0 20,000 40,000 60,000 80,000 Jul-1 0 Aug -10 Sep- 10 Oct -10 Nov -10 Dec -10 Jan- 11 Feb- 11 Mar -11 Apr -11 May -11 Jun- 11 Bơm ròng Hút ròng
Hình 2.5: Giao dịch qua thị trường mở từ tháng 7/2010 ñến tháng 6/2011 Nguồn: Tổng hợp của NHNN, Bloomberg và Thang Long Securities
Tuy nhiên việc hút vốn ròng cũng tùy theo tình hình thanh khoản của các ngân hàng, có những thời ñiểm NHNN hút ròng liên tục trong nhiều tuần nhưng cũng có thời ñiểm bơm vốn ròng với số lượng lớn ñể hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân
hàng (xem Phụ lục 3: Thống kê diễn biến Bơm – Hút vốn qua OMO của NHNN trong 6 tháng ñầu năm 2011). Dự báo trong những tháng cuối năm 2011, nghiệp vụ
thị trường mở vẫn sẽ là công cụ chính trong việc ñiều hành “chính sách tiền tệ chặt chẽ” của ngân hàng nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát.
Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2)
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ tốc ñộ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán nhằm kiềm chế lạm phát nên trong 06 tháng ñầu năm 2011 lượng tiền (M2) Ngân hàng nhà nước cung ứng ra thị trường mới chỉ tăng 2,33% so với cuối năm 2010 trong khi kế hoạch tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán trong năm 2011 là 15 – 16% và tốc ñộ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán năm 2010 là 25,3%. ðây là mức tăng trưởng rất thấp trong vòng 10 năm trở lại ñây, mức tăng trưởng bình quân trong những năm gần ñây khoảng 25% - 30%, cá biệt năm 2000 tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lên tới hơn 55%, duy nhất chỉ có
năm 2002 là tăng trưởng dưới 20% (xem Hình 2.3 và Hình 2.6), việc NHNN kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán ñã làm suy giảm ñáng kể khả
năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong năm 2011.
-0.33% 2.75% 2.07% 0.98% 1.57% 2.33% -1.00% -0.50% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% Jan- 11 Feb- 11 Mar -11 Apr -11 May -11 Jun- 11 Tăng trưởng M2 so với năm 2010
Hình 2.6: Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) trong 6 tháng ñầu năm 2011
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Với những gì ñã diễn ra trong nửa ñầu năm 2011, dự báo trong nửa cuối năm 2011, cùng với nghiệp vụ thị trường mở thì tổng phương tiện thanh toán vẫn sẽ là hai công cụ chính trong việc ñiều hành “chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng” của NHNN. NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tốc ñộ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2), ñảm bảo lượng cung tiền vừa ñủ cho nền kinh tế.
Tăng trưởng huy ñộng và cho vay
Tính ñến thời ñiểm ngày 10/06/2011, nguồn vốn huy ñộng toàn hệ thống ngân hàng tăng 2,37% so với cuối năm 2010, trong ñó huy ñộng vốn bằng VNð tăng 1,15%, huy ñộng vốn bằng ngoại tệ tăng 8,89%; tín dụng ñối với nền kinh tế tăng 7,05%, trong ñó tín dụng bằng VNð tăng 2,72%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 22,21%. Trong 6 tháng ñầu năm 2011, tốc ñộ tăng trưởng của nguồn vốn huy ñộng toàn hệ thống luôn luôn thấp hơn tốc ñộ tăng trưởng cho vay (xem Hình 2.7). Việc
tăng trưởng huy ñộng vốn thấp hơn tăng trưởng cho vay cho thấy một phần luồng tiền cho vay ra ñã không quay trở lại hệ thống ngân hàng và ñiều này ñã gây áp lực lên thanh khoản của hệ thống ngân hàng do tăng trưởng của nguồn cung thanh khoản không theo kịp tăng trưởng của cầu thanh khoản.
-2.46% 1.90% 1.56% 0.46% 1.40% 2.37% 0.43% 2.71% 3.67% 5.01% 6.07% 7.05% -4.00% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00%
Jan-11 Feb-11 M ar-11 Apr-11 M ay-11 Jun-11
Tăng trưởng huy ñộng so với cuối năm 2010 Tăng trưởng cho vay so với cuối năm 2010
Hình 2.7: Tăng trưởng huy ñộng và cho vay trong 06 tháng ñầu năm 2011 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Nghiệp vụ tái cấp vốn
Nghiệp vụ tái cấp vốn là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ vốn cho các NHTM nhằm mục ñích: hỗ trợ thanh khoản, hỗ trợ nguồn vốn cho vay theo các dự
án ñược tài trợ như: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (JICA), cho vay hỗ trợ khu vực nông nghiệp - nông thôn … Theo thống kê trong 6 tháng ñầu năm 2011, tổng giá trị tái cấp vốn NHNN ñã thực hiện ước ñạt khoảng 70.000 tỷ VNð, ñã hỗ trợ ñáng kể thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc tiếp cận ñược nguồn tái cấp vốn của NHNN là việc không dễ dàng và chỉ một số ít ngân hàng là có thể
tiếp cận ñược nguồn vốn này, ñặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước.
ðấu thầu trái phiếu
là kênh hút tiền về) quan trọng của Chính phủ (Bộ Tài chính). Trong 6 tháng ñầu năm 2011, tổng lượng vốn Chính phủ huy ñộng ñược qua ñấu thầu trái phiếu ñạt 48.392,7 tỷ VNð (vượt kế hoạch gọi thầu 45.000 tỷ VNð trái phiếu trong năm 2011 của Chính phủ) ñã làm suy giảm ñáng kể khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc tỷ lệ phát hành trái phiếu thành công tăng lên (ñặc biệt từ nửa cuối tháng 5/2011 và tháng 6/2011) ñã cho thấy một tín hiệu là tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng ñã có cải thiện so với những tháng ñầu năm 2011, thanh khoản của các ngân hàng tương ñối tốt.
Bên cạnh các yếu tố trên thì cũng có một số yếu tố khác ít nhiều tác ñộng
ñến thanh khoản của hệ thống ngân hàng như:
- Quyết ñịnh mua vào hơn 4 tỷ USD trong tháng 5 và tháng 6 năm 2011 của ngân hàng nhà nước và tính chung trong 6 tháng ñầu năm 2011, ngân hàng nhà nước ñã mua ròng khoảng 3 tỷ USD, ñã hỗ trợñáng kể khả năng thanh khoản VNð
của hệ thống ngân hàng.
- Lãi suất cho vay tăng cao (lãi suất cho vay vào thời ñiểm cuối tháng 6/2011 bình quân khoảng 21% - 25%/năm) ñã làm gia tăng nợ xấu của các ngân hàng qua
ñó gây áp lực lên tình hình thanh khoản của các ngân hàng do nguồn cung thanh khoản bị suy giảm.
- Thị trường bất ñộng sản trầm lắng, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm
ñã làm cho khả năng chuyển hóa các tài sản thành tiền mặt của các ngân hàng càng thêm khó khăn và làm giảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
2.2 Chính sách quản trị thanh khoản của VietAbank
Trước những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt trong việc ñiều hành chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát trong giai ñoạn nửa cuối năm 2010 và nửa ñầu năm 2011 thì ñiểm yếu thanh khoản của các NHTM dần lộ rõ, ñặc biệt là các NHTM vừa và nhỏ. ðể ñảm bảo thanh khoản, các ngân hàng phải tăng cường thu hút nguồn tiền gửi (nguồn cung thanh khoản) từ các nguồn khác nhau.
ðiều này ñã làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao ñột biến, các ngân hàng chạy ñua tăng lãi suất huy ñộng ñể thu hút tiền gửi của khách hàng và có
lẽ cuộc ñua sẽ không có ñiểm dừng nếu Ngân hàng Nhà nước không “tuýt còi” bằng thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy ñịnh mức lãi suất huy ñộng vốn tối ña bằng VNð là 14%/năm. Vậy, ñứng trước những biến ñộng khó lường trên thị trường tiền tệ và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì VietAbank ñã có chính sách quản trị thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản (sau ñây gọi chung là chính sách thanh khoản) như thế nào ñể ñảm bảo thanh khoản cho ngân hàng mình, giữ cho hoạt ñộng kinh doanh của mình ñược an toàn và hiệu quả. Ở phần này, Luận văn xin trình bày về chính sách thanh khoản của VietAbank trong ñiều kiện thị trường tiền tệ như hiện nay.
2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách thanh khoản của
VietAbank
VietAbank ñã ban hành quy ñịnh về quản lý thanh khoản vào tháng 9 năm 2010. Mục ñích của quy ñịnh này nhằm: (i) tuân thủ quy ñịnh của Ngân hàng Nhà nước về quản lý thanh khoản; (ii) ñáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán ñến hạn của toàn hệ thống với chi phí hợp lý, ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng; (iii) giảm thiểu rủi ro thanh khoản thông qua quá trình nhận biết, ước tính, ño lường, theo dõi, kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; (iv) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt ñộng kinh doanh; (v) cải tiến quy trình quản lý thanh khoản theo thông lệ quốc tế. Quy ñịnh về quản lý thanh khoản này có những nguyên tắc cơ bản sau:
- Phòng Nguồn vốn – Hội sở chính quản lý toàn bộ nguồn vốn của hệ thống thông qua cơ chế quản lý và ñiều hành vốn tập trung, do ñó Phòng Nguồn vốn là
ñầu mối quản lý thanh khoản, rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống VietAbank. - Thanh khoản ñược quản lý hàng ngày, thực hiện ñúng các chính sách, quy
ñịnh về hạn mức/giới hạn thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban ALCO. - Hội ñồng quản trị, Ủy ban Quản lý Rủi ro, Ủy ban ALCO phải ñược thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản của ngân hàng.
- Quản lý thanh khoản ñược thực hiện thông qua các quy ñịnh, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức/giới hạn thanh khoản.
tích thanh khoản tĩnh (phân tích các chỉ số thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả…) và phân tích thanh khoản ñộng (các phương pháp dự báo thanh khoản).
- Quản lý thanh khoản thông qua các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt hoặc khủng hoảng thanh khoản.
2.2.2 Các quy ñịnh cụ thể trong chính sách thanh khoản của VietAbank
2.2.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Capital Adequacy Ratios)
Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng phải luôn ñảm bảo tối thiểu bằng 9% theo quy ñịnh tại thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Tỷ lệ an toàn vốn ñược xác ñịnh theo công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn của VietAbank tại thời ñiểm ngày 31/12/2010 là 18,35%
(Phụ lục 4: Tỷ lệ an toàn vốn thời ñiểm 31/12/2010) vượt xa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (9%) theo quy ñịnh của Ngân hàng Nhà nước tại thông tư số 13/2010/TT- NHNN. Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy ñịnh của NHNN ñã ñược xây dựng theo các tiêu chuẩn của Basel 1,2 và thậm chí ñã ñảm bảo yêu cầu theo các
ñiều chỉnh mới của Basel 3 sẽñược thực hiện ñầy ñủ vào năm 2019 (2).
2.2.2.2 Các chỉ số thanh khoản
VietAbank quản lý các chỉ số thanh khoản thông qua việc xác ñịnh và tuân thủ
các hạn mức/giới hạn thanh khoản. Căn cứ tình hình cân ñối nguồn vốn, tình hình thanh khoản trên thị trường và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ, bên cạnh các chỉ số thanh khoản theo quy ñịnh của NHNN bắt buộc phải
ñảm bảo, Ủy ban ALCO quyết ñịnh áp dụng các chỉ số thanh khoản nào là các hạn mức/giới hạn thanh khoản phải ñảm bảo. Các chỉ số thanh khoản thường ñược sử
dụng:
Tỷ lệ dự trữ sơ cấp
(2): Theo tiêu chuẩn của Basel 2, hệ số CAR tối thiểu phải là 8% Tổng tài sản Có rủi ro, trong ñó gồm vốn cấp 1 tối thiểu phải bằng 4% và vốn cấp 2 tối ña bằng 100% vốn cấp 1. Ởñiều chỉnh mới, hệ số CAR theo Basel 3 vẫn ñược giữ nguyên ở mức 8%, nhưng yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) ñược nâng lên từ 4% lên 6% và trong 6% vốn cấp 1 ñó, 4,5% phải là vốn của các cổñông thông thường.
Vốn tự có Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) =
Dự trữ sơ cấp bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. Tỷ lệ dự trữ sơ cấp của ngân hàng tối thiểu phải bằng 5% nhằm ñảm bảo thanh khoản tức thời cho ngân hàng trong những tình huống khách hàng bất ngờ rút tiền. Tỷ lệ dự trữ sơ cấp của VietAbank ở thời ñiểm ngày 31/12/2010 là 37,25%, ở mức trung bình so với các ngân hàng khác (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Bảng thống kê tỷ lệ dự trữ sơ cấp các ngân hàng (thời ñiểm 31/12/2010)
Stt Ngân hàng Dự trữ sơ cấp (Tỷ VNð)
Tiền gửi của khách hàng
(Tỷ VNð)
Tỷ lệ dự trữ sơ cấp (thời ñiểm
31/12/10) I Ngân hàng thương mại nhà nước
1 BIDV 69.152 251.924 27,45%
2 VIETCOMBANK 92.470 209.081 44,23%
3 VIETINBANK 59.283 216.420 27,39%
4 MHB 15.881 23.762 66,83%
II Ngân hàng thương mại cổ phần
5 ACB 47.959 143.185 33,49% 6 AN BÌNH 9.520 25.952 36,68% 7 BẢO VIỆT 4.717 7.291 64,70% 8 EXIMBANK 40.030 79.005 50,67% 9 GIA ðỊNH 2.847 3.903 72,94% 10 HABUBANK 8.076 19.939 40,50% 11 HDBANK 10.085 21.057 47,89% 12 KIÊN LONG 2.217 7.697 28,80% 13 LIÊN VIỆT 6.032 15.399 39,17% 14 QUÂN ðỘI 35.267 71.151 49,57% 15 HÀNG HẢI 31.833 60.822 52,34% 16 NAM Á 3.176 7.121 44,60% 17 NAM VIỆT 5.488 11.410 48,10% 18 PHƯƠNG ðÔNG 5.904 10.787 54,73% 19 OCEAN BANK 19.332 42.338 45,66% 20 PG BANK 2.047 10.705 19,12% 21 SACOMBANK 32.566 103.804 31,37% Dự trữ sơ cấp Tỷ lệ dự trữ sơ cấp = Tiền gửi của khách hàng x 100% (2.2)
22 SAIGONBANK 2.400 9.898 24,25% 23 SCB 8.600 44.033 19,53% 24 SEABANK 14.895 24.807 60,04% 25 SHB 12.343 31.386 39,33% 26 TECHCOMBANK 53.900 95.575 56,40% 27 VIB 27.988 59.564 46,99% 28 VIỆT Á 5.017 13.469 37,25%
29 VIỆT NAM TÍN NGHĨA 5.305 31.019 17,10%
30 WESTERN 1.665 5.721 29,10%
TỶ LỆ TRUNG BÌNH: 41,87%
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính các ngân hàng
Tỷ lệ dự trữ sơ cấp cao, nghĩa là tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, ñảm bảo cho ngân hàng có khả năng ñáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Tỷ lệ dự trữ sơ cấp của VietAbank là 37,25% vượt xa tỷ lệ 5% theo quy ñịnh của nội bộ ngân hàng, nhưng chỉở mức trung bình so với các ngân hàng khác, ñiều ñó chứng tỏ các ngân hàng rất quan tâm ñến vấn ñề thanh khoản tức thời và bản thân các ngân hàng ñã rút ra ñược rất nhiều bài học từ sau cuộc khủng hoảng thanh khoản của ngân hàng ACB vào năm 2003 khi khách hàng ñổ xô rút tiền theo tin ñồn.
Tỷ lệ dự trữ thứ cấp
Dự trữ thứ cấp bao gồm các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như: Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, các loại giấy tờ có giá ñược Chính phủ bảo lãnh và các giấy tờ có giá khác. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp của ngân hàng tối thiểu phải bằng 10%. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển ñổi thành tiền mặt, ñáp ứng nhu cầu thanh khoản trên số dư tiền gửi của khách hàng. Tỷ lệ này ñược xem như là tấm ñệm tài chính của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp của VietAbank tại thời ñiểm ngày 31/12/2010 là 27,32%, ở mức trung bình so với các