Tình trạng vệ sinh nhà ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã mai đình, huyện sóc sơn, thành phố hà nội năm 2011 (Trang 33)

- Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức độ kinh tế (nghèo, không nghèo) [16]

3.3.2.7. Tình trạng vệ sinh nhà ở

Xã Mai Đình là xã có nền kinh tế khá ổn định tuy nhiên vẫn còn có 2,19 % hộ dân vẫn ở trong nhà ẩm thấp, không hợp vệ sinh. Ở những hộ gia đình này, tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy khá cao (72,78%). Hơn thế nữa, việc không sử dụng nhà vệ sinh tự hoại còn làm tăng tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ lên rất cao (90,74 %). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Esrey .SA và cộng sự (1985 ) đã phân tích số liệu ở 67 cuộc điều tra tại 28 nước, thấy rằng việc cải thiện nhà vệ sinh hợp lý, xử lý phân hợp vệ sinh đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy từ 22 – 27%, giảm tỷ lệ chết do tiêu chảy 21 – 30%.[11]

Theo số liệu thống kê của UBND Xã Mai Đình, năm 2011, xã có 98,6% các hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, điều tra thực tế vẫn còn có nhiều hộ gia đình chỉ dùng nước sạch để nấu thức ăn, nước uống, còn dùng nước ao hồ để giặt quần áo, chăn màn và rửa thực phẩm. Tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy tại các hộ gia đình này rất cao (86,67%). Black. RE, Lopez de Roman và cộng sự ( 1989) cho rằng yếu tố nguy cơ chính gây tiêu chảy là do thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. [12]

Tại 4 thôn nghiên cứu, khi điều tra, tôi quan sát thấy hầu như gia đình nào cũng có một vườn rau tại nhà. Và kết quả điều tra cho thấy phần lớn trong số những vườn rau ấy được bón bằng phân tươi. Đây là yếu tố có nguy cơ rất cao làm tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy lên đến mức đáng báo động (97,85%)

3.3.2.8.Thời gian cai sữa và tiêm chủng

Sữa mẹ và vacxin tiêm chủng là hai loại kháng thể rất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, trẻ cai sữa dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ mắc tiêu chảy (86,79%) cao hơn rất nhiều trẻ được cai sữa trên 18 tháng (58,57%). Trẻ tiêm chủng không đủ và đủ nhưng không đúng lịch tỷ lệ mắc bệnh (90,72%) cao hơn so với trẻ được tiêm đủ và đúng lịch

(66,44%). Rõ ràng, thời gian cai sữa và tiêm chủng là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

3.3.2.9.Thói quen rửa tay

Theo nghiên cứu của tác giả Khan M.U trong một chương trình nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy việc rửa tay bằng nước và xà phòng sẽ làm giảm tần suất lây lan của các trường hợp tiêu chảy tại nhà xuống 7 lần [10]. Tuy nhiên, theo điều tra có 84,71% trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 thôn Xã Mai Đình không có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh trong số đó là 89,6%. Tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh còn cao hơn ( 94,12 %) nếu người lớn không có thói quen rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn, rất may là rất ít người lớn không có thói quen này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã mai đình, huyện sóc sơn, thành phố hà nội năm 2011 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)