Quy định được đặt ra là vì ai?
Trẻ em vừa tuân thủ, phá vỡ các quy tắc, cam kết trong gia đình, vừa học về mối quan hệ giữa con người với con người cũng như tầm quan trọng của quy tắc xã hội
Trong quy tắc gia đình có quy tắc thuộc về đời sống như chào hỏi, giờ về nhà, giờ ngủ, sự chỉn chu và cả các quy tắc thuộc về đạo đức như không làm phiền người khác, không được nói dối... Để tạo ra tính nhất quán và hiệu quả trong việc dạy con, cha mẹ hãy thảo luận kĩ, đặt ra quy tắc và cùng con tuân thủ những quy tắc ấy. Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến của con và cùng con đặt ra quy tắc trong gia đình cũng rất quan trọng.
Hãy cùng con đặt ra quy tắc cho gia đình
Để xúc tiến phong trào "Cùng con đặt ra quy tắc cho gia đình" nhằm đề cao tầm quan trọng của việc thảo luận trong gia đình, vào tháng 7 năm 2009, chúng tôi đã tuyển chọn và tuyên dương các tác phẩm ưu tú từ các khẩu hiệu gửi tới.
"Sáng rồi! Dậy sớm! Đi bộ! Cơm ngon!". "Đi ngủ trước 21h sẽ luôn luôn khỏe mạnh".
"Hãy tuân thủ nhé - Cam kết nhỏ mấy - Cũng đừng có quên". "Cảm ơn! Hôm nay có thể nói bao lần?".
"Này! Này! Trái tim cất tiếng, tấm lòng lắng nghe". "Giúp đỡ lẫn nhau. Quan tâm chia sẻ".
"Đã rất cố gắng! Đã làm rất tốt! Thật tuyệt vời! Thật là hạnh phúc!".
Hãy đặt ra các quy ước và quy tắc trong gia đình bạn!
Việc con nói gì cha mẹ cũng nghe không phải khi nào cũng là biểu hiện của sự yêu thương
Nếu quá dễ dàng mua cho trẻ những món đồ chúng đòi hỏi, trẻ sẽ dần mất đi khả năng nỗ lực, chịu đựng và sáng tạo để có được thứ mình muốn. Trẻ sẽ thèm khát vật chất một cách vô độ và không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Vậy nên, dù trẻ có đòi, cha mẹ cũng không nên dễ dàng đáp ứng mua các món đồ quá mức cần thiết. Hãy dạy trẻ biết tự lo liệu với số tiền tiêu vặt không quá lớn đã được quyết định sẵn.
Nếu thực sự nghĩ về con thì hãy dành cho con trái tim và tình cảm hơn là tiền bạc.
Hãy cho trẻ làm quen với sự chịu đựng!
Cần phải khen ngợi kịp thời khi trẻ làm việc tốt
Những người cho rằng "chỉ cần tốt với mình là đủ" hay "không tuân thủ quy tắc" là những người thường không được người khác tin cậy. Khi trẻ có những suy nghĩ như vậy mà cha mẹ không nghiêm khắc điều chỉnh cho trẻ thì có khả năng trẻ sẽ lầm tưởng rằng mình làm như thế là tốt. Cha mẹ cũng hãy từ bỏ ý nghĩ "chỉ cần được việc của con mình là xong". Đối với những hành vi hay việc làm sai trái của trẻ, cha mẹ phải trách mắng thật lòng với sự yêu thương và dạy con đúng cách.
Cha mẹ cũng phải chú ý đừng để bản thân vi phạm các nguyên tắc. Hãy luôn là người cha, người mẹ được con cái tin tưởng và kính trọng.
Khi trẻ làm sai cha mẹ hãy nghiêm khắc trách phạt!
Trách mắng thiên về cảm tính không phải là dạy con
Dạy con rất quan trọng, nhưng cũng có trường hợp cha mẹ nghĩ rằng không thể không dạy và không kìm chế được, nên dẫn đến việc đánh con. Đấy có lẽ là do việc nuôi con gây nên sự căng thẳng, lo lắng và làm cho cha mẹ quên đi tình yêu đối với con, từ đó chuyển thành hành vi trách mắng.
Điểm mấu chốt của cách trách mắng giỏi là việc đứng trên lập trường của con - "phía bị trách mắng" để suy ngẫm. Hãy thử đặt mình vào vị trí của con để nghĩ xem "Nếu bị nói như vậy thì trẻ sẽ cảm thấy ra sao?", "Trẻ sẽ tiếp nhận nó như thế nào?".
Cách trách mắng làm tổn thương thân thể và trái tim con không những không có hiệu quả giáo dục mà còn có khả năng trở thành hành vi ngược đãi trẻ em.
Cảm xúc trong khi nuôi dạy trẻ
Chú thích: Điều tra 6131 cha mẹ có con đi nhà trẻ, mẫu giáo ở khu vực thủ đô, đô thị, các quận ở địa phương Nhật Bản.
Nguồn: "Điều tra cơ bản đời sống nuôi dạy con lần thứ 3" (bản dành cho trẻ ở độ tuổi trước khi đi học) (2008), Trung tâm phát triển nghiên cứu giáo dục Benesse.
Để bảo vệ trẻ em khỏi sự ngược đãi
5 điều để bảo vệ trẻ em khỏi sự ngược đãi:
(1) Nếu thấy có gì "bất thường" hãy liên lạc ngay (Hãy thông báo ngay với các cơ quan chuyên trách).
(2) "Thực ra là muốn dạy con..." chỉ là lời nói quanh co (Hãy dựa trên lập trường của trẻ để phán đoán).
(3) Đừng chịu đựng một mình (Hãy làm những gì mà bản thân bạn có thể làm).
(4) Nên đứng trên lập trường của trẻ hơn là lập trường của cha mẹ chúng (Sinh mệnh của trẻ là trên hết).
(5) Ngược đãi có thể xảy ra ở ngay xung quanh bạn (Nó không phải là việc gì quá đặc biệt).
Hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ - "phía bị trách mắng"
để suy ngẫm!
"Ngược đãi trẻ em" là gì?
(1) Ngược đãi thân thể (hành vi bạo lực như đấm, đá...).
(2) Ngược đãi tình dục (thực hiện các hành vi dâm ô hoặc bắt trẻ thực hiện các hành vi dâm ô).
(4) Ngược đãi tâm lý (các hành động và lời nói làm tổn thương sâu sắc tới trái tim trẻ)(*).
(*) Do sự sửa đổi của luật năm 2006, các hành vi sau cũng được xác định là ngược đãi trẻ em:
Làm ngơ trước sự ngược đãi của người sống cùng không phải là cha mẹ (giống như (3) ở trên)
Sử dụng bạo lực đối với vợ (hoặc chồng) trước mặt con (giống như (4) ở trên).
Số cuộc tư vấn về ngược đãi trẻ em ở Trung tâm tư vấn trẻ em
So với năm 1990, số vụ trong năm 2008(*) tăng gấp 39 lần (Năm 1990: 1.101 vụ; năm 2008: 42.664 vụ, số liệu của Bộ sức khỏe, lao động và phúc lợi Nhật Bản).
Có những trẻ em cần sự giúp đỡ đặc biệt
Có những trường hợp cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc nuôi dạy con khi trẻ "gặp khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ", "nghịch ngợm, hiếu động không lúc nào chịu ngồi yên"... Đó có thể là vấn đề riêng của từng trẻ, nhưng cũng có khả năng trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý (LD.ADHD). Đây là chứng bệnh bẩm sinh chứ không phải là do cách nuôi dạy trẻ. Nếu như bạn lo lắng về sự phát triển của trẻ, đừng chịu đựng đau khổ một mình mà hãy chia sẻ với các chuyên gia ở các trung tâm tư vấn địa phương càng sớm càng tốt. Bằng việc phát hiện sớm và tiếp nhận lời khuyên của các chuyên gia và tiến hành các biện pháp hiệu quả, có thể cải thiện được tình hình khó khăn mà trẻ đang mắc phải.
Ngoài ra, chính phủ cũng thiết lập các website cung cấp thông tin giáo dục và địa chỉ tư vấn về vấn đề khuyết tật trong phát triển của trẻ nhằm khai
sáng sự hiểu biết cho người dân nói chung và những người làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng. Các cha mẹ Nhật có thể truy cập theo địa chỉ sau:
Trung tâm thông tin giáo dục khuyết tật phát triển (Viện nghiên cứu tổng hợp giáo dục đặc biệt quốc gia Nhật Bản):
http://icedd.nise.go.jp
Trung tâm thông tin khuyết tật phát triển (Bộ sức khỏe, lao động và phúc lợi):
http://www.rehab.go.jp/ddis/index.html
Hãy thử nghĩ đến khả năng trẻ có khuyết tật về sự phát triển!
Khuyết tật về sự phát triển là gì?
Ở đây, khuyết tật phát triển được giải thích dựa vào quy định trong "Luật trợ giúp người khuyết tật phát triển của Nhật Bản".
Việc biết được trẻ em khuyết tật được phân loại vào nhóm nào là rất quan trọng, nhưng hiểu biết về cách ứng phó có hiệu quả dựa trên đặc tính cơ bản của sự khuyết tật đó còn quan trọng hơn.
1. LD (Khuyết tật học tập: Learning Disabilities)
LD chỉ tình trạng trẻ không chậm phát triển về mặt trí tuệ nói chung, nhưng trong các năng lực như nghe, nói, đọc, viết, tính toán, suy luận thì thể hiện sự khó khăn trông thấy đối với việc học tập và sử dụng các đồ vật nhất định.
Nguyên nhân được cho là có khuyết tật chức năng nào đó ở hệ thần kinh trung ương như não bộ. Các khuyết tật như khuyết tật thị giác, yếu tố môi trường không phải là nguyên nhân trực tiếp.
2. ADHD (Tăng động giảm chú ý: Attention - Deficit/Hyperactivity Disorder)
ADHD là khuyết tật trong năng lực chú ý và tính hiếu động theo độ tuổi hoặc là khuyết tật của hành động có cả hai đặc trưng này, gây khó khăn cho việc học tập và hoạt động xã hội. Triệu chứng được biểu hiện trước khi trẻ 7 tuổi và tình trạng đó sẽ tiếp tục. Người ta cho rằng nguyên nhân là do chức năng nào đó ở hệ thần kinh trung ương như não bộ gặp vấn đề.
3. Tự kỷ
Chứng tự kỷ thường được biểu hiện ra trước khi trẻ lên 3 tuổi, là khuyết tật hành động với đặc trưng là sự khó khăn trong hình thành mối quan hệ xã hội với người khác, chậm phát triển ngôn ngữ, có mối quan tâm, hứng thú hẹp và rất nhạy cảm với những thứ nhất định nào đó. Người ta cũng cho rằng, nguyên nhân của khuyết tật này là do chức năng nào đó ở hệ thần kinh trung ương như não gặp vấn đề.
Trong các chứng tự kỷ, người ta gọi chứng tự kỷ không đi kèm với sự chậm phát triển trí tuệ là "tự kỷ chức năng cao". Bên cạnh đó, chứng bệnh Hội chứng rối loạn tự kỷ (Asperger Syndrome) cũng có đặc trưng thể hiện ở sự khó khăn trong hình thành mối quan hệ xã hội với người khác, có mối quan tâm và hứng thú hẹp, có sự nhạy cảm đặc biệt với những vật nhất định nhưng nó không đi kèm với sự chậm phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ.
* Người ta cũng gọi chung các khuyết tật có đặc trưng trùng khớp với chứng tự kỷ là khuyết tật phát triển ở nghĩa rộng hay Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (Autistic Spectrum Disorder)(*).
Những trẻ em phải lấy tivi làm bạn thật đáng thương
Nếu trẻ em mải mê với tivi, trò chơi điện tử, video, máy tính, điện thoại,... thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành khỏe mạnh của tâm hồn. Trẻ sẽ thiếu trải nghiệm tiếp xúc với con người và thiên nhiên, không phát triển được năng lực xây dựng mối quan hệ với con người và lòng quan tâm tới người khác, cảm giác thực về sự sống và cái chết hời hợt, không phân biệt được hiện thực và giả tưởng...
Hãy tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi với bè bạn, trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên; đồng thời tạo ra các quy định để ngăn ngừa việc trẻ say mê quá mức tivi, trò chơi điện tử, video, máy tính, điện thoại,... và giúp trẻ có thói quen tuân thủ các quy định đó. Ví dụ như khi chọn các phần mềm trò chơi điện tử trên tivi, phải chú ý đến các dấu hiệu thể hiện độ tuổi của đối tượng sử dụng tùy theo nội dung trò chơi.
Mặt khác, cha mẹ hãy cùng xem những chương trình có ích với con và cùng con thảo luận về những chủ đề đó.
Dấu hiệu thể hiện độ tuổi đối tượng do CREO (Cơ quan kiểm định giải trí máy tính) thực hiện thông qua việc tiến hành đọc các phần mềm trò chơi dùng cho gia đình và xác định, thể hiện độ tuổi đối tượng tùy theo từng trò chơi. Tổ chức này tiến hành điều tra xem sự thể hiện bạo lực, tính dục và nội dung phản xã hội trong nội dung từng trò chơi ở mức độ nào, sau đó quyết định độ tuổi của đối tượng sử dụng.
Thông tin về hệ thống CREO và tình hình kiểm định các trò chơi có thể tìm thấy ở địa chỉ sau:
Không được để trẻ say mê quá mức tivi và trò chơi điện tử(*)!
Thời gian xem tivi và video
Cách sử dụng điện thoại, máy tính
Điện thoại di động và internet là công cụ có ích hay có hại cho trẻ em còn tùy thuộc vào cách sử dụng. Do nó có thể kết nối tức thời với thông tin bên ngoài thế giới, cho nên khả năng trẻ em sẽ tiếp xúc với những mối nguy hiểm chưa từng biết tới cũng cao hơn.
Cha mẹ hãy cùng trẻ thảo luận xem "tại sao con lại muốn sử dụng" rồi quyết định có cho trẻ dùng hay không trên cơ sở của sự đồng thuận.
Khi cho trẻ dùng cần đặt ra các quy định trong gia đình đối với địa điểm, thời gian, mục đích sử dụng phù hợp với các giai đoạn phát triển của trẻ như: thiết lập chức năng lọc web, không được mang điện thoại di động vào phòng khi ngủ, không được dùng sau 10 giờ đêm trở đi...
Đồng thời, cha mẹ cũng cần dạy trẻ nên cẩn thận với việc sử dụng điện thoại ở nơi công cộng với chế độ cài đặt "im lặng" và các phương pháp bảo vệ bản thân trước các nguy cơ như: không cho người lạ biết thông tin cá nhân, không gặp người lạ.
Cả nhà hãy cùng nhau suy nghĩ về cách thức sử dụng điện thoại di dộng
và máy tính!
Cả nhà hãy cùng nhau trao đổi về đạo đức thông tin
Trong giao tiếp qua internet như trang web và email, do đối phương mà mình giao tiếp không nhìn thấy mặt, nên chỉ một nguyên nhân nhỏ cũng dễ phát triển thành rắc rối. Ngoài ra, còn có trường hợp "bắt nạt trên Internet"
như vu cáo bằng những lời lẽ chỉ trích gay gắt gây tổn thương cho đối phương hoặc gửi các email nói xấu, khủng bố tinh thần. Trong cuộc sống thường ngày, việc dạy cho con hiểu rằng, trong giao tiếp với người không nhìn thấy mặt dễ ẩn chứa sự nguy hiểm và dễ làm cho đối phương bị tổn thương là rất quan trọng.
Ví dụ về quy định sử dụng điện thoại trong gia đình
- Không sử dụng khi đang ăn cơm hoặc khi có mặt cả gia đình. - Khi sử dụng trong nhà phải dùng nó ở phòng khách.
- Khi mang đến trường học phải tuân thủ theo nội quy của trường. - Không dùng theo cách làm tổn thương người khác.
- Tuyệt đối không trả lời mail từ người lạ.
- Không được cho người lạ biết về bản thân mình (tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hộp thư).
- Khi vi phạm quy định hoặc trong trường hợp làm phát sinh điều có hại thì sẽ bị cấm sử dụng điện thoại di động.
Để bảo vệ trẻ em khỏi thông tin có hại
Trên internet tràn ngập các thông tin có hại cho trẻ em. Ở trên đã đưa ra một trong các công cụ hữu ích để bảo vệ trẻ em khỏi thông tin có hại là "bộ lọc web"(*), nhưng điều quan trọng nhất là việc phụ huynh nên dõi xem trẻ em đang làm gì trên internet.
Trong số 852 người bị hại năm 2008 có 724 người dưới 18 tuổi, trong đó có 714 người bị hại là trẻ em sử dụng điện thoại (98.6%)
Nguồn: "Về tình hình điều tra các vụ liên quan đến các web kết bạn năm 2008", Cục cảnh sát Nhật Bản
Thông tin liên quan đến đạo đức thông tin và phần mềm lọc web của Nhật Bản
- Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản -
Trung tâm hỗ trợ giờ học "đạo đức thông tin":
http://sweb.nctd.go.jp/support/index.html - Hiệp hội Internet:
"Về phần mềm lọc web": http://ww.iajapan.org/rating/ - Hội liên hiệp phòng chống tội phạm toàn quốc: "Để thiếu niên an tâm sử dụng internet":
http://www.iajapan.org/zenboren/ansin2002.html - Hiệp hội doanh nghiệp thông tin điện tín (TCA):
"Về sử dụng điện thoại di động, PHS-Dịch vụ hạn chế truy cập các web có hại": http://www.tca.org.jp/mobile/filtering.html
Cho trẻ làm việc nhà để trưởng thành
Đằng sau những lời nói, hành động lấy bản thân mình làm trung tâm và chậm tự lập của trẻ là sự tồn tại của việc trẻ chưa trang bị cho mình tư duy