Sơ đồ website

Một phần của tài liệu Xây dựng website bán hàng của công ty điện thoại di động mạnh hùng (Trang 40)

6. Cấu trúc khóa luận

2.5.Sơ đồ website

Chương trình được thiết kế cho hai đối tượng người dùng là quản trị viên (admin) và khách hàng (user). Do đó tôi xây dựng hai lược sơ đồ website (sitemap) riêng cho hai đối tượng này.

Sitemap phía admin

Quản trị Trang chủ Quản trị viên Quyền quản trị Đăng nhập Sản phẩm Loại sản phẩm Thêm,sửa, xóa admin Thêm, sửa quyền

Thêm, sửa sản phẩm

Thêm, sửa loại

Nhà cung cấp Thêm, sửa NCC

Bình luận Đơn hàng Đổi mật khẩu Cập nhật trạng thái bình luận Cập nhật trạng thái đơn hàng

- 41 -

Hình 2.11. Sitemap phía admin

Sitemap phía User

Trang chủ Sản phẩm Chi tiết sản phẩm Tìm kiếm Đăng ký Liên hệ Hỗ trợ Đăng nhập Giỏ hàng Cập nhật thông tin Xem đơn hàng Đăng xuất

- 42 -

Hình 2.12. Sitemap phía user

CHƢƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM CHƢƠNG TRÌNH 3.1. Cài đặt chƣơng trình

3.1.1. Lựa chọn môi trƣờng cài đặt

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ lập trình web như Microsoft Front Page, Macromedia Dreamweaver, Joomla, … Hầu hết các công cụ này đều có Templates cho phép tạo ra các trang web nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải viết code nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Microsoft đã đưa ra một công cụ lập trình web mạnh có tính bảo mật cao, ứng dụng rất rộng rãi, đó là ASP.NET.Đó là một ngôn ngữ lập trình web dựa trên công nghệ .NET Framework – đây là một công nghệ mới và mạnh được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới.Cùng với SQL Server, ASP.NET đã tạo ra một cuộc cách mạng về ngôn ngữ lập trình và lưu trữ dữ liệu. Đối với chương trình này, để đáp ứng yêu cầu bảo mật và lưu trữ dữ liệu lớn, môi trường cài đặt phù hợp nhất là ASP.NET trong bộ công cụ Visual Studio 2008, trong đó ngôn ngữ lập trình được chọn là C# và hệ quản trị CSDL là SQL Server 2005.

3.1.2. Tiếp cận công nghệ ASP.NET và SQL Server a. ASP.NET

Tổng quan về ASP.NET

ASP.NET được thiết kế để tương thích với các phiên bản ASP trước đó của Microsoft, cho nên chúng ta có thể phát triển ASP chung với ASP.NET

Đăng xuất

Đăng ký

- 43 -

trên cùng một máy chủ mà không cần phải thay đổi cấu hình ứng dụng. ASP.NET được biên dịch dựa trên môi trường .NET cho phép tạo ra các ứng dụng trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào có hỗ trợ .NET như VB.NET,C#.NET,… (ASP.NET hỗ trợ đến 26 ngôn ngữ lập trình).

ASP.NET được thiết kế tương tự như trình soạn thảo HTML với WYSIWYG và các công cụ lập trình khác, bao gồm có Visual Studio cho phép phát triển các ứng dụng dễ dàng hơn.

Độc lập ngôn ngữ: ASP.NET cho phép biên dịch không phụ thuộc vào ngôn ngữ, thực hiện việc tối ưu với các ngôn ngữ khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng Visual Basic, C++, C#,…

Dễ phát triển: ASP.NET cho phép khai báo và viết mã đơn giản, được tổ chức theo một cấu trúc thuận tiện cho nhà phát triển, đó là việc tách mã chương trình và mã giao diện thành hai phần riêng biệt.

Tính mềm dẻo và khả năng nâng cấp: ASP.NET là hướng đối tượng, do đó chúng ta có thể kiểm soát được các đối tượng trong chương trình như hiển thị dữ liệu và các sự kiện của đối tượng. Hơn nữa ASP.NET được biên dịch trước khi sử dụng nên không phụ thuộc vào việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình.

Hỗ trợ nhiều trình duyệt: Các ứng dụng ASP.NET chạy được trên tất cả các trình duyệt web.

Yêu cầu về phần cứng và phần mềm

Hiện nay ứng dụng ASP.NET được Microsoft phát triển với nhiều phiên bản: 1.0, 1.1, 2.0, 3.0, 3.5, 4.0. Tương ứng với mỗi phiên bản ứng dụng là một bộ phần mềm ứng dụng đi kèm để phát triển.

Các phiên bản ASP.NET đều tương thích với Windows từ Windows 2000 và Win XP trở lên là những hệ điều hành hỗ trợ tốt cho môi trường phát triển ứng dụng. Lý do là vì các phiên bản Windows hỗ trợ Unicode và có thể cài đặt IIS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 44 -

Trong đề tài lần này, tôi sử dụng phiên bản ASP.NET 3.5 tương ứng với bộ phần mềm Visual Studio 2008. Ngoài lý do là ASP.NET 3.5 có nhiều tính năng mới vượt trội so với ASP.NET 2.0 như AJAX, các Control, Assembly mới, Dynamic Data, MVC thì bộ công cụ lập trình Visual Studio 2008 cũng hỗ trợ nhiều cho việc xây dựng ứng dụng web.

Tương ứng với các phần mềm trên, yêu cầu về phần cứng đối với máy tính như sau: Mức tối thiểu yêu cầu phần cứng là bộ xử lý Pentium II, RAM 246MB. HĐ còn trống 5GB. Do chương trình sử dụng lớp HugeInteger xử lý số nguyên lớn tự xây dựng có độ phức tạp tính toán lớn nên yêu cầu phần cứng máy tính có cấu hình mạnh với bộ vi xử lý tốc độ cao, dung lượng RAM cùng ổ cứng nên lớn hơn mức tối thiểu.

b. SQL Server

Tổng quan về SQL Server

Hiện nay có một số hệ quản trị CSDL như My SQL, SQL Server, Oracle, Access.Mỗi hệ quản trị với những ưu – nhược điểm riêng được dùng với những mục đích về lưu trữ và xử lý dữ liệu ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung với xu thế hiện nay hệ quản trị My SQL và SQL Server chiếm tỉ lệ cao trong các ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng web – đòi hỏi việc lưu trữ và xử lý dữ liệu kích thước lớn.

Yêu cầu cài đặt

Hiện tại hệ quản trị CSDL SQL Server 2005 có một số phiên bản với các yêu cầu về cấu hình máy như sau:

Enterprise: Không giới hạn về số lượng CPU và kích thước Database, không giới hạn RAM.

Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ tối đa 4CPU. Phiên bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp.

- 45 -

Workgroup: Tương tự như Standard nhưng chỉ hỗ trợ tối đa 2CPU và 3Gb RAM.

Express: Bản miễn phí hỗ trợ 1 CPU, 1 GB RAM và kích thước Database tối đa 4GB.

Trong đề tài này, tôi sử dụng hệ quản trị CSDL SQL Server 2005 Express vì đây là một hệ quản trị CSDL rất mạnh, dễ sử dụng, nhẹ, cài đặt dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Để cài đặt SQL Server 2005 Express, trước hết máy tính phải cài MSXML 6.0.

3.2. Triển khai và thử nghiệm chƣơng trình3.2.1. Triển khai ứng dụng 3.2.1. Triển khai ứng dụng

Ứng dụng được triển khai trên máy tính cá nhân (sử dụng localhost).Để triển khai ứng dụng trên localhost, trước hết phải cài đặt IIS trên máy tính, sau đó cấu hình website trên Web server.

Sau khi hoàn tất, mở trình duyệt web và gõ vào địa chỉ :http://localhost. Giao diện trang web xuất hiện như hình dưới.

- 46 -

3.2.2. Thử nghiệm chƣơng trình

Hệ thống website được chia thành hai phần chức năng: Chức năng dành cho user và chức năng dành cho Admin.

a. Chức năng dành cho user

Các user chưa có tài khoản (khách)

Một người dùng khi chưa có tài khoản đăng nhập tại website sẽ có các chức năng sau:

+ Xem tất cả sản phẩm (trang chủ, sản phẩm, sản phẩm mới).

Hình 3.2. Giao diện trang sản phẩm

- 47 -

Hình 3.3. Tìm kiếm sản phẩm theo loại, giá, NCC

Hình 3.4. Tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa

 Xem thông tin chi tiết một sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.5. Chi tiết sản phẩm

- 48 -

Hình 3.6. Trang đăng ký tài khoản

Tại đây người dùng nhập các thông tin đăng ký, trong đó có những trường bắt buộc như: tên đăng nhập, mật khẩu, email...

Các user đã có tài khoản (khách hàng)

Một người dùng sau khi đã đăng ký tài khoản tại website thì trở thành khách hàng và được phép sử dụng các chức năng dịch vụ của website (ngoài các chức năng đối với người chưa có tài khoản):

+ Đăng nhập

- 49 -

Nếu user đã có tài khoản nhưng quên mật khẩu thì nhấp vào link “quên mật khẩu” trên form đăng nhập. Một trang mới xuất hiện yêu cầu nhập email đã dùng để đăng ký. Sau đó hệ thống sẽ tự động gửi một email đến địa chỉ này, trong đó có ghi mật khẩu mới cấp. Ở lần đăng nhập tiếp theo, user đăng nhập bằng mật khẩu này.

Hình 3.8. Giao diện lấy lại mật khẩu

+ Chỉnh sửa hồ sơ cá nhân

Đối với chức năng này, user vào trang thông tin cá nhân rồi chọn đổi mật khẩu hoặc thay đổi thông tin.

Hình 3.9. Đổi mật khẩu

User cần phải nhập lại đúng mật khẩu cũ và mật khẩu mới.Sau khi hoàn tất, user có thể đăng nhập lại bằng mật khẩu mới.

- 50 -

Hình 3.10. Sửa thông tin cá nhân

User chọn đổi thông tin cá nhân để hoàn tất các phần còn thiếu khi đăng ký hoặc chỉnh sửa thông tin.Sau khi hoàn thành, click nút “Cập nhật”.

- 51 -

Hình 3.11. Đăng bình luận về sản phẩm

Mặc định email dùng để đăng bình luận của user là email dùng để đăng ký. Trong trường hợp user muốn dùng mail khác có thể ấn vào “Mail khác”. Nội dung của bình luận sẽ được gửi đến Server để chờ Admin xem xét và duyệt. Nếu bình luận có những nội dung không phù hợp thì sẽ không được duyệt.

- 52 -

Hình 3.12. Giỏ hàng

Tại trang chi tiết sản phẩm, nếu chọn được sản phẩm muốn mua, user click vào nút “thêm vào giỏ”, sau đó sẽ tự động chuyển đến trang giỏ hàng của user.Tại đây user có thể chọn tiếp tục mua hàng hoặc cập nhật lại số lượng sản phẩm, xóa bỏ một số hoặc tất cả sản phẩm trong giỏ hàng.Sau khi hoàn tất, user click nút “Thanh toán” để chuyển đến trang đặt hàng.

+ Xem các đơn hàng đã đặt

Hình 3.13. Lịch sử mua hàng

Khách hàng có thể xem lại tất cả các đơn hàng đã đặt thông qua lịch sử mua hàng, đồng thời cũng có thể tìm kiếm đơn hàng theo mã hoặc theo ngày đặt hàng.

- 53 -

Hình 3.14. Tìm kiếm đơn hàng theo mã

Hình 3.15. Tìm kiếm đơn hàng theo ngày đặt hàng

b. Chức năng dành cho Admin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống thực hiện phân quyền cho ba đối tượng quản trị với các quyền tương ứng là quản trị viên chính (giữ toàn quyền quản trị), quản lý sản phẩm (quản lý tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm: loại, NCC, sản phẩm, bình luận) và quản lý đơn hàng (xử lý đơn hàng đã đặt).

Để truy cập vào quản trị, người dùng gõ địa chỉ sau vào trình duyệt: http://localhost/admin.

Các admin cũng có quyền thay đổi mật khẩu.Chức năng này tương tự như đối với user.

Hình 3.16. Giao diện đăng nhập (admin)

Sau khi đăng nhập, nội dung trang chủ của quản trị viên sẽ xuất hiện tương ứng với quyền của quản trị viên.Nếu là quản trị viên chính, tại trang

- 54 -

chủ sẽ hiển thị danh sách các bình luận chưa duyệt và đơn hàng mới.Nếu là admin quản lý sản phẩm thì trang chủ hiển thị danh sách bình luận chưa duyệt, hiển thị danh sách đơn hàng mới nếu là admin quản lý đơn hàng.

Menu phải là các chức năng tương ứng với quyền của admin.

Hình 3.17. Giao diện trang chủ của quản trị viên chính

+ Quản lý quyền quản trị

Hình 3.18. Chức năng quản lý quyền quản trị

Đây là chức năng quản lý của quản trị viên chính.Admin giữ vai trò quản trị viên chính có quyền thêm, sửa, xóa quyền.

- 55 - + Quản lý quản trị viên

Hình 3.19. Chức năng quản lý quản trị viên

Đây cũng là chức năng chuyên biệt của quản trị viên chính. Admin có quyền thêm, sửa thông tin (cập nhật quyền) của quản trị viên khác.

+ Quản lý chủng loại (loại sản phẩm)

Hình 3.20. Chức năng quản lý loại sản phẩm

Các admin giữ quyền quản trị viên chính và quản lý sản phẩm có thể thêm, sửa thông tin về loại sản phẩm.

- 56 - + Quản lý NCC

Tương tự như quản lý chủng loại, các admin là quản trị viên chính và quản lý sản phẩm có quyền thêm mới, chỉnh sửa thông tin về NCC.

Hình 3.21. Danh sách NCC

Hình 3.22. Thêm mới NCC

+ Quản lý sản phẩm

Chức năng này cho phép các Admin là quản trị viên chính và quản lý sản phẩm được phép thêm mới sản phẩm, cập nhật thông tin sản phẩm, tìm sản phẩm (theo loại, NCC, mã), xem tất cả sản phẩm và thống kê sản phẩm.

- 57 -

Hình 3.23. Thêm mới sản phẩm

- 58 -

Hình 3.25. Tìm kiếm sản phẩm theo loại

- 59 -

Hình 3.27. Thống kê sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quản lý bình luận

Chức năng này cho phép các admin là quản trị viên chính và quản lý sản phẩm được phép xem danh sách tất cả các bình luận về sản phẩm, duyệt các bình luận mới về sản phẩm hoặc xóa nếu nó có nội dung không phù hợp.Đồng thời các admin cũng có thể tìm kiếm các bình luận về một sản phẩm nào đó.

- 60 -

Hình 3.29. Cập nhật trạng thái bình luận

Hình 3.30. Tìm kiếm bình luận theo mã sản phẩm

+ Quản lý đơn hàng

Đây là chức năng dành cho quản trị viên chính và quản trị viên có quyền quản lý đơn hàng. Tại đây admin có quyền xem các đơn hàng xếp theo tình trạng (đơn hàng mới, đang xử lý, đã xử lý), xem tất cả các đơn hàng, thực hiện tìm kiếm và thống kê đơn hàng.

Đơn hàng mới là các đơn hàng vừa đặt, chưa được xác thực.

Đơn hàng đang xử lý là các đơn hàng đã xác thực và đang thực hiện giao hàng.

Đơn hàng đã xử lý là các đơn hàng đã thực hiện giao hàng thành công.

- 61 -

Hình 3.32. Thống kê đơn hàng

3.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm chƣơng trình

Qua việc kiểm thử chương trình trên localhost, nhìn chung chương trình đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra:

Về cơ sở dữ liệu: chương trình đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối hoàn thiện để quản lý thông tin hệ thống, lưu trữ các thông tin khách hàng, sản phẩm, đơn hàng,…

Về chức năng: Chương trình đã xây dựng được đầy đủ các chức năng cơ bản của một website bán hàng trực tuyến đối với người dùng: đăng ký, đăng nhập, xem thông tin sản phẩm, giỏ hàng, đặt hàng, quản lý tài khoản và đơn hàng, đăng bình luận về sản phẩm,… và các chức năng quản trị đối với quản trị viên: quản lý quyền quản trị, quản trị viên, nhà cung cấp, loại, sản phẩm, bình luận, đơn hàng và thực hiện phân quyền đối với các quản trị viên để thực hiện các chức năng tương ứng.

Về giao diện: Giao diện phía khách hàng trình bày rõ ràng, dễ sử dụng, thân thiện, có sử dụng CSS để thiết kế nên giao diện phía khách hàng khiến giao diện đẹp, thân thiện và khoa học. Giao diện phía quản trị viên cũng sử

- 62 -

dụng CSS và Photoshop nên thân thiện, dễ sử dụng, trình bày khoa học, dễ dàng quản lý và tìm kiếm.

Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã làm được, chương trình vẫn còn tồn tại một số hạn chế: thông tin chi tiết về sản phẩm chưa đầy đủ (thiếu các thông số kỹ thuật, thông tin khuyến mãi), do kiến thức về thiết kế web còn hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả của việc sử dụng Flash, Photoshop, CSS vào thiết kế để giao diện đẹp mắt và hấp dẫn hơn.

- 63 -

KẾT LUẬN

1. Những kết quả đạt được

Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo TS.Trịnh Đình Vinh, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình và thu được một số kết quả đáng ghi nhận về lý thuyết cũng như thực nghiệm. Qua việc thực hiện nghiên cứu lý thuyết cũng như đi vào thực nghiệm thiết kế chương trình, em rút ra một số kết luận như sau:

Đề tài không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý thuyết về thiết kế mô hình mà còn đi vào thực nghiệm với việc thiết kế website bán ĐTDĐ trực

Một phần của tài liệu Xây dựng website bán hàng của công ty điện thoại di động mạnh hùng (Trang 40)