Vị trí , nhiệm vụ và hình thức cống

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước kim sinh nằm trên địa phận xã quất đông huyện móng cái tỉnh quảng ninh (Trang 81)

1. Vị trí cống

Tuyến cống được đặt bên bờ phải tuyến đập để thuận tiện cho việc lấy nước cũng như là dẫn nước , tuyến cống vuông góc với tuyến đập.

2. Nhiệm vụ và cấp công trình

- cấp nước tưới cho 1300ha lúa, ha màu và một số cây công nghiệp . - cống ngầm thuộc công trình cấp II theo cấp của công trình đầu mối.

3. Hình thức cống

3.1. Hình thức cống lấy nước

Vì cống đặt dưới đập đất, mực nước thượng lưu khi lấy nước thay đổi nhiểu ( từ MNC đến MNDBT ) không đảm bảo điều kiện chảy có áp nên hình thức hợp lý là chọn cống ngầm lấy nước không áp , có tháp van để khống chế lưu lượng.

Chọn mặt cắt ngang của cống là mặt cắt chữ nhật, vật liệu làm cống chọn là bê tông cốt thép M200

3.2. Sơ bộ bố trí cống

Từ vị trí đặt cống và mặt cắt đập đã có , sơ bộ bố trí cống như sau :

cao trính đáy cống sơ bộ bố trí thấp hơn MNC : 1 ÷ 1,5m, Chọn nhỏ hơn 1m từ đó xác định được :

+ Cao trình đáy cống Zđáycống= MNC - 1 = 15-1 = 14 (m) + Chiều dài cống :Lcống = 80m.

Tháp van Khi tháp đặt gần cửa vào thì cầu công tác dài, tháp bị lún nhiều hơn so với các bộ phận khác, tháp chịu ảnh hưởng lớn của sóng, gió, động đất nhưng kiểm tra sửa chữa đường ống dễ dàng. Nếu tháp đặt lùi sâu trong thân đập thì điều kiện làm việc của tháp tốt hơn như lún ít chênh lệch, tháp tránh được sóng gió, giảm chiều dài cầu công tác, song bộ phận phía trước cống làm việc có áp dài, khó kiểm tra tu sửa, chịu áp lực đất lớn, thao tác lưới chắn rác không thuận tiện.

Qua sự phân tích trên em bố trí tháp van nằm cách cửa vào L1 = 20m, chiều dài cống phần sau tháp van L2 = 60m.

- MNC : + 15m - MNDBT : +22,36m

- lưu lượng thiết kế Qtk = 1,6 (m3/s)

- Cao trình khống chế tưới tự chảy đầu kênh tưới là Zkc=14,5m

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước kim sinh nằm trên địa phận xã quất đông huyện móng cái tỉnh quảng ninh (Trang 81)