉ thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, quản lý đầu tư theo quy hoạch. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng là làm ra pháp luật về đầu tư xây dựng, tạo ra khung pháp lý, đưa ra các tiêu chuẩn, quy phạm, tiêu chí về đầu tư, chất lượng, tiến độ, tiền vốn, tổ chức bộ máy… giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và chấn chỉnh toàn bộ quá trình đầu tư từ khâu quy hoạch, kế hoạch đến khâu thực hiện các dự án đầu tư

cụ thể và đồng thời, phải hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng trong toàn xã hội.

1.6.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong nhữn năm gần đây công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch An còn tồn tại nhiều hạn chế về: quy hoạch và kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo ngành chưa gắn chắt với vùng địa phương; còn một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải còn phổ biến; thất thoát, lãng phí còn xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến các khâu thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác và sử dụng; nợ đầu tư còn tồn đọng qua các năm và hiệu quả đầu tư còn thấp.

Theo sâu vào từng giai đoạn, từng khâu và từng chủ thể của các dự án đầu tư có thể thấy được còn nhiều bất cập và tồn tại cần giải quyết như:

Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư còn nhiều hạn chế đối với các dự án quy hoạch mang tính định hướng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của huyện và các ngành sau khi đã hoàn thành thì ít được quan tâm và sử dụng; đối với các quy hoạch xây dựng cho các dự án và các công trình thì chưa được quan tâm đúng mức,…ví dụ như công trình giao thông xã Trọng Con…

Về công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, các báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện đó là điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình, công trình trong dự án, thay đổi điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư vì khi lập dự án các chủ đầu tư và các tư vấn thiết kế chưa lường hết được những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án kéo dài. Có những khi nhiều phòng, ban, địa phương muốn ghi kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vì những lý do ngoài kinh tế. có nhiều trường hợp người ta vẽ ra hiệu quả tính toán hấp dẫn trong dự án đầu tư để trình cấp trên phê duyệt và cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án vẫn xét theo đúng quy chế. Khi công trình đua vào sử dụng mới lộ rõ những sai sót, thậm chí gian dối trong tính toán. Tình trạng đầu tư còn tràn lan….

Công tác lập, thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu như việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đều do chủ đầu tư thực hiện. tuy vậy các các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch An hầu như không thể thực hiện được công việc này nên công việc này được các chủ đầu tư thuê các tổ chức, công ty tư vấn thiết kế thực hiện. phí thiết kế dự toán được trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp. vì thế nhiều tư vấn thiết kế dự toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu vật tư quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí NSNN. Một số công trình thiết kế chưa đẹp, còn có chỗ thừa chỗ thiếu phải sửa chữa nhiều lần không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và thi công công trình. Do vậy khi thi công luôn phải kéo dài chờ đợi các thủ tục để thiết kế và dự toán.

Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư: Nhìn chung trình độ và phẩm chất một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện kỷ cương phép nước, công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực mình đảm nhận. Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư bị tác động tiêu cực của thị trường, sút kém phẩm chất đạo đức nghề nghiệp...

Về công tác quản lý của chủ đầu tư: Vấn đề này còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Các chủ đầu tư chưa nghiên cứu tìm hiểu kỹ chế độ, chính sách pháp luật và các văn bản có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình nên chưa làm tròn trách nhiệm của mình đặc biệt là các ban quản lý kiêm nhiệm và các chủ đầu tư cấp xã. Một số chủ đầu tư không có chuyên môn và kiến thức xây dựng cơ bản, lại không thuê tư vấn nhất là tư vấn giám sát nên không đủ trình độ nghiệm thu sản phẩm thiết kế do tổ chức tư vấn thiết kế bàn giao, không phát hiện được sai sót trong thiết kế, kiến trúc và kết cấu công trình. Chưa thực hiện tốt chức năng giám sát hiện trường, nhiều sai sót trong thi công không được phát hiện và xử lý kịp thời, còn ỷ lại cho tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.

Về công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, qua thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện được nhiều sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, góp phần đưa công tác quản lý tài đầu tư XDCB vào nề nếp. Trong điều kiện hiện nay công tác kiểm tra, thanh tra chưa thực sự thể hiện được hết vai trò và chức năng của mình, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước làm buông lỏng kỷ

cương phép nước và đó cũng là nguyên nhân làm cho việc sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả mong đợi.

Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là một lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức. Sự sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thường xảy ra theo dây chuyền. Do vậy việc xử lý vi phạm trong thanh tra, kiểm tra vấn đề quản lý dự án đầu tư là rất khó khăn. Có một thực tế là các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chưa xử lý nghiêm các sai phạm do quản lý Nhà nước về đầu tư gây ra, các kết luận thanh tra, kiểm tra mới chỉ chú trọng vào các nhà thầu. Do đó việc xử lý triệt để các vấn đề tồn tại là rất khó thực hiện. Quản lý các dự án đầu tư vẫn gây thất thoátt lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 34 -34 )

×