1 6,22 3 9,00 - 25,73 2 2,89
Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2009 và website của Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn
Năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động và sự suy giảm kéo dài trong nội bộ nền kinh tế này, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt được mức tăng ấn tượng so với năm 2007. Nguyên nhân khách quan là do giá cao trên thị trường thế giới đặc biệt là mặt hàng dầu thô, trong khi khối lượng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng. Nguyên nhân khác đó là do xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi từ hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết
dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2009 chỉ đạt 6,3 tỉ USD, giảm 25,73% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù được hưởng lợi từ ưu đãi của hiệp định AJCEP có hiệu lực từ cuối năm 2008 và Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam – Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 khiến cho rất nhiều những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật được hưởng ưu đãi thuế quan GSP nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2009 vẫn giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật giảm mạnh, đặc biệt mặt hàng dầu thô.
Năm 2010, mặc dù đã tăng trở lại nhưng mức tăng vẫn chưa cao và vẫn thấp hơn so với năm 2008. Mặc dù nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã có những phục hồi kinh tế rất khả quan thì nền kinh tế Nhật Bản vẫn rất u ám. Tuy đã qua giai đoạn khủng hoảng nhưng trên thực tế, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang phải chịu những hậu quả nặng nề và nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa thực sự tăng cao. Do vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động rất lớn từ những động thái chính sách của Chính phủ Nhật Bản. Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng so với năm 2009 được lý giải do những tác động của hai hiệp định AJCEP và JVEPA khiến cho nhiều mặt hàng được miễn thuế. Tuy nhiên do hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng như dầu thô cũng đã làm giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010.
2.2.3.4 Thị trường Trung Quốc
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Quan hệ thương mại chính ngạch cũng như quan hệ thương mại biên mậu diễn ra ngày càng sôi động. Cùng với Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn về xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc mấy năm trở lại đây có chiều hướng đi lên, bất chấp những khó khăn của kinh tế thế giới và xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc liên
tục đạt tốc độ tăng cao hơn nhập khẩu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,536 tỷ USD, tăng 35,1% so với 2007. Năm 2009, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 4,909 tỷ USD hàng hóa, tăng 8,2% so với năm 2008, trong khi nhập khẩu tương ứng chỉ tăng 5% và đạt 16,441 tỷ USD18. Điểm đáng chú ý là trong năm 2009, hầu hết xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính như Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều giảm thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn dương so với năm trước đó, mặc dù tỉ lệ tăng trưởng có giảm đi nhiều. Nguyên nhân xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng, kể cả trong khủng hoảng là do đồng nhân dân tệ có xu hướng tăng giá so với đồng đô la Mỹ còn đồng Việt Nam lại có xu hướng giảm so với đô la Mỹ. Điều này khiến cho hàng hóa của Việt Nam rẻ tương đối tại thị trường Trung Quốc. Một nguyên nhân khác đó chính là do Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu biên mậu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất cao và hầu như không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng thế giới bởi những mặt hàng chủ yếu được giao dịch tại các cửa khẩu biên giới đều là những mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống hàng ngày.
Hình 2.1: Thương mại với Trung Quốc giai đoạn 2007 -2010
18 http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam.gplist.286.gpopen.183257.gpside.1.gpnewtitle.nhap-sieu-chu-yeu-voi-trung-quoc-lo-hay-khong.asmx
Nguồn: http://vneconomy.vn/20110307122846993P0C10/nhap-sieu-voi- trung-quoc-con-dang-bi.htm
Theo số liệu thống kê năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 7,3 tỷ USD sang thị trường Trung Quốc, chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch của cả nước, tăng 48,88% so với năm 200919. Nguyên nhân xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh là do những lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới được cải thiện nhiều, những diễn biến tỷ giá của đồng nhân dân tệ và đồng Việt Nam tiếp tục có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Bên cạnh đó, hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (AC – FTA) tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân chủ quan khác là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2010 cũng đã có những chuyển biến tích cực. Những mặt hàng có giá trị cao như máy tính và linh kiện điện tử, máy móc thiết bị đều có sự tăng kim ngạch rất ấn tượng.
19http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-
vietnam.gplist.294.gpopen.188708.gpside.1.gpnewtitle.mat-hang-chinh-xuat-khau-sang-trung-quoc-nam- 2010.asmx
2.2.3.5 Thị trường ASEAN
Trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển. Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên ASEAN tính chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9%/năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009. Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường khác thì ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu - EU. Số liệu thống kê cũng cho thấy trong những năm gần đây quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng đạt được sự phát triển khả quan. Trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2008 liên tục tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD, giảm gần 25% so với một năm trước đó. Bước sang năm 2010, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có nhiều tín hiệu lạc quan. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 9,3 tỉ đô la chiếm 13% và tăng 8,26%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu 653 triệu USD20.
Bảng 2.10 Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 2007 - 2010
2007 2008 2009 2010
Kim ngạch xuất khẩu 8,11 10,34 8,59 9,3
Tăng trưởng 22,32% 27,49% -
16,92% 8,26%
Nguồn : Tổng cục Hải quan (http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=17629)
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chưa bền vững, chủ lực chỉ có dầu thô và gạo, đây là 2 mặt hàng có nhiều biến động về giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu thô và gạo trên thị trường thế giới. Tổng trị giá xuất khẩu hai nhóm hàng trên sang thị trường ASEAN chiếm khoảng trên 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này. Trong khi đó, nhiều sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép và thủy sản hiện mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN mà nguyên nhân chủ yếu là do một số nước thành viên lớn của ASEAN cũng có lợi thế sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng tương tự này. Điều đó là cho tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này thiếu ổn định. Năm 2008, do giá gạo và dầu thô trên thị trường thế giới tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này cũng nhờ đó mà tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2009 khi giá của những mặt hàng này giảm xuống thì kim ngạch xuất khẩu cũng theo đó giảm đáng kể. Năm 2010, cùng với sự đi lên về giá của nhiều mặt hàng trên thế giới và kinh tế hồi phục sau khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng trở lại. Tuy nhiên mức tăng không cao so với các khi vực khác như Mỹ hay EU.
2.3 Những nguyên nhân tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian khủng hoảng
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
2.3.1.1 Nhu cầu của thị trường thế giới giảm
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi
vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007 và được coi là đợt suy thoái nghiêm trọng
nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm21. Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất
khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình. Nhìn vào những số liệu về chi phí tiêu dùng cá nhân của người dân Mỹ, có thể nhận thấy rõ ràng rằng, con số này đã giảm một cách đáng kể từ nửa cuối năm 2008 kéo dài một cách trì trệ sang năm 2009 và chỉ có dấu hiệu ổn định vào quý cuối của năm 2009. Điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam, vì đây là thị trường xuất khẩu chính.
21http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch %C3%ADnh_Hoa_K%E1%BB%B3_2007-2009
Hình 2.2: Chỉ số tiêu dùng của người dân Mỹ từ 7/2007 đến 7/2010
Nguồn : http://pragcap.com/the-unfortunate-math-behind-our-economic- plight
Do mối liên hệ mật thiết giữa nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu, cho nên không chỉ Mỹ, mà hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới đều trở lên rối loạn, lâm vào tình trạng lạm phát và điều tất yếu là người dân cắt giảm chi tiêu đáng kể. Thất nghiệp lan tràn trên toàn cầu, hàng triệu người rơi vào tình trạng không có việc làm do sự phá sản của hàng loạt công ty. Và như một điều tất yếu, mất việc làm dẫn đến cắt giảm chi tiêu.
2.3.1.2 Gia tăng các biện pháp bảo hộ của các nước nhập khẩu
Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại dường như đang được dựng lên ở khắp mọi nền kinh tế. Năm 2009, thế giới đã có từ 230 đến 250 vụ điều tra chống bán phá giá, tăng khoảng 20% so với năm 2008. Từ tháng 9-2008 đến tháng 3-2009, các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa ra tới 211 biện pháp bảo hộ bất chấp những cam kết tại hội nghị G20 cũng như các diễn đàn chống bảo hộ thương mại. WTO đã cảnh báo về sự gia tăng điều tra chống bán phá giá, về nguy cơ trỗi dậy của bảo hộ thương mại. Vấn đề này đang
ngày càng nóng lên, nhất là sau khi các nước đưa ra các gói kích thích kinh tế khổng lồ, đồng thời với việc khuyến khích dùng hàng nội địa. Theo WTO, một khi sự hồi phục kinh tế đã rõ ràng, các nước cần ngừng ngay các gói kích thích, trả lại cho thị trường vai trò vốn có của nó trong việc phân định nguồn vốn.
Điều đáng chú ý là bảo hộ thương mại đang biến hóa không ngừng và có xu hướng "đối đầu". Dù cả thế giới đang nói đến hội nhập và tự do thương mại, nhưng trên thực tế, bảo hộ thương mại giữa các quốc gia lại đang trở nên trầm trọng hơn và hình thức bảo hộ cũng đa dạng hơn. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các nước đã sử dụng các biện pháp "bảo hộ tiềm ẩn" dưới hình thức cáo buộc bán phá giá, dưới dạng thuế, trợ cấp, cộng thêm những biện pháp hạn chế phi thuế quan khác... Bên cạnh đó, còn có nhiều hình thức bảo hộ khác như trợ giá xuất khẩu, kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn mang tính địa phương... Trong đó, các biện pháp bảo hộ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm hay các tiêu chuẩn địa phương đang được xem là có hiệu quả.
Riêng đối với Việt Nam, kể từ đầu năm 2008 đến thời điểm tháng 12/2010, Việt Nam đã là bị đơn của 10 vụ kiện chống bán phá giá mà nguyên đơn chủ yếu là Hoa Kỳ. Không những thế, năm 2009, Việt Nam còn là bị đơn của vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa PE khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. EU cũng áp dụng rất nhiều những rào cản thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Những rào cản về xuất xứ, tiêu chuẩn ngoại thương của EU đối với các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ, thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng da giày của Việt Nam là những nguyên nhân làm xuất khẩu Việt Nam suy giảm.
Nếu thời gian trước, hầu hết các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam chỉ tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu mà chúng ta có thế mạnh, hay ở những thị trường lớn, thì nay, đã xuất hiện nhiều vụ kiện với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu không lớn và ở những thị trường mà thị phần của chúng ta còn rất nhỏ. Thêm vào đó, nhiều vụ kiện khi xảy ra làm cho
các doanh nghiệp Việt Nam hết sức bất ngờ bởi họ chưa từng bán phá giá hay được trợ cấp. Họ vẫn kinh doanh bình thường, và không vi phạm pháp luật thương mại nước sở tại và do đó không hiểu tại sao mình bị kiện. Nhiều vụ kiện xuất phát từ những yếu tố chủ quan của bên đi kiện, ví dụ họ đang gặp khó khăn trong cạnh tranh hoặc có chiến lược sử dụng các công cụ kiện này để ngăn chặn hàng nhập khẩu… chứ hoàn toàn không liên quan đến việc hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một xu thế nguy hiểm khi nhiều nước xử dụng các biện pháp phòng về thương mại một cách “thái quá” với quan điểm “đánh chặn”.
Ngoài ra, cách thức sử dụng biện pháp phòng vệ của các nước nhập khẩu cũng cho thấy, đang có một số xu hướng kiện chùm (kiện đồng thời nhiều nước), kiện chống lẩn tránh thuế (kiện một nước để ngăn chặn khả năng lẩn tránh một biện pháp thuế đã áp cho nước khác), kiện domino (nước này kiện được thì nước