Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội (Trang 26)

a. Tiềm năng kinh tế

Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội như: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy, Tập đoàn Vincom Center Bà Triệu với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.

Kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn quận phát triển nhanh. Hiện trên địa bàn quận có hơn 3.300 doanh nghiệp, trong đó 70% là thương mại, dịch vụ, còn lại là hoạt động công nghiệp. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,5%; doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ tăng hơn15%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 933,841 tỷ đồng.

Trên địa bàn quận có nhiều trung tâm, nhiều trường đại học, cao đẳng như trường đại học Kinh tế Quốc Dân, đại học Bách Khoa, đại học Xây Dựng,.... có tốc độ tăng cơ học cao, nguồn nhân lực dồi dào, là nơi tập trung đông đảo đội ngũ các nhà nghiên cứu giảng dạy, trí thức, đây cũng là lợi thế cơ bản của quận.

Với vai trò đặc biệt quan trọng là trung tâm kinh tế- xã hội quốc gia nên quận Hai Bà Trưng đã, đang và sẽ luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ, UBND và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố.

b. Tình hình đầu tư xây dựng

Với kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ quận Hai Bà Trưng là nơi thu hút các nhà đầu tư xây dựng trong và ngoài nước. Tính đến cuối năm 2013 tổng số dự án nước ngoài trên địa bàn quận là 34 dự án, với tổng số vốn đầu tư 302 triệu USD, bình quân USD, bình quân 9,16 triệu USD/ dự án. Trong đó đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chiếm lớn nhất 50,16% tổng số vốn đầu tư), tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp ( chiếm 49,38%) và nông lâm thủy sản chiếm (0,46%).

Trong những năm gần đây, nhiều công trình, dự án được triển khai, góp phần thực hiện có hiệu quả những chủ trương, định hướng phát triển của thành phố Hà Nội như: cầu Vĩnh Tuy, trung tâm thương mại chợ Mơ, công viên tuổi trẻ thủ đô, khu đô thị Tim City phường Vĩnh Tuy. Quận đã tập trung chỉ đạo thực hiện đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản và công tác gải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm của thành phố và quận trên địa bàn, trong đó tập trung các dự án: Đường vành đai I, vành đai II, dự án thoát nước giai đoạn II, đường Thanh Nhàn, đường vào nghĩa trang Hợp Thiện, các dự án phục vụ xây dựng trạm y tế phường, trường học chuẩn quốc gia,…

Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của quận đạt 96% kế hoạch. Tổ chức lễ khởi công dự án cải tạo và xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ; hoàn thành xây dựng 4/4 trường mần non công lập tại phường Thanh Nhàn và Lê Đại Hành.

Tóm lại, Cùng với những điều kiện thuận thuận lợi trên thì quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa –xã hội của quận Hai Bà Trưng còn gặp phải không ít khó khăn tác động không nhỏ đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội (Trang 26)