Khấu hao máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN THIẾT KẾ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ NGÀNH MAY CHO SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM TAY DÀI NẸP PHỐI (Trang 26)

Ngoài chi phí dụng cụ thiết bị nói trên, thì hằng năm doanh nghiệp cần phải tính đến chi phí sử dụng máy móc nghĩa là khấu hao máy móc mà ta sử dụng. Theo thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính qui định về “Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định” gồm có 3 phương pháp:

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng;

2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; 3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Đối với cơ sở sản xuất của ta khi chọn phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng là hợp lý nhất, và cần phải đi đăng kí với cơ quan cục thuế trực tiệp quản lý để đăng ký trước khi thực hiện trích khấu hao.

Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng như sau:

1. Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm =

của tài sản cố định Thời gian sử dụng

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

GVHD: THS. NGUYỄN NGỌC CHÂU Trang 27 2. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính)

Trong đó khung giờ thời gian sử dụng cho tài sản cố định (máy móc) trong ngành may mặc được quy định là: tối thiểu sử dụng là 10 năm tối đa là 15 năm.

Từ đó ta tính được khấu khao máy móc được như sau: (bảng khấu hao máy móc).

BẢNG KHẤU HAO MÁY MÓC

Mã hàng: TKNX0910 STT Tên máy Thời gian sử dụng tối đa Thời gian đã sử dụng Thời gian còn lại Khấu hao hàng năm (VNĐ)

1 Máy may 1 kim 15 9 6 4,480,000

2 Máy vắt sổ chỉ

MFC_7000 15 10 5 1,800,000

3 Máy 2 kim brother 8453 15 0 15 466,666

4 Máy lộn bâu 15 9 6 1,666,666

5 Máy thùa khuy 15 8 7 1,428,571

6 Máy đính nút 15 8 7 1,428,571

TỔNG / NĂM 11,270,474

CHI PHÍ TRONG 2 NĂM 22,540,948

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN THIẾT KẾ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ NGÀNH MAY CHO SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM TAY DÀI NẸP PHỐI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)