Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của tôm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bổ sung các chủng vi khuẩn bacillus sp. khác nhau trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Trang 33)

4.3.1. Trọng lượng

Qua bảng cho thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài và tăng trọng ở các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đặc biệt có sự khác biệt rõ rệt của nghiệm thức B41 và ĐC. Ở nghiệm thức ĐC tăng trưởng là 4.02±0.2 g/con, trong khi ở nghiệm thức B41 tăng trưởng gấp 1,5 lần (6.13±0.1 g/con) so với ĐC. Ở nghiệm thức B2 và ĐC không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Như vậy qua các chỉ tiêu trên đã đánh giá được sự khác biệt giữa các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và nghiệm thức đối chứng.

Trong cùng điều kiện chăm sóc như nhau, nhưng tốc độ tăng trưởng của tôm giữa các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn Bacillus và đối chứng có sự khác biệt. Việc bổ sung vi khuẩn vào bể nhằm cải tạo môi trường nước đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Sự hiện diện của vi khuẩn Bacillus trong bể đã làm giảm các chất gây độc cho tôm, cũng như làm giảm mầm bệnh tấn công. Do việc bổ sung định kì vi khuẩn Bacillus góp phần phân hủy các hợp chất hữu cơ dư thừa trong bể nuôi tôm làm duy trì môi trường nuôi ổn định, kích thích sử dụng thức ăn và sinh trưởng của tôm. Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác có bổ sung vi khuẩn Bacillus, việc bổ sung vi khuẩn hữu ích không chỉ làm tăng khả năng phân giải các chất hữu cơ mà, làm sạch và ổn định môi trường nước mà còn làm tăng năng suất gần gấp hai lần so với ao nuôi không bổ sung vi khuẩn hữu ích.

Bảng 4.1 Tốc độ tăng trọng lượng của tôm

Chiều dài

Bảng 4.2 Tốc độ tăng chiều dài của tôm

Nghiệm

thức Bể số thả (mm/con) TB chiều dài thu (mm/con) TB chiều dài

Tăng trưởng (mm/con) Tăng trưởng TB (mm) ĐC 1 51,55 79,80 28,25 31,63a 2 47,65 80,45 32,80 3 48,20 82,05 33,85 B2 1 48,80 82,70 33,90 34,42b 2 49,75 84,50 34,75 3 49,00 83,60 34,60 B41 1 47,35 91,05 43,70 42,48c 2 48,70 89,95 41,25 3 49,70 92,20 42,50 4.3.2. Tỉ lệ sống tôm nuôi

Tỉ lệ sống của tôm trong thí nghiệm biến động từ 65,53-86,7% có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và nghiệm thức ĐC. Trong hai nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn thì nghiệm thức B41 (86.7±3.1c %) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức B2 (70.0±5.3b %). Việc bổ sung các chủng vi khuẩn hữu ích đã giúp cải thiện được môi trường nước nuôi, giảm thiểu ô nhiễm nền đáy, đồng thời cũng lấn át sự phát triển của các dòng vi khuẩn có hại như Vibrio.

Nghiệm thức TB Trọng lượng thả (g/con) TB Trọng lượng thu (g/con) Tăng trọng (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) ĐC 0.93 4.94 4.02 0.07 0.81a B2 0.96 5.30 4.35 0.07 0.82a B41 0.92 7.05 6.13 0.10 0.87b

Bảng 4.3 Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng trong thí nghiệm Nghiệm thức Bể Số lượng thả Số lượng thu Tỉ lệ sống TLS TB (%) Nghiệm thức ĐC 1 50 31 62% 65,3±3,1a 2 34 68% 3 33 66% Nghiệm thức B2 1 32 64% 70,0±5,3b 2 36 72% 3 37 74% Nghiệm thức B41 1 45 90% 86,7±3,1c 2 43 86% 3 42 84% 4.4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.4.1.Kết luận

Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước được cải thiện rõ rệt ở tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn so với không bổ sung vi khuẩn. Trong 2 chủng có bổ sung vi khuẩn là B2 và B41, hiệu quả của chủng B41 tốt hơn hẳn dựa trên các chỉ tiêu chất lượng nước, tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng. Mật độ tổng vi khuẩn và Vibrio trong nước ở nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn Bacillus luôn thấp hơn nghiệm thức đối chứng.

4.4.2 Đề xuất

Cần có những nghiên cứu tiếp theo về bổ sung vào bể nuôi tôm những mật độ vi khuẩn khác nhau và nuôi tôm ở nhiều mật độ khác nhau.

Cần có những nghiên cứu ở ngoài thực tế, có bổ sung các chủng vi khuẩn hữu ích để tìm ra chủng có khả năng xử lí hiệu quả nhất chất lượng ao nuôi.

Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để định danh các chủng vi khuẩn hữu ích có trong tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. APHA, AWWA, WEF, 2005. Standard method for the examination of water and wastewater (19 th Edidtion). Washington DC, American Public Health Association (APHA).

2. Chanratkool, P., J.F. Turnbull, S.J. Funge-Smith, I.H. Macrae và C. Limsuwan, 1995. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Tái bản lần thứ 4. Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải. Danida-Bộ Thủy Sản 2003. 153 p.

3. Dương Thị Hoàng Oanh và Trương Quốc Phú, 2008. Khả năng kiểm soát sự phát triển của tảo trong bể nuôi tôm sú bằng biện pháp kết tủa phospho. Tạp chí khoa học 2008, p 23-32.

4. Đặng Thi Hoàng Oanh. 2005. Giáo trình Vi Sinh Đại Cương.

5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004. Giáo trình Bệnh học Thủy Sản. Khoa nuôi trồng Thủy Sản, Đại học Nha Trang.

6. Huỳnh Hữu Điền, 2012. Thử nghiệm sản xuất chế phẩm vi sinh từ các dòng Bacillus chọn lọc ở ao nuôi tôm sú thâm canh. Luận văn Đại học. Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

7. http://en.wikipedia.org/wiki/Bacillus.

8. FAO (2008). Fisheries and aquaculture statistic. FAO Yearbook, 220 p. FAO. 2003. Review of wolrd aquaculture. FAO Fisheries Circular No. 886 Rev. 2.

Ferrari, E., Jarnagin, A.S., Schmidt, B.F., 1993. Commecial Production of extracellular enzymes. In: Sonenshein, A.L., Hoch, J.A., Losick, R Bacillus subtilis. Pp.917-937.

9. Lý Thị Thùy Trang, 2013. Xác định môi trường lỏng tối ưu trong bảo quản vi khuẩn Bacillus. Luận văn Đại học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

10. Moriarty, D.J.W. 1998. control of luminous Vibrio species in Penaeid aquacultureponds. Aquaculture 164 : 351-258.

11. Moriarty, D.J.W. 1999. Disease control in shrimp aquaculture with probiotic bacteria.

12. Mai Bé Túy, 2011. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh lên chất lượng nước và vi sinh vật có hại trong xử lí nước thải ao nuôi cá tra (Pangasinodon hypophthalmus). Luận văn Đại học, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.

13. Nguyễn Văn Hảo, 2003. Quản lý sức khỏe tôm nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Lân Dũng, 1983. Thực tập vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại Học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

15. Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú, 2010. Biến động các yếu tố môi trường và mật độ vi khuẩn Bacillus sp trong bể nuôi tôm sú. Trong tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, 2010.

16. Phạm Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Hữu Hiệp, 2010. Biến động mật độ vi khuẩn hữu ích trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh.

17. Phạm Thị Tuyết Ngân 2011. Giáo trình vi sinh học hữu ích. KhoaThuỷ Sản.Trường Đại Học Cần Thơ.

18. Trần Minh Trí. Khảo sát môi trường nuôi cấy Bacillus sinh carotenoid từ các nguồn nguyên liệu rẻ.

19. Tô Minh Châu, 2000. Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất và khảo sát tính đối kháng của vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy trên heo.

20. Tăng Thị Chính và Nguyễn Đình Kim., 2006. Sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm cao sản.

21. Trương Quốc Phú 2011. Giáo trình quản lý chất lượng nước trong thủy sản

22. Vaseeharan, B. and Ramasamy, 2003. Cotrol of pathogenic Vibrio spp by Bacillus subtilis BT23, a possible probiotic treatment for black tiger shrimp (Penaeus monodon).

23. Whetstone, J.M., G.D. Treece, C.L Browdy and A.D. Stokes., 2002. Opportunities and constraints in marine shrimp farming. Southern regional aquaculture centrer (SRAC) publication No. 2600 USDA.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bổ sung các chủng vi khuẩn bacillus sp. khác nhau trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)