So sánh sự đối lập trong quan điểm triết học Đêmôcrít và Platông

Một phần của tài liệu Lịch sử triết học cổ hy lạp là lịch sử đấu tranh giữa đường lối đêmôcrít và đường lối platông (Trang 25 - 28)

-Về bản thể luận:

+ Đêmôcrít đứng trên lập trường duy vật vô thần, ông cho rằng khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, là dạng vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, nó là cơ sở của thế giới, của sự vật hiện tượng. Nguyên tử này không màu, không mùi, không vị, không nóng, không lạnh, nó không khác nhau về chất, nó chỉ khác

nhau về hình dáng, về cấu tạo, về tư thế sắp xếp và các nguyên tử này luôn luôn vận

động trong chân không. Các sự vật hiện tượng khác nhau là do sự liên kết giữa các nguyên tử có hình dáng khác nhau, tư thế khác nhau, cấu tạo khác nhau. Các nguyên tử vận động không ngừng và chính sựđa dạng của các nguyên tử tạo nên sựđa dạng của thế giới sự vật và sự hình thành của vũ trụ

+ Đối lập với Đêmôcrít, Platông đứng trên lập trường duy tâm, ông khẳng

định rằng bản nguyên của thế giới là “thế giới ý niệm”, thế giới ý niệm tồn tại một cách chân thật, vĩnh cửu và bất biến. Ông chia thế giới thành hai bộ phận là thế giới ý niệm và thế giới vật cảm tính. Thế giới ý niệm là thế giới có trước và sinh ra thế

giới vật cảm tính. Thế giới vật cảm tính là thế giới không chân thật, không đúng đắn và luôn luôn thay đổi, là thế giới có sau và là cái bóng của thế giới ý niệm.

- Về con người:

+ Đêmôcrít bác bỏ quan niệm thần thánh sinh ra con người. Ông cho rằng con người xuất hiện trên trái đất là kết quả của sự tiến hóa tự nhiên và linh hồn được cấu tạo từ nguyên tử.

+ Platông thì cho rằng con người gồm thể xác và linh hồn tồn tại độc lập với nhau. Trong đó thể xác được tạo thành từđất, nước, lửa và không khí còn linh hồn do Thượng đế tạo ra và nó là bất tử, tồn tại vĩnh hằng.

- Về nhận thức luận:

+ Đêmôcrít chia nhận thức thành hai dạng: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là dạng nhận thức mờ tối, do giác quan đem lại. Nhận thức lý tính là dạng nhận thức thông qua những phán đoán logic, là dạng trí tuệ. Ông

đã thấy được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính và ông chỉ ra phải bằng nhận thức lý tính thì con người mới phát hiện được nguyên tử tức là

nguồn gốc của thế giới

+ Do Platông cho rằng nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính nên ông cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng của linh hồn về thế giới ý niệm có trước vật chất. Ông cho rằng nhận thức cảm tính chỉ là sự nhận thức cái bóng của ý niệm, chỉ cho ta những quan niệm, chứ không phải là tri thức chân thực. Chỉ có nhận thức lý tính, tức nhận thức khái niệm mới đạt đến tri thức chân thực.

- Về chính trị:

+ Đêmôcrít đứng trên lập trường của phái chủ nô dân chủ, ông vẫn coi chế độ nô lệ là hợp lý, chống lại đường lối Platông.

+ Trong khi đó Platông đưa ra học thuyết về một nhà nước lý tưởng, đó là nhà nước cộng hòa bao gồm 3 đẳng cấp: nhà triết học làm vua, vệ binh bảo vệđất nước và người lao động sản xuất.

Một phần của tài liệu Lịch sử triết học cổ hy lạp là lịch sử đấu tranh giữa đường lối đêmôcrít và đường lối platông (Trang 25 - 28)