So sánh vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa – thực tiễn ở tỉnh trà vinh (Trang 26)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3. So sánh vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

vi phm hành chính trong lĩnh vc giao thông đường b

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về giao thông được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành

chính. Giữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộđều có quy định hai hình thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, mặc dù có những điểm tương đồng như đã nêu trên nhưng giữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

Thứ nhất, về chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Như vậy, chủ thể vi phạm hành chính trong hai lĩnh vực này đều là tổ chức, cá nhân nhưng họ vi phạm trong hai lĩnh vực khác biệt đó là vi phạm trong lĩnh vực đường bộ hoặc vi phạm trong lĩnh vực đường thủy.

Thứ hai, về mức tiền phạt vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thấp nhất là 20 ngàn đồng và cao nhất là 40 triệu đồng10 còn mức tiền phạt vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ thấp nhất là 40 ngàn đồng và cao nhất là 40 triệu đồng11. Như vậy, có sự chênh lệnh về mức tiền phạt thấp nhất trong hai lĩnh vực nói trên.

Thứ ba, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ngoài các chủ thể có thẩm quyền xử phạt như trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn có thêm các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sau đây: Giám đốc Cảng vụđường thủy nội địa, Bộđội biên phòng, Cảnh sát biển.

Thứ tư, mặt khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là trật tự an toàn giao thông trong hoạt động giao thông đường thủy còn khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là trật tự an toàn giao thông trong hoạt động giao thông đường bộ.

Thứ năm, trong một số trường hợp thì việc phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy khó khăn và phức tạp hơn so với việc phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vì nét đặt trưng của giao thông đường thủy là phương tiện hoạt động trên mặt nước nên việc thu thập chứng cứ vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, trên tuyến giao thông đường thủy có luồng rộng từ

10

Xem Nghịđịnh 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường thủy nội địa ở các điều 14, điều 22, điều 26, điều 27… 11

Xem Nghịđịnh 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

1km – 2km thì việc tuần tra kiểm soát để phát hiện hành vi vi phạm là rất khó vì phạm vi quan sát rộng.

Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có cơ sở để cho rằng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là một bộ phận của vi phạm hành chính. Vì vi phạm hành chính được thể hiện cụ thể trên rất nhiều lĩnh vực như vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế… Ngoài những đặc điểm, dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa có khách thể là trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác.

Trong chương 1, người viết đề cập khái quát chung về vi phạm hành chính, làm rõ vai trò của giao thông đường thủy và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy, nêu lên những điểm khác biệt cơ bản giữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy và giao thông đường bộ. Để biết được khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì ai có thẩm quyền xử phạt; xử phạt bao nhiêu; trình tự, thủ tục xử phạt như thế nào; đối tượng vi phạm hành chính sẽ phải làm những gì theo quy định của pháp luật khi họ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy…Tất cả các câu hỏi trên sẽ được người viết giải đáp trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

2.1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm hành chính và các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hành chính

2.1.1. Khái nim truy cu trách nhim hành chính12

Trách nhiệm hành chính theo nghĩa bị động gắn liền với hành vi vi phạm pháp luật hành chính, tức là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật hành chính của mình thông qua các chế tài. Đó là sự phản ứng của Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, vì thế nó gắn liền với sự cưỡng chế của Nhà nước trong những trường hợp cần thiết, cho dù chủ thể vi phạm pháp luật hành chính có chấp nhận hay không.

Trách nhiệm hành chính được thể hiện trên thực tế là các chế tài hành chính thông qua các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm chung về truy cứu trách nhiệm hành chính như sau:

Truy cứu trách nhiệm hành chính là việc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

trong cơ quan nhà nước tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

Ví dụ: Ngày 3/2/2012, Đặng Văn Hai (sinh năm 1990) có hành vi cố ý tạo chướng

ngại vật trên luồng giao thông đường thủy nên bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt là 30 triệu đồng. Như vậy, việc tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm của Đặng Văn Hai là truy cứu trách hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy.

2.1.2. Các nguyên tc truy cu trách nhim hành chính

Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và được hướng dẫn chi tiết tại điều 3 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Các nguyên tắc này được xem là tư tưởng chủđạo khi truy cứu trách nhiệm hành chính, bao gồm các nguyên tắc sau:

12

Xem Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam phần 2, phương cách quản lý nhà nước, Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 36 – 39.

Ä Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Ä Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nghịđịnh của Chính phủ.

Ä Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

Ä Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần bao gồm các trường hợp sau:

- Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 điều 9 của Pháp lệnh13

.

- Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác.

- Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người đã quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt, nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó.

Ä Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính.

Ä Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Ä Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

13

Khoản 8 điều 9 của Pháp lệnh xử lý vi hành chính năm 2002: Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Đây được xem là tình tiết tăng nặng.

Ä Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định khá cụ thể tại điều 3 của Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bao gồm 6 nguyên tắc chủ yếu sau:

♦ Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải được phát hiện kịp thời và phải bịđình chỉ ngay.

♦ Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

♦ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa khi có hành vi vi phạm quy định trong các văn bản luật, pháp lệnh và tại Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

♦ Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

Ví dụ: Lê Văn Tám đang điều khiển tàu chạy trên tuyến đường thủy thuộc trách nhiệm quản lý của hai trạm kiểm soát giao thông đường thủy là Trạm kiểm soát số 1 và Trạm kiểm soát số 2. Khi đi đến Trạm số 1 thì bị người có thẩm quyền ở đây xử phạt hành chính với hành vi “gắn số đăng kí phương tiện không đúng theo quy định”. Sau khi bị xử lý xong, Tám tiếp tục điều khiển cho tàu đi tiếp theo lịch trình. Nhưng đến Trạm kiểm soát giao thông đường thủy số 2, lực lượng chức năng tiếp tục xử phạt hành chính Tám với hành vi như trên và xử phạt thêm hành vi “không trang bị thiết bị phòng cháy, chữa cháy”. Như vậy, theo quy định mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần do

đó trạm kiểm soát số 2 đã xử phạt trái quy định vì cùng một hành vi vi phạm là “gắn số đăng kí phương tiện không đúng theo quy định” nhưng Tám lại bị xử phạt đến hai lần. Trong trường hợp này Tám chỉ có hai hành vi vi phạm là “gắn số đăng kí phương tiện không đúng theo quy định và không trang bị thiết bị phòng cháy, chữa cháy” nên Tám chỉ bị xử phạt hành chính đối với hai hành vi này.

♦ Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại điều 8, điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

♦ Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự cố bất ngờ, bất khả kháng hoặc vi phạm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2.3. Đối tượng bị xử phạt, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

2.3.1. Đối tượng b x pht vi phm hành chính trong lĩnh vc giao thông đường thy ni địa

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa cũng giống như đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đều là tổ chức hoặc cá nhân14. Theo đó, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định một cách cụ thể bao gồm các đối tượng sau đây:

Ø Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định

Một phần của tài liệu vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa – thực tiễn ở tỉnh trà vinh (Trang 26)