Khái niệm cơ bản về ngôn ngữ HTML

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình giao tiếp các thiết bị dùng mạng CAN (Trang 45)

200: OK 201: Created

3.5 Khái niệm cơ bản về ngôn ngữ HTML

3.5.1 Giới thiệu chung về HTML

HTML là ngôn ngữ chủ đạo để xây dựng trang web, nó mô tả cách thức một trang web hiển thị như thế nào trong một trình duyệt. HTML là một ngôn ngữ mô tả tài liệu, được hình thành từ ngôn ngữ mô tả tài liệu tổng quát SGML (Standard Generalized Markup Language) do hãng IBM đề xướng từ năm 1960. HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình, nó cung cấp các chỉ thị định dạng để phục vụ cho việc trình bày văn bản và các đối tượng khác như hình ảnh, video, các plug-in...

HTML (Hypertext Markup language) là ngôn ngữ định dạng siêu liên kết,cho phép định dạng văn bản, bổ sung hình ảnh, và video, cũng như lưu tất cả vào một trong tập tin dưới dạng văn bản hay dưới dạng mã ASCII.

Tên gọi ngôn ngữ dánh dấu siêu văn bản phản ánh đúng thực chất của công cụ này

- Markup : HTML là ngôn ngữ của các thẻ đánh dấu (Tag). Các thẻ này xác định cách thức trình bày đoạn văn bản tương ứng trên màn hình.

- Language : HTML là một ngôn ngữ tương tự như các ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên đơn giản hơn. Nó có cú pháp chặt chẽ để viết các lệnh thực hiện việc trình diễn văn bản. Các từ khoá có nghĩa xác định được cộng đồng Internet thừa nhận và sử dụng. Ví dụ b = bold, ul = unordered list, ...

- Text : HTML đầu tiên và trước hết là để trình bày văn bản và dựa trên nền tảng là một văn bản. Các thành phần khác như hình ảnh , âm thanh, hoạt hình .. đều phải có một đoạn văn bản nào đó. - Hyper : HTML cho phép liên kết nhiều trang văn bản rải rác khắp nơi trên Internet. Nó có tác dụng che dấu sự phức tạp của Internet đối với người sử dụng, có thể đọc mà không cần biết đến văn bản đó nằm ở đâu, xây dựng phức tạp như thế nào. Sự phát triển có tính bùng nổ của Internet trong thời gian vừa qua một phần lớn là nhờ vào WWW.

- Hyperlink: dùng để liên kết các tài liệu này đến tài liệu khác hoặc liên kết đối với bất kì đối tượng nào trên Web như văn bản, hình ảnh, âm thanh. Chỉ cần click chuột vào siêu liên kết, tài liệu được liên kết sẽ được hiển thị.

3.5.2 Các thành phần cơ bản của HTML

• Thẻ (tag): là một tập các kí hiệu được định nghĩa trong HTML có nghĩa đặc biệt. Thẻ bắt đầu bằng kí hiệu < và kết thức bởi kí hiệu >.

Cú pháp: <tên thẻ thuộc tính=“giátrị”,…>Nội dung</tên thẻ> Ví dụ: <bg clear = “left”> Nôi dung</bg>

• Phần tử (element): có 2 loại phần tử trong HTML - Phần tử chứa nội dung: bao gồm thẻ đóng và thẻ mở Ví dụ: <p>Nội dung </p>

- Phần tử rỗng: bao gồm 1 thẻ Ví dụ: </br>

• Thuộc tính(properties): mỗi thẻ bao gồm một hoặc nhiều thuộc tính đi kèm. Thuộc tính được nhập vào ngày trước dấu ngoặc đóng(>) của thẻ. Có thể sử dụng nhiều thuộc tính trong một thẻ. Thuộc tính này kế tiếp thuộc tính khác, phân cách nhau bởi khoảng trắng.

Ví dụ: <table border=“1”>

• Giá trị: Ngoài các thuộc tính không có giá trị còn có các thuộc tính của tag có giá trị. Ví dụ: thuộc tính clear của thẻ </br> có ba giá trị lựa chọn: left,right, all.

• Thẻ lồng nhau: dùng để chỉnh sửa cách trình bày nội dung trong một trang Web. Trật tự sắp xếp của những thẻ lồng nhau đó là thẻ được mở đầu tiên sẽ là thẻ đóng sau cùng.

Ví dụ: <H1> Phần <I>Nội dung</I><H1>

• Khoảng trắng: Trình duyệt bỏ qua các khoảng trắng.

• Tên tệp tin: phải đặt tên tệp tin với phần mở rộng là “.htm” hoặc “.html” điều này giúp trình duyệt định ra loại tài liệu khi duyệt. Để tạo một trang Web, chúng ta có thể sử dụng bất kỳ một trình soạn thảo nào để tạo ra một trang Web.

3.5.3 Cấu trúc tập tin HTML

Một trang Web luôn bắt đầu bằng thẻ <html> và kết thúc bởi thẻ </html> Các trang Web được chia thành 2 phần:

- Phần đầu: được đặt giữa hai thẻ <head> và thẻ </head> - định ra tiêu đề, nội dung của tiêu để. - Phần thân: đặt giữa 2 thẻ <body> và </body> - chứa nội dung của trang Web.

Ví dụ:

<html> <head>

<title>Tiêu đề trang Web</title> </head>

<body> </body> </html>

3.5.4 Các thẻ cơ bản định dạng văn bản trong HTML  Định dạng chữ

Cú pháp <FONT Face = “fontname1,fontname2,..></Font> Trong đó:

- fontname1 là phông chữ được chọn.

- fontname2 được sử dụng khi trên máy người dùng không tồn tại fontname1. Ví dụ: <font face = “Arial, Time new roman”, bold>

 Định dạng kích thướt chữ: dùng để định kích thướt cho toàn bộ văn bản Cú pháp: <Basefont size = “n”> (n mang giá trị từ 1 đến 7. Giá trị mặc định là 3)  Định màu cho văn bản

Cú pháp: <Font color = “Giá trị”></Font>

Color: là màu dùng cho chữ. Giá trị màu có thể gõ bằng chữ hoặc hệ số hexa (16) Ví dụ: <Font color=“red”> Lớp lập trình Web </font>

<Font color=“#FF000”> Lớp lập trình Web</font>  Định dạng chữ

Thẻ <B>nội dụng</B> hoặc <Strong>Nội dung</Strong> Thẻ <I>nội dụng</i> hoặc <em>nội dụng</em>

 Phân đoạn văn bản

Thuộc tính align: canh đoạn văn bản. Align có thể nhận các giá trị sau - Left: nội dụng trong đoạn được canh trái

- Righ: nội dung trong đoạn được canh phải - Center: nội dung trong đoạn được canh giữa

Và còn rất nhiều thẻ, tuy nhiên trong giới hạn của báo cáo không thể nêu ra hết được. Đề tài chỉ nêu ra vài thẻ làm ví dụ để người đọc hiểu cơ bản về HTML

Để tham khảo tất cả các thẻ của phiên bản HTML 4.01, là phiên bản HTML mới nhất được chuẩn hóa vào năm 1999 bởi W3C, có thể tìm trong hai địa chỉ có uy tín sau :

- Trang World Wide Web Consortium HTML Specifications (đặc tả ngôn ngữ HTML của tổ chức W3C): http://www.w3.org/TR/html401/

- Trang Web của W3Schools, tại web site này ta có thể tìm thấy tất cả các hướng dẫn tự học về thiết kế web đựa trên nền tảng của HTML, xHTML, XML và WAP:

http://www.w3schools.com/html/

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình giao tiếp các thiết bị dùng mạng CAN (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)