V. Các nhận xét bổ xung về cách lập đường bão hoà quanh trụ biên
1. Tính toán đoạn đập có ngưỡng tràn thực dụng.
Trường hợp này các đoạn đập được xem như kết cấu có sườn chống là trụ hay bán trụ (xem hình 2-26a, b). Các đập hai tầng và đập có lỗ xả sâu được tính toán như kết cấu hộp. Khi đó trong mặt cắt tính toán chỉ đưa vào một phần theo chiều cao của các trụ và bán trụ giới hạn bởi mặt phẳng nghiêng 450 so với phương ngang và đi qua điểm đầu và cuối của bản móng (hình 2-31a).
a) b) c)
d)
Tuỳ theo đặc điểm kết cấu của đoạn đập mà có thể đề xuất các sơ đồ tính toán khác nhau và phương pháp tính toán gần đúng tương ứng. Chẳng hạn ta xét việc tính toán tấm móng của một đoạn đập có hai khoang. Đoạn đập (hình 2-31b) được xem như vật cứng tuyệt đối so với đất nền. Ngoài sự uốn chung thì trong tấm móng còn phát sinh sự uốn cục bộ trên các diện tích S1 và S2. Việc tính toán tấm móng và uốn cục bộ có thể thực hiện như đối với tấm gối lên ba cạnh, và có một cạnh tự do ở thượng hay hạ lưu. Các tải trọng cần
Hình 2-31. Sơ đồ tính toán một đoạn đập tràn có ngưỡng thực dụng
a. mặt cắt dọc dòng chảy; b. mặt cắt ngang; c. biểu đồ ứng suất trên mặt cắt B - B khi xét uốn chung(I), uốn cục bộ(II), và uốn tổng cộng(III); d. mặt cắt bằng; p. phản lực nền tính theo phương pháp nén lệch tâm. B B p A - A 45° 45° A A P I II III B - B 2 2 1 1 2 2 1 1 S2 S2 S1 S1
tính đến là: trọng lượng bản thân, phản lực nền, tải trọng nước, áp lực thấm và đẩy nổi từ phía dưới...
Một trong những phương pháp giải bài toán này là phương pháp dầm trực giao. Các tấm được chia thành những dầm dọc có ngàm cứng là trụ giữa và gối tự do là bán trụ (hình 2- 31d). Khi đó cần phải thực hiện điều kiện cân bằng về uốn của dầm ngang và uốn của dầm công xon trung tâm I-I tại các điểm trên mặt cắt ngang của chúng. Theo kết quả tính toán sẽ
xây dựng được các biểu đồ ứng suất tổng cộng bao gồm ứng suất khi tính uốn chung và uốn cục bộ.